Xã hội nông thôn có nhiều biến chuyển.

Một phần của tài liệu Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp trung quốc từ năm 1992 đến năm 2008 (Trang 66 - 70)

Cùng với những thành tựu nổi bật về kinh tế nông thôn Trung Quốc trong quá trình hiện đại hoá, xã hội Trung Quốc cũng có nhiều biến chuyển

lớn lao, bộ mặt nông thôn Trung Quốc có nhiều thay đổi theo chiều hóng tích cực, phát triển sôi động.

Sự phát triển của các ngành phi nông nghiệp đã góp phần quan trọng, tạo động lực đẩy nhanh quá trình đô thị hoá ở nông thôn Trung Quốc. Từ năm 1992 đến năm 2008, quá trình đô thị hoá nông thôn đợc xem nh là đặc trng nổi bật của sự nghiệp hiện đại hoá nông thôn ở Trung Quốc. Đây là quá trình nhằm xây dựng các khu dân c theo mô hình mới cho nông dân, gọi là các làng kiểu thành thị hoặc những thành phố nhỏ của nông dân mà nguồn vốn để xây dựng nó chủ yếu dựa vào nguồn lực do nông dân đóng góp. Một trong những khu dân c mới cho nông dân nổi tiếng đợc xây dựng trong những năm Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa là “thành phố nông dân” đầu tiên ở Luân Giang (tỉnh Chiết Giang). Quá trình hình thành, thực trạng và triển vọng phát triển của nó đợc coi nh mô hình kiểu mẫu trong việc tìm kiếm giải pháp và hình thức để hiện đại hoá nông thôn Trung Quốc từ cuối những năm 90 đến đầu thế kỷ XXI. Năm 1994, số thành phố có trên 500 nghìn dân ở nông thôn Trung Quốc đã lên tới 74, thành phố cỡ vừa có 173, số thị trấn, thị xã lên tới 55.000 [9,26]. Năm 2000, mức độ đô thị hoá ở nông thôn là 36,08%, số thành phố lên tới 643, trong đó có 4 thành phố trực thuộc trung ơng, 15 thành phố cấp tỉnh, 222 thành phố địa phơng, 400 thành phố cấp huyện; có 13 thành phố có số dân trên 2 triệu ngời, 27 thành phố có số dân từ 1-2 triệu, 53 thành phố có số dân từ 500 nghìn đến 1 triệu ngời, 218 thành phố có số dân từ 200-500 nghìn ngời [9,27]. Cuối những năm 90, các chơng trình xây dựng thành phố nông thôn mang tính chất thử nghiệm đã lên tới con số 100. Trong số này, có ba mô hình nổi bật và hấp dẫn hơn cả: đó là mô hình Tô Nam (Giang Tô), mô hình Ôn Châu (Chiết Giang) và mô hình Phú An (An Huy). Tại các thành phố này, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sản phẩm của nông thôn (ở Tô Nam chỉ chiếm 15%) trong khi đó lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cao hơn rất nhiều. Tổng công suất máy móc và các phơng tiện cơ giới đợc đa vào sử dụng nhiều, chẳng hạn nh ở Tô Nam đã vợt 40% so với mức trung bình của cả nớc. Tốc độ tăng trung bình hàng năm của của sản xuất nông nghiệp là 17% trong khi đó mức tăng nông nghiệp chung của cả n- ớc hằng năm là 4% [16,15]. Có đợc những kết quả trên, trớc hết phải kể đến sự hỗ trợ tài chính từ các xí nghiệp hơng trấn đang phát triển mạnh mẽ tại các khu vực này. Nh vậy, tiến trình đô thị hoá nông thôn đã đã tạo tiền đề tốt để

thực hiện nhất thể hoá thành thị nông thôn, đẩy nhanh quá trình chuyển biến từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, làm cho nông thôn không còn khép kín, phát triển sôi động hơn.

Mức sống của ngời nông dân cũng đợc nâng lên rõ rệt. Năm 2004 thu nhập bình quân đầu ngời của nông dân cả nớc là 2.936 NDT, sau khi khấu trừ nhân tố giá cả thực tế tăng trởng 6,8%; thu nhập bình quân đầu ngời của nông dân cả nớc năm 2005 là 3.255 NDT, mức tăng trởng thực tế là 6,2%; thu nhập bình quân đầu ngời cả nớc năm 2006 tăng 332 NDT so với năm 2005, đạt 3.587 NDT, mức tăng thực tế là 7,4% [20,14]. Nguồn thu nhập của nông dân là thu nhập từ tiền lơng và thu nhập từ kinh doanh gia đình. Trong 3254 NDT thu nhập bình quân đầu ngời của nông dân năm 2005, thu nhập từ tiền lơng là 1.175 NDT, thu nhập kinh doanh gia đình là 1.845 NDT. Do việc tăng số lợng nông dân ra ngoài làm thuê và mức lơng tăng lên, do vậy thu nhập từ tiền lơng của nông dân có xu hớng tăng lên. Nh vậy việc nông dân ra thành phố làm thuê cũng là một biện pháp tốt để thực hiện chuyển dịch sức lao động d thừa ở nông thôn ra thành phố, giải quyết vấn đề d thừa sức lao động ở nông thôn Trung Quốc hiện nay, nếu nh quyền lợi cơ bản của họ đợc đảm bảo.

