nghiệp.
Đứng trớc xu thế phát triển của khoa học kĩ thuật nông nghiệp của thế giới, trên cơ sở những thành tựu khoa học kĩ thuật nông nghiệp đã đạt đợc, Trung Quốc đã đề cao chiến lợc phát triển khoa học kĩ thuật nông nghiệp trong những năm 90 với trọng điểm là lấy khoa học hiện đại và công nghiệp hiện đại làm trụ cột vững chắc, chuyển nông nghiệp truyền thống thành ngành nông nghiệp hiện đại hoá dựa trên cơ sở khoa học hiện đại, từng bớc hạ thấp tỷ trọng dân số nông nghiệp, tận dụng tối đa đất khai thác và các nguồn lực khác, nâng cao sức lao động và giá trị sản phẩm, xây dựng hệ thống kỹ thuật sản xuất hiện đại hoá. Trọng điểm của chiến lợc phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp Trung Quốc trong những năm 90 bao gồm: phát triển lực lợng sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, coi trọng kĩ thuật nông nghiệp trong thập niên còn lại của thế kỉ XX và đầu thế kỷ XXI [44,86].
Đợc sự quan tâm và đầu t của nhà nớc, trong giai đoạn này ở Trung Quốc, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học nông nghiệp đợc xây dựng thêm. Năm 1997, cả nớc có 67 trờng đại học nông nghiệp, 374 trờng trung cấp nông nghiệp và hàng nghìn trờng sơ cấp nông nghiệp đào tạo cán bộ kĩ thuật và quản lý, 1169 cơ sở nghiên cứu nông nghiệp (các viện, Sở nghiên cứu) với trên 80.000 cán bộ khoa học .
Để đa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, có đến 20.000 cơ sở dịch vụ kĩ thuật nông nghiệp, 860.000 cán bộ chuyên trách và 460.000 ngời hoạt động nghiệp d phục vụ việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ nông dân [28,3].
Một cơ sở khoa học nông nghiệp độc đáo của Trung Quốc là thành phố khoa học kĩ thuật Dơng Lãng, thành phố khoa học nông nghiệp đầu tiên ở Trung Quốc. Đây là cơ sở nghiên cứu và triển khai tiến bộ kĩ thuật nông nghiệp vào sản xuất trong vùng, với 26000 cán bộ, công nhân kĩ thuật, 24 cơ sở trạm kĩ thuật nông nghiệp trong 10 huyện, đã đa vào ứng dụng trên 100 hạng mục kĩ thuật nông nghiệp trên 23 huyện. Hàng năm thành phố khoa học nông nghiệp này đã cung cấp cho các địa phơng trên 500.000 kg giống tốt, tổ chức t vấn khoa học nông nghiệp và đa tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, tổ chức các đội cán bộ kĩ thuật ký hợp đồng đảm bảo đa các kĩ thuật mới vào sản xuất
với 47 huyện, trên 50% diện tích gieo trồng của tỉnh Thiểm Tây; kết quả là năng suất, sản lợng chăn nuôi trồng trọt đều tăng.
Trong ngành trồng trọt, nhiều tiến bộ khoa học công nghệ đã đợc ứng dụng rộng rãi. Công nghệ sinh học đã tạo ra nhiều giống cây tốt. Về giống lúa, Trung Quốc là nớc đầu tiên trên thế giới nghiên cứu thành công nhiều giống lúa lai và đa vào sản xuất trên diện rộng. Năm 1981, Chính phủ Trung Quốc tặng giải thởng đặc biệt xuất sắc cho công trình lúa lai của giáo s Viên Long Bình, Viện trởng Viện Khoa học nông nghiệp Hồ Nam. Năm 1997, Trung Quốc thử nghiệm thành công giống lúa lai mới GER-3, năng suất 15,797 tấn/hecta, có sức chống chịu sâu bệnh cao và gạo có chất lợng tốt [28,4].
Công nghệ nuôi cấy mô cũng đã đợc nghiên cứu ứng dụng vào một số loại cây trồng, nh ở Quảng Đông đã có trạm nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô cung cấp cho các cơ sở sản xuất. Viện Khoa học nông nghiệp tỉnh Cam Túc đã nuôi cấy thành công giống bông có sợi màu xanh nhạt, nâu sẫm, nâu nhạt. Bông sợi màu so với bông sợi trắng là loại chịu hạn tốt hơn và không phải nhuộm, nên không gây ô nhiễm môi trờng.
