Bấy lâu nay thành thị và nông thôn Trung Quốc là hai khu vực độc lập, hai hệ thống xã hội khép kín; kinh tế độc lập, khác tính chất và là hai tập đoàn có lợi ích khác nhau. Thành thị và nông thôn chênh lệch về nhiều mặt, thể hiện rõ nhất qua chênh lệch về thu nhập, tiêu dùng và phúc lợi xã hội.
Từ khi cải cách mở cửa, kinh tế nông thôn phát triển nhanh nhng thành thị còn phát triển nhanh hơn nhiều, chênh lệch thành thị nông thôn không những không giảm mà còn có xu hớng tăng nhanh. Năm 1978 thu nhập bình quân hộ nông dân là 133 NDT, hộ c dân thành thị là 343 NDT, chênh lệch theo tỷ lệ 1:2,5. Đến năm 2002 thu nhập của nông dân là 2476 NDT, thu nhập c dân thành thị là 7703 NDT, tỷ lệ chênh lệch lên tới 1:3,1 [9,28]. Khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị đến những năm sau cũng không đợc thu hẹp, nguyên nhân chính là do kết cấu kinh tế nhị nguyên thành thị và nông thôn cha đợc phá vỡ. Trong thời gian 3 năm từ năm 2003 đến năm 2005, mức chênh lệch thu nhập giữa c dân nông thôn và thành thị lần lợt là 1:3,23, 1:3,21 và 1:3,22. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu ngời của nông dân là 3.587 NDT, thu nhập bình quân đầu ngời c dân thành thị là 11.759 NDT, khoảng cách chênh lệch này lên đến 1:3,28 [201,18]. Nếu tính những phúc lợi mà c dân thành thị đợc hởng nh nhà ở, y tế, giáo dục, giao thông, dịch vụ công cộng thì chênh lệch giữa c dân thành thị và nông thôn lên tới tỷ lệ 1:5, thậm chí 1:6 và hơn nữa [13,6]. Xu thế gia tăng khoảng cách chênh lệch lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn trong thời gian ngắn khó giải quyết đ-
ợc. Sức mua của nông dân không đủ đã trở thành nhân tố hạn chế sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, cũng là nhân tố hạn chế việc thay đổi phơng thức tăng trởng kinh tế từ do đầu t kích thích tăng trởng sang phơng thức do tiêu dùng kích thích kinh tế tăng trởng. Mức tiêu dùng của c dân thành thị không ngừng tăng cao, chênh lệch chi tiêu nông thôn thành thị không ngừng đợc mở rộng (năm 2001 chênh lệch khoảng 3,6 lần). Trong số 5962,18 tỷ NDT tiền gửi ngân hàng năm 1999, số tiền gửi của c dân thành thị chiếm 81,2%, c dân nông thôn chỉ chiếm 18,8% [9,28]. Ngoài ra thành thị và nông thôn còn chênh lệch về các mặt văn hoá, giáo dục, y tế và các phúc lợi xã hội khác. Năm 2005 trung bình 1.000 ngời thành phố có 3,67 giờng bệnh, nhng ở nông thôn chỉ có 0,76 giờng; chi phí cho thiết bị y tế mỗi giờng bệnh ở thành phố là 88.000 NDT, còn ở nông thôn là 11.000 NDT. Năm 2005, số năm đợc giáo dục bình quân của ngời nông dân là 7,7 năm, trong số 500 triệu ngời lao động ở nông thôn thì những ngời có trình độ văn hoá trên phổ thông trung học chỉ chiếm 13,68%, số ngời có trình độ văn hoá tiểu học và dới tiểu học chiếm 34,10%, không biết mặt chữ và biết chữ rất ít chiếm 6,78% trong khi đó số năm đợc giáo dục của ngời thành phố cao hơn nhiều [20,19]. tình trạng trên đã ảnh h- ởng không nhỏ đến thu nhập của ngời nông dân bởi theo tính toán của các học giả Trung Quốc thì trình độ giáo dục của ngời lao động ở nông thôn Trung Quốc có liên quan đế mức thu nhập bình quân tiền lơng đầu ngời. Mỗi ngời lao động trong gia đình nông dân tăng 1 năm giáo dục thì thu nhập tiền lơng bình quân của hộ gia đình nông dân có thể tăng lên 1.000 NDT. khoảng chục năm trở lại đây tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá tăng lên đáng kể nhng lại không đồng đều ở các địa phơng. Các đô thị chủ yếu tập trung ở duyên hải miền Đông, ven các sông lớn, mức độ đô thị hoá ở đây đạt gần 40%, còn các vùng miền Tây mức độ đô thị hoá thậm chí không vợt qua 30%. Mức độ đô thị hoá chậm so với mức độ công nghiệp hoá và không đồng đều giữa các vùng cũng là biểu hiện phản ánh kết cấu kinh tế, xã hội phân cách và sự chênh lệch nông thôn và thành thị.
Sự phát triển mất cân đối giữa thành thị và nông thôn không có lợi cho sự ổn định xã hội. Quan hệ cân đối, hài hoà giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn sẽ là động lực lớn cho tiến trình hiện đại hoá. Nông nghiệp kém phát triển, nông thôn lạc hậu, nông dân đông sẽ đe doạ sự ổn định của xã hội. Ngời Trung Quốc thờng nói “nông dân ổn, xã hội ổn, nông dân
loạn, xã hội tắc loạn”; “không có nông thôn hiện đại hoá sẽ không có Trung Quốc hiện đại hoá; “không có xã hội nông thôn khá giả toàn diện, sẽ không có xã hội khá giả toàn diện toàn Trung Quốc” [13,6]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chênh lệch giữa nông thôn và thành thị trong đó nổi lên là chiến lợc phát triển kinh tế thiên lệch của Trung Quốc, u tiên phát triển thành thị, coi nhẹ sự phát triển ở nông thôn; phân phối lợi ích giữa thành thị và nông thôn không đều; cách ly nông thôn với thành thị... Nhiệm vụ của nhà nớc Trung Quốc là phải khắc phục đợc những hạn chế trên, nhằm rút ngắn khoảng cách về các mặt ở nông thôn với thành thị, có nh vậy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới có thể thực hiện đợc trong khoảng thời gian sớm nhất.