Từ cuối thập niên 80, nhiều nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tế của Trung Quốc đã nhận xét, chế độ ruộng đất ở nông thôn Trung Quốc ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, cần tích cực sửa đổi và cải cách [35,12]. Hạn chế thứ nhất là quyền sở hữu ruộng đất đợc coi là “sở hữu tập thể”, nhng “tập thể” này là ai thì lại rất mơ hồ, không thể xác định rõ cả về mặt pháp lý lẫn trong thực tế, do vậy đã khiến cho quyền tài sản không rõ ràng. Theo điều tra của Bộ nông nghiệp Trung Quốc, vào cuối những năm 90, có 68% nông dân canh tác trên ruộng đất sở hữu ở cấp tổ, cấp thấp nhất trong ba cấp tổ chức tập thể của thể chế mới, mà theo báo chí, tổ không phải là một tổ chức kinh tế, cũng chẳng ra một đơn vị hành chính, không có nhân viên, không có nơi làm việc; nó là một tổ chức có chức năng mơ hồ nhất, quản lý lỏng lẻo nhất trong thể chế thôn xã mới [35,12]. Chính vì thế, khó có khả năng kết hợp trực tiếp quyền sở hữu và quyền kinh doanh, khó ngăn chặn những căn bệnh do việc tách hai quyền này gây ra, nh những ngời kinh doanh không bảo vệ đất, chỉ ra sức sử dụng, bóc lột đất mà không giữ gìn chăm sóc và đầu t vào đất.
Thứ hai, quyền sử dụng ruộng đất ở nông thôn bị “đóng băng”, việc lu chuyển và tích tụ ruộng đất gặp khó khăn rất lớn đi đôi với tình trạng ruộng đất liên tục bị cắt vụn. Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do nguyên
tắc phân phối quyền sử dụng đất đã đợc quy định là bình quân và bất khả xâm phạm, mà còn do một loạt chế độ và chính sách hạn chế sự di chuyển tự do của nông dân gây ra tình trạng tách biệt giữa thành thị và nông thôn. Chính vì thế, cần phải tích cực sửa đổi và cải cách chế độ khoán bằng cách ổn định chế độ khoán trên cả nớc, chỉ tiến hành thí điểm tập trung ruộng đất trên một quy mô thích hợp và tiến hành kinh doanh với một quy mô thích hợp hoