Nguyên nhân thành công:

Một phần của tài liệu Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp trung quốc từ năm 1992 đến năm 2008 (Trang 70 - 73)

Công cuộc hiện đại hoá nông thôn Trung Quốc đạt đợc những thành tựu trên chính là nhờ vào nhận thức và quyết tâm của lãnh đạo chính quyền các cấp ở Trung Quốc, nhờ vào chính sách giải phóng sức sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, sự phát triển đa dạng hoá ngành nghề nông nghiệp, phát triển khoa học kỹ thuật nông thôn, đẩy mạnh đầu t cho nông nghiệp nông thôn, thực hiện dân chủ cơ sở cũng góp phần quan trọng.

Trong lịch sử phát triển nông nghiệp Trung Quốc gần 60 năm qua, thời kỳ khi nhà nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa mới thành lập Chính phủ đã có cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp nên dù trong điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật còn rất hạn chế, nông nghiệp đã khôi phục nhanh chóng và bớc đầu phát triển.

Thời kỳ từ cuối những năm 50 đến cuối những năm 70, nông nghiệp Trung Quốc lâm vào tình trạng sa sút, trì trệ, khủng hoảng là do đờng lối chính sách nông nghiệp có những sai lầm, chủ quan duy ý chí: đại nhảy vọt, công xã nhân dân, lấy “nhất đại nhị công” làm cơ sở.

Từ năm 1978, Trung Quốc đã tìm ra cơ chế, chính sách quản lý nông nghiệp mới, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách quan, đi vào cải cách, thực hiện khoán trách nhiệm đến từng hộ nông dân đi đôi với cải cách chính sách giá cả và cơ chế lu thông nông sản đã tạo ra sức mạnh giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp tăng trởng và phát triển. Trung Quốc cũng đã chủ trơng xây dựng các xí nghiệp hơng trấn để phát triển công nghiệp nông

thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bớc sang thế kỷ XXI, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn càng đ- ợc Chính phủ Trung Quốc quan tâm và đặt lên vị trí hàng đầu. Chính Hồ Cẩm Đào đã chỉ ra: “Trung Quốc có 1,3 tỷ dân, đa số là ngời dân nông thôn. Nông nghiệp và nông thôn không phát triển đợc, đời sống của ngời nông dân không đợc cải thiện rõ rệt, chúng ta không thể thực hiện đợc mục tiêu xây dựng xã hội khá giả, không thể thực hiện đợc hiện đại hoá cả nớc, không thể thực hiện đợc toàn dân cùng giàu có, không thể giữ ổn định lâu dài đợc” [20,11]. Bốn điều không thể này cho thấy tầm quan trọng và tính cấp bách của nông nghiệp, nông thôn, nông dân và giải quyết vấn đề “tam nông” đã trở thành “quan trọng trong những vấn đề quan trọng” trong toàn bộ công tác của Trung ơng Đảng Cộng sản và Quốc vụ viện Trung Quốc.

Trong liên tục bốn năm từ 2004 đến 2007, Trung ơng Đảng Cộng sản, Quốc vụ viện đã liên tục công bố 4 văn kiện số 1, đa ra hàng loạt những chính sách hỗ trợ và có lợi cho “tam nông”: văn kiện số 1 năm 2004 chủ yếu là thúc đẩy tăng thu nhập của ngời nông dân, nhằm vào vấn đề hạt nhân trong công tác “tam nông”; văn kiện số 1 năm 2005 chủ yếu là nâng cao sức sản xuất tổng hợp của nông nghiệp; văn kiện số 1 năm 2006 chủ yếu là thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, nhằm vào vấn đề căn bản của việc xây dựng xã hội khá giả toàn diện ở nông thôn; văn kiện số 1 năm 2007 chủ yếu là phát triển nông nghiệp hiện đại, nhằm vào vấn dề trọng yếu của việc xây dựng nông thôn. Chính phủ Trung Quốc đã coi việc giải quyết vấn đề “tam nông” là “quan trọng trong những vấn đề quan trọng”, xác định rõ phơng sách phát triển cơ bản nhịp nhàng giữa thành thị và nông thôn, đa ra phán đoán cơ bản về tổng thể Trung Quốc đã đến giai đoạn phát triển “lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp”, “thành phố lôi kéo nông thôn”, đặt ra phơng châm “công nghiệp quay lại phát triển nông nghiệp”, “thành phố trợ giúp nông thôn” và “cho nhiều, lấy ít”. Bên cạnh đó, chính phủ đã từng bớc kiện toàn chế độ trợ cấp giúp đỡ đối với nông nghiệp, bao gồm mở rộng mức độ trợ cấp giống tốt, mở rộng phạm vi trợ cấp và chủng loại; mở rộng quy mô trợ cấp mua máy móc nông nghiệp; mở rộng mức độ trợ cấp tổng hợp t liệu sản xuất nông nghiệp. Đồng thời còn đặt ra chính sách khuyến khích hởng trợ cấp đối với các huyện sản xuất lơng thực chủ yếu và những huyện tài chính khó khăn, thực hiện