Trung Quốc cũng đã dùng bức xạ nguyên tử gây đột biến gen tạo ra 325 giống của 29 loại cây lơng thực, cây ăn quả và dùng tia bức xạ diệt côn trùng phá hoại nông sản. Phân bón hoá học và hoá chất phòng trừ sâu bệnh cũng đợc sử dụng nhiều trong nông nghiệp nhng về sau Trung Quốc đã chú trọng sử dụng kỹ thuật phòng trừ tổng hợp đối với sâu bệnh để giảm ô nhiễm môi tr- ờng. Về thuỷ nông đã xây dựng trên 800.000 hồ chứa nớc và 150.000 giếng n- ớc, thiết bị bơm nớc đủ nớc tới cho 45 triệu hecta đất canh tác.
Trong ngành chăn nuôi, khoa học công nghệ tập trung vào hai khâu giống và thức ăn gia súc. Công nghệ và thiết bị cơ điện cũng đợc đa vào ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề trong công nghiệp hơng trấn ở nông thôn. Năm 1994, nông nghiệp Trung Quốc đã có 8 triệu máy kéo nhỏ hai bánh và 750.000 máy kéo lớn, đứng đầu châu á và thế giới về số lợng máy kéo nhỏ, đảm bảo cơ giới hoá làm đất gần 40 triệu hecta gieo trồng [28,5]. Đến năm 1998 Trung Quốc có 120 nhà máy chế tạo máy kéo với năng lực sản xuất 1 triệu chiếc/năm và 200 nhà máy có năng lực sản xuất 4,3 triệu động cơ/ năm [25,12]. Máy móc nông nghiệp không chỉ đáp ứng yêu cầu của nông dân trong nớc mà còn có xuất khẩu. Năm 1995 Trung Quốc xuất khẩu
27.000 máy kéo và 280.0000 động cơ diesel, đạt kim ngạch 300 triệu USD [25,12]. Nông dân Trung Quốc trên cơ sở sức sản xuất đợc giải phóng, đã dùng khoa học công nghệ làm đòn bẩy, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển trong suốt thời gian sau cải cách mở cửa và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Ngay nh năm 1996, mặc dù bị thiên tai nghiêm trọng, mùa xuân nhiệt độ thấp và mùa hè bị lũ lụt nặng nề nhng sản xuất nông nghiệp vẫn đợc mùa, cao nhất trong lịch sử nông nghiệp Trung Quốc.
Từ đầu năm 1996, Bộ nông nghiệp Trung Quốc đã chỉ đạo nông dân cả nớc cải tiến kỹ thuật canh tác, tăng cờng trình độ thâm canh và cơ giới hoá, thực hiện 10 hạng mục kĩ thuật nông nghiệp, trong đó tập trung vào các trung tâm là phát triển các giống cây trồng, vật nuôi tốt, cho năng suất và chất lợng sản phẩm cao. Vì vậy, năm 1996 đã tăng thêm 8 triệu tấn lơng thực, 36.200 tấn bông, 1,1 triệu tấn thịt, 650.000 tấn trứng, 1,1 triệu tấn thuỷ sản [28,6].
Tiến bộ khoa học kĩ thuật đã trở thành nhân tố quan trọng nhất quyết định sự tăng trởng trong sản xuất nông nghiệp và trên thực tế đã đạt đợc nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp ở Trung Quốc vẫn cha đáp ứng đợc yêu cầu đặt ra của quá trình hiện đại hoá nông nghiệp nói riêng và quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc nói chung.
Trình độ công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp còn thấp, hàm lợng lao động sống còn cao, năng suất lao động nông nghiệp Trung Quốc còn quá thấp, một nông dân Trung Quốc làm ra sản phẩm mới đủ cho 3 - 4 ngời, trong khi các nớc công nghiệp phát triển đảm bảo cho 10 - 15 ngời trở lên.
Chính vì thế, phơng hớng phát triển khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp Trung Quốc trong thời gian tới là, xuất phát từ đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội, trong quá trình đi lên công nghiệp hoá hiện đại hoá vẫn kiên trì đờng lối thâm canh cao, tăng năng suất cây trồng, gia súc, đi đôi với tăng năng suất lao động nông nghiệp trên cơ sở giảm dần lao động sống, tạo ra nhiều nông sản hàng hoá, đảm bảo về cơ bản nhu của nhân dân, có nông sản xuất khẩu, giao lu với thị trờng nông sản thế giới.