Xây dựng hệ thống dịch vụ nôngnghiệp xã hội hoá.

Một phần của tài liệu Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp trung quốc từ năm 1992 đến năm 2008 (Trang 50 - 55)

Việc xây dựng hệ thống dịch vụ nông nghiệp xã hội hoá không chỉ là đòi hỏi khách quan của công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp, mà còn là nội dung quan trọng của hiện đại hoá nông nghiệp. Điều đó do bản tính xã hội hoá sản xuất của nông nghiệp hiện đại hoá quyết định, vì vậy, bất kỳ nớc nào đã hoàn thành công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp, thì nền nông nghiệp đó tất yếu phải có một dịch vụ xã hội hoá hoàn chỉnh. Những lĩnh vực, phạm vi liên quan đến hệ thống này hầu nh bao gồm toàn bộ các lĩnh vực trong xã hội; những ngời làm việc trong hệ thống này nhiều gấp bội so với những ngời trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, năm 1970, số lao động sản xuất nông nghiệp trên toàn nớc Mỹ ớc khoảng 3 triệu ngời, trong khi đó, những ngời làm dịch vụ trớc, trong và sau sản xuất trong nông nghiệp ớc tính khoảng 27 triệu ngời, gấp 9 lần so với số ngời sản xuất nông nghiệp [36,480]. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật nông nghiệp, số ngời hoàn toàn làm trong ngành sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, trong khi đó, những ngời làm dịch vụ cho nông nghiệp không những không giảm mà còn tăng lên do lĩnh vực dịch vụ đợc mở rộng và yêu cầu đối với dịch vụ cũng tăng cao. Do vậy, tỷ lệ giữa ngời trực tiếp sản xuất nông nghiệp và số lao động trong các ngành dịch vụ nông nghiệp ở Mỹ và các nớc phát triển khác thờng là trên 1/10; thậm chí còn cao hơn.

Bớc sang thế kỷ XXI, mặc dù Trung Quốc đã xây dựng khá nhiều tổ chức dịch vụ cho nông nghiệp hoặc các mạng lới dịch vụ, số ngời làm dịch vụ cho nông nghiệp cũng rất nhiều, nhng nếu xét về yêu cầu của hiện đại hoá nông nghiệp thì con số này vẫn còn rất ít, hơn nữa, các tổ chức và mạng lới dịch vụ hiện có không những cha hình thành đợc mạng lới có đủ khả năng đáp ứng đòi hỏi của việc phát triển nông nghiệp và hiện đại hoá nông nhiệp, chất l- ợng phục vụ cũng không cao mà còn có rất nhiều điểm trắng hoặc bị trống cần đợc bổ sung. Ví dụ, hệ thống thị trờng các yếu tố phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hiện đại cho đến nay vẫn cha đáp ứng đợc thị trờng ruộng đất và thị tr- ờng lao động theo đúng nghĩa của nó. Hầu nh cũng cha có các tổ chức môi giới của hai loại thị trờng này. những tình trạng nói trên rất không có lợi cho sự phát triển và hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc. Ngời ta đã tích cực tìm mọi cách để thay đổi tình trạng này, đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống dịch vụ nông nghiệp xã hội hoá. Trung Quốc đã đặc biệt chú trọng thực hện một số việc sau:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống dịch vụ cung ứng t liệu sản xuất nông nghiệp, và lu thông, tiêu thụ hàng nông sản. Trớc đây hệ thống này chủ yếu bao gồm các hợp tác xã cung tiêu ở nông thôn, các ngành cung ứng, tiêu thụ vật t nông nghiệp, các đơn vị thu mua hàng nông nghiệp của nhà nớc. Từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, các hợp tác xã cung tiêu ở nông thôn đã mất vai trò là đầu mối trong cung ứng t liệu nông nghiệp, lu thông, tiêu thụ hàng nông sản, hầu hết những hợp tác xã này rơi vào tình trạng khó có thể tiếp tục duy trì. Các ban ngành hữu quan của nhà nớc, bao gồm các đơn vị nh

Công ty vật t nông nghiệp, Công ty giống cây trồng, Công ty bông, đay, dầu thực vật, Công ty rau quả và vật liệu gỗ ... trong điều kiện kinh tế thị trờng hiện hành thờng vì lợi ích riêng của mình nên không thể phục vụ chu đáo, tận tâm cho nông nghiệp và nông dân. những điều này đã gây khổ cực cho ngời nông dân, khiến họ lúng túng, hoang mang, bế tắc trớc một thị trờng biến ảo khó lờng. Thậm chí có những ngời còn bị phá sản, rơi vào tình trạng nghèo đói tột cùng. Bởi vậy, việc xây dựng một hệ thống cung ứng t liệu sản xuất cho nông nghiệp và lu thông tiêu thụ hàng nông sản mới mẻ, chuẩn mực, hoàn chỉnh và toàn tâm toàn ý phụ vụ cho nông nghiệp không những hết sức cần thiết mà còn vô cùng cấp bách đối với nông nghiệp Trung Quốc. Ngời ta chủ trơng hệ thống mới đó có thể đợc thành lập trên cơ sở cải tạo, tổ chức lại, bổ sung, hoàn thiện các đơn vị cung ứng, tiêu thụ, thu mua t liệu nông nghiệp và hàng nông sản, những ngời tham gia và kinh doanh có thể bao gồm các đơn vị kinh doanh vật t nông nghiệp và nông sản của nhà nớc, tập thể, t nhân, các hộ cá thể, song nhà nớc cần phải đóng vai trò chủ đạo, và phải coi đó là một hệ thống kinh tế đặc thù để nghiêm túc tiêu chuẩn hoá các hành vi và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh tế của nó. Nếu nông dân ở các vùng xây dựng lại các tổ chức hợp tác nông nghiệp thì những tổ chức đó đơng nhiên sẽ hoà nhập vào hệ thống nói trên và làm cho hệ thống đó phát huy vai trò quan trọng của mình.

Thứ hai, xây dựng hệ thống thị trờng ruộng đất.

các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng cần đợc xây dựng trên khắp cả nớc nhằm làm sống động quyền kinh doanh ruộng đất và thúc đẩy kinh doanh quy mô lớn. Nó do các công ty ruộng đất hoặc các hợp tác xã ruộng đất ở các vùng nông thôn mà ngời nông dân tự nguyện chuyển ruộng đất thành cổ phần tổ chức thành, trong đó bao gồm các tổ chức môi giới. Do đất canh tác ở

Trung Quốc thuộc sở hữu tập thể của nông dân và nghiêm cấm việc mua bán, vì vậy các hoạt độg kinh doanh diễn ra trên thị trờng ruộng đất trên phạm vi cả nớc chủ yếu là chuyển nhợng quyền sử dụng và kinh doanh hoặc cho thuê ruộng đất. Nếu ruộng đất ở nông thôn Trung Quốc chuyển từ giao khoán cho các hộ nông dân sang đấu thầu, cho thuê thì việc đấu thầu và các nghiệp vụ đấu thầu cũng có thể đợc tiến hành thông qua thị trờng này. Tất cả các thị tr- ờng ruộng đất đều phải do các tổ chức tập thể của nông dân phối hợp điều hành, các bộ ngành quản lý ruộng đất của nhà nớc quản lý chặt chẽ. Do các điều kiện của thị trờng này còn cha chín muồi, nên dù có đòi hỏi cấp bách cũng không thể xây dựng một cách tràn lan, nóng vội mà sẽ tích cực thăm dò và thí điểm để khi thời cơ đến sẽ mở ra rộng rãi trên cả nớc.

Thứ ba, xây dựng hệ thống thị trờng lao động thống nhất.

Mỗi năm, Trung Quốc đều có một lực lợng lớn nông dân rời đất, rời làng chuyển sang làm ở các ngành khác. Điều này đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng một hệ thống tổ chức trung gian môi giới trên phạm vi cả nớc phục vụ những đối tợng này. Những tổ chức kiểu này ngoài việc giúp cho nông dân tìm việc còn phải đảm bảo về mặt pháp luật cũng nh đào tạo nghề cần thiết. Hệ thống thị trờng lao động thống nhất trên cả nớc cần đợc xây dựng để thực hiện mục đích này. Nó bao gồm các tổ chức giới thiệu việc làm, t vấn việc làm và các trung tâm dạy nghề cần thiết. Sở dĩ thị trờng lao động loại này nhấn mạnh đến hai chữ “thống nhất” là vì thị trờng lao động ở Trung Quốc hiện nay trên thực tế đợc phân thành hai thị trờng có tính chất khác nhau: thị trờng phục vụ những ngời tìm việc ở thành phố và thị trờng phục vụ nông dân. Đây chính là việc đa cơ cấu xã hội nhị nguyên của Trung Quốc vào thị trờng lao động. “Thị trờng lao động nhị nguyên” kiểu này vừa không có lợi cho việc di chuyển lao động nông dân sang các ngành phi nông nghiệp mà còn mang tính chất phân biệt, vì vậy phải xoá bỏ hoàn toàn và thay vào đó là thị trờng lao động thống nhất cả nớc phục vụ mọi công dân. Tuy thị trờng này chủ yếu do các ban ngành quản lý lao động của nhà nớc lên kế hoạch, xây dựng và quản lý, song cũng có thể cho phép các tổ chức tập thể của nông dân tham gia. Các tổ chức dịch vụ thành phố cũng có thể tham gia, song phải do các ban ngành quản lý lao động của nhà nớc xét duyệt một cách nghiêm túc và phải chịu sự giám sát của nông dân và các tổ chức tập thể của ngời nông dân. Trung Quốc vạch rõ, nghiêm cấm t nhân lập ra thị trờng lao động một cách phi pháp.

Thứ t, xây dựng hệ thống dịch vụ vốn cho nông dân.

Hiện nay, Trung Quốc có những tổ chức tài chính nh Ngân hàng nông nghiệp, Quỹ tín dụng nông thôn nhằm cung cấp các khoản tín dụng cho nông nghiệp và các công tác khác ở nông thôn. Một số địa phơng ngay từ những năm 80 đã xây dựng quỹ hợp tác nông thôn theo hình thức cổ phần, đã tập hợp đợc khá nhiều vốn. Ngân hàng công thơng nhà nớc và các chi nhánh ở các địa phơng cũng cung cấp vốn cho nông nghiệp và các hoạt động khác ở nông thôn. Tuy nhiên cho đến nay, ngoài tổ chức nh Quỹ hợp tác cổ phần mà nông dân tự lập nên, các tổ chức tài chính khác đều nhận các khoản gửi tiết kiệm của nông dân và nông nghiệp nhiều hơn là số tiền do các tổ chức này cho nông dân và nông nghiệp vay. Trong một cuộc điều tra đối với 700 hộ nông dân ở thành phố Chơng Châu (tỉnh Phúc Kiến) vào năm 1995 cho thấy, bình quân mỗi hộ nông dân gửi 45,46 NDT vào các ngân hàng và các quỹ tín dụng ở địa phơng, trong khi đó bình quân mỗi một gnời chỉ đợc vay 17,6 NDT. Điều này có nghĩa là 65,34% số tiền gửi tiết kiệm của 700 hộ nông dân đã bị rút đi. Năm 1993, văn kiện số 11 của Trung ơng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã yêu cầu hệ thống ngân hàng Trung Quốc cho ngành nông nghiệp vay thêm 22,5 tỷ NDT, nhng kết quả là ngân hàng không dành một nguồn vốn vay nào cho nông nghiệp [36,487]. Tất cả những điều này cho thấy, hiện nay Trung Quốc vẫn cha có đợc hệ thống dịch vụ cung cấp vốn cho nông nghiệp và nông thôn thực sự. Trung Quốc cho rằng, trên cơ sở thay đổi phơng hớng phục vụ của ngành tài chính, cần xây dựng một hệ thống dịch vụ thực sự bằng cách tăng thêm và lập ra các cơ cấu tài chính mới, có thể tập hợp vốn cho công cuộc phát triển và hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc, còn có thể thu hút vốn đầu t nớc ngoài để phục vụ cho ngành nông nghiệp. Ngành bảo hiểm nông nghiệp cũng có thể đa vào hệ thống này.

Thứ năm, xây dựng hệ thống dịch vụ khoa học kĩ thuật và thông tin. Tầm quan trọng của hệ thống này đối với hiện đại hoá nông nghiệp là rất rõ ràng; nó cũng rất quan trọng đối với sự sản xuất và phát triển bình thờng của nền nông nghiệp đang bớc vào thị trờng thế giới của Trung Quốc. Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, nếu thiếu những thông tin cần thiết thì sản xuất và kinh doanh nông nghiệp sẽ giống nh ngời mù mò mẫm trên đờng; nếu không có sự chỉ đạo của khoa học kĩ thuật thì nền nông nghiệp sẽ không thể

thoát ra khỏi nông nghiệp truyền thống, càng không thể có đợc những bớc phát triển mới. ở nông thôn Trung Quốc thời kì này, hệ thống dịch vụ yếu kém nhất chính là hệ thống dịch vụ khoa học kĩ thuật và thông tin. Trên một ý nghĩa nào đó, mức độ yếu kém của nó đã vợt cả thời kỳ công xã nhân dân. Song muốn phát triển nông nghiệp và theo đuổi công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp thì Trung Quốc buộc phải dựa vào hệ thống này. Đây là một mâu thuẫn lớn. Theo các nhà khoa học, biện pháp khắc phục chỉ có thể là nhà nớc phải trích một phần ngân sách, chính quyền các địa phơng cũng phải hỗ trợ một phần kinh phí, các tập thể và các nông hộ nông dân góp vốn để lập ra hệ thống này. ở những vùng nông thôn có thực lực kinh tế mạnh thì chủ yếu là nhờ vào chính địa phơng. Các hiệp hội khoa học, các trờng đại học và cao đẳng, các phòng nghiên cứu khoa học nông nghiệp , các trạm phổ biến khoa học nông nghiệp cũng sẽ tích cực tham gia vào công tác này và đa ra những định hớng. Khi bắt tay vào công việc, trớc hết ngời ta lập ra các điểm, các trạm, sau đó liên kết thành mạng lới, cuối cùng hình thành mạng lới thông tin và hệ thống dịch vụ khoa học kĩ thuật ở nông thôn trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống này phục vụ cho nông nghiệp trên toàn quốc và phục vụ cho toàn thể nông dân, theo nguyên tắc ngời nào sử dụng ngời ấy trả tiền nhằm giúp nó có thể tự lực về mặt kinh tế và tập hợp đủ số vốn cần thiết cho sự phát triển sau này.

Nói tóm lại, hệ thống dịch vụ xã hội hoá nông nghiệp có thể giải quyết những việc mà mỗi hộ nông dân riêng lẻ không thể làm đợc hoặc không thể làm tốt đợc. Hệ thống này đóng vai trò là đầu mối đa khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp và đầu mối cơ khí hoá nông nghiệp, từ đó sử dụng các nguồn lực một cách kinh tế, tổ hợp các yếu tố sản xuất một cách tối u, tạo điều kiện và đảm bảo cho việc nâng cao sản lợng trên một đơn vị diện tích, năng suất lao động và hiệu quả đầu t. Đặc biệt là các tổ chức dịch vụ giải quyết những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân với giá thành rẻ, chất l- ợng cao đã khiến các hộ nông dân hiểu đợc rằng, việc chăm chỉ làm giàu của họ không thể tách rời khỏi sự giúp đỡ của tập thể và chỉ đạo của nhà nớc, khiến họ càng tin tởng và gắn bó với tập thể, với chế độ.

Một phần của tài liệu Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp trung quốc từ năm 1992 đến năm 2008 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w