Công tác xoá đói giảm nghèo cũng có nhiều tiến triển mới. Năm 2005, dựa vào tiêu chuẩn mức thu nhập bình quân đầu ngời thấp hơn 683NDT, thì số nghèo khó cuối năm là 23,65 triệu ngời, giảm 2.450 nghìn ngời so với năm 2004; dựa vào tiêu chuẩn bình quân đầu ngời là 944 NDT thì dân số có thu nhập thấp ở nông thôn cuối năm 2005 là 40,67 triệu ngời, giảm 9,1 triệu ngời so với năm 2004. Đến cuối năm 2006, trong cả nớc đã có 2.133 huyện xây dựng chế độ đảm bảo mức sống tối thiểu ở nông thôn. Dân số nghèo khổ ở nông thôn giảm xuống còn 21,48 triệu ngời, dân số có thu nhập thấp giảm xuống còn 35,5 triệu ngời [20,15]. Mặc dù dân số nghèo khổ ở nông thôn và dân số có thu nhập thấp tiếp tục giảm xuống nhng mức chênh lệch thu nhập trong nội bộ c dân nông thôn Trung Quốc vẫn còn cao.

Vấn đề giáo dục và an sinh xã hội nông thôn có nhiều đổi mới và đạt đ- ợc nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2006, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách cơ chế đảm bảo kinh phí giáo dục nghĩa vụ cho nông thôn, có 48.800 nghìn suất miễn tạp phí đối với học sinh trong giai đoạn giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn. Trong thời kỳ quy hoạch “5 năm lần thứ 11”, đầu t tài chính của

trung ơng và của địa phơng vào giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn lần lợt tăng mức đầu t lên đến 125,8 tỷ NDT và 92,4 tỷ NDT; việc thực hiện thí điểm cải cách chế độ hợp tác y tế kiểu mới ở nông thôn tiếp tục đợc thúc đẩy. Đến cuối năm 2006, số nông dân tham gia y tế hợp tác trong cả nớc là hơn 400 triệu ng- ời, chiếm 47,2% dân số nông nghiệp cả nớc [20,15]. Trong thời gian quy hoạch 5 năm lần thứ 11 tài chính trung ơng và địa phơng sẽ tập trung hàng trăm tỷ NDT đầu t vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và lĩnh vực sự nghiệp xã hội nông thôn mà nông thôn, nông dân đang bức thiết cần giải quyết nhất.

Cuộc cải cách ở Trung Quốc bắt đầu từ nông thôn với việc thực hiện chế độ khoán đến hộ, nông dân đợc quyền sử dụng đất và quyền kinh doanh. Công xã nhân dân đợc xoá bỏ, nông dân đợc tự do lựa chọn ngành nghề, tự do lu động và có quyền tham gia cạnh tranh thị trờng. Đó là một cuộc giải phóng thực sự đối với nông dân, vì thế nên trong nội bộ nông dân đã có sự phân hoá và kết cấu xã hội nông thôn đã có sự thay đổi. Từ năm 1978 đến năm 2002, dân số Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn. Tổng dân số nông thôn Trung Quốc năm 1978 là 790,14 triệu ngời, chiếm 82,08% tổng dân số toàn quốc; năm 1997 tổng dân số nông thôn là 866,37 triệu ngời, chiếm 70,08% tổng dân số; năm 2000 dân số nông thôn là 807,39 triệu ngời, chiếm 63,91% tổng dân số; năm 2002 dân số nông thôn là 782,41 triệu ngời, chiếm 60,91% tổng dân số toàn Trung Quốc [8,29]. Do thực hiện chế độ khoán đến hộ và chuyển đổi sang cơ chế thị trờng, nông dân Trung Quốc đã dần bị phân hoá theo hai hớng. Thứ nhất, vẫn tiếp tục công việc trồng trọt, nuôi trồng truyền thống; thứ hai, thoát ly hoặc bán thoát ly khỏi nông nghiệp, tiến hành sản xuất hoặc kinh doanh phi nông nghiệp. Nhóm học giả Lục Học Nghệ chia dân số nông thôn thành 8 tầng lớp. Các học giả nh Đoàn Nhợc Bằng, Chung Thanh thì lại chia nông dân thành 5 tầng lớp. Còn nhóm học giả Diêm Chí Dân dùng tiêu chuẩn nghề nghiệp chia nông dân thành: tầng lớp ngời lao động nông nghiệp; tầng lớp nông dân làm thuê (những nông dân đi làm thuê theo mùa vụ ở thành phố, công trờng, xí nghiệp, công ty...); tầng lớp chủ xí nghiệp t doanh; tầng lớp những ngời quản lý nông thôn và tầng lớp trí thức [8,30]. Trên thực tế hiện nay nông thôn Trung Quốc có nhiều tầng lớp hơn thế, bao gồm tầng lớp ngời lao động nông nghiệp, tầng lớp nông dân làm thuê, tầng lớp quản lý doanh nghiệp ở nông thôn, hộ lao động cá thể, hộ công thơng cá thể, tầng lớp những ngời

làm công tác quản lý ở nông thôn nh cán bộ chính quyền, các ban ngành, đoàn thể xã hội... ở nông thôn. Từ những dữ liệu trên cho thấy, kết cấu tầng lớp xã hội nông thôn Trung Quốc đã có sự biến đổi to lớn qua 30 năm cải cách mở cửa và càng về sau sự biến đổi đó càng sâu sắc hơn. Sự phân hóa nông dân đã có tác dụng tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân, nâng cao tố chất ngời nông dân, thúc đẩy xã hội phát triển. Nhng nó cũng nảy sinh các nhân tố tiêu cực đối với xã hội và môi trờng, sự phát triển lộn xộn của các đô thị, sức ép và các vấn đề chuyển dịch dân số nông thôn ra thành thị, sự khó khăn trong quản lý dân số nông thôn... Tuy nhiên, quá trình phân hoá nông dân là một xu thế tất yếu không thể đảo ngợc trong tiến trình hiện đại hoá ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp trung quốc từ năm 1992 đến năm 2008 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w