chính sách điều tiết giá thu mua thấp nhất đối với các loại lơng thực trọng điểm, nhấn mạnh những chính sách trợ giúp việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, xây dựng chính sách thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp xã hội nông thôn.

Năm 2006, Trung Quốc đã chi một khoản tài chính là 339,7 tỷ NDT cho công tác “tam nông”, tăng 42,2 tỷ NDT so với năm 2005. Những biện pháp chính sách của trung ơng chủ yếu là giảm thu thuế và tăng chi tài chính lu chuyển, trong đó miễn giảm thuế nông nghiệp thuộc dạng giảm thuế, còn lại đều thuộc dạng tăng chi tài chính lu chuyển. Theo tính toán, miễn giảm thuế nông nghiệp tơng đơng với giảm 55 tỷ NDT thu nhập từ thuế, các khoản Trung ơng chi tài chính lu chuyển khác khoảng 78 tỷ NDT. Việc thực hiện hai chính sách hỗ trợ “tamnông” này có hiệu quả rõ rệt đối với việc nâng cao thu nhập của nông dân, kích thích tiêu dùng, hạn chế đầu t, duy trì tăng trởng kinh tế ổn định.

Năm 2007, Trung Quốc lại đa ra “3 nguyên tắc tiếp tục cao hơn”: lợng tăng đầu t tài chính cho nông nghiệp phải tiếp tục cao hơn năm trớc; lợng tăng đầu t tài sản cố định ở nông thôn tiếp tục cao hơn năm trớc; lợng tăng thu nhập từ chuyển nhợng đất đai dùng vào xây dựng nông thôn phải tiếp tục cao hơn năm trớc. Do vậy, Uỷ ban cải cách phát triển nhà nớc tích cực điều chỉnh kết cấu đầu t: trong cả năm Trung ơng đầu t khoảng 62 tỷ NDT vào các việc nh nông, lâm, khí tợng thuỷ văn, xoá đói giảm nghèo, cải tạo đờng ở nông thôn, xây dựng cơ sở điện lực ở nông thôn, xây dựng thị trờng nông sản phẩm, phát triển sự nghiệp xã hội ở nông thôn và xây dựng chính quyền cơ sở ở nông thôn, mức đầu t này so với năm trớc tăng hơn 9 tỷ NDT: đầu t hơn 36 tỷ NDT vào việc hỗ trợ sản xuất lơng thực, giáo dục ở nông thôn, phát triển y tế, văn hoá, so với năm trớc tăng khoảng 5 tỷ NDT.

Để giải phóng sức lao động d thừa ở nông thôn và đảm bảo quyền lợi cho những ngời nông dân ra thành phố làm việc, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp tích cực để thực hiện vấn đề này. năm 2006, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đa ra văn kiện số 5 bảo đảm quyền lợi của nông dân ra thành phố làm thuê, xây dựng chế độ hội nghị liên tịch bảo vệ quyền lợi ngời nông dân ra thành phố làm thuê gồm hơn 30 bộ ngành tham gia. Việc bảo vệ quyền lợi ngời nông dân ra thành phố làm thuê trên các phơng diện nh hợp

đồng lao động, mức lơng, cải thiện môi trờng lao động, giải quyết cho con em họ đợc đến trờng và bảo hiểm y tế đã thu đợc những tiến triển mới. Thu nhập bình quân đầu ngời hàng tháng của ngời nông dân ra thành thị làm thuê năm 2006 là 958 NDT, số ngời nông dân ra thành phố làm thuê tham gia bảo hiểm thơng vong trong lao động và bảo hiểm y tế lần lợt là 25,38 triệu và 23,67 triệu ngời [20,6]. Những chính sách đúng đắn, các chủ trơng kịp thời của

Một phần của tài liệu Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp trung quốc từ năm 1992 đến năm 2008 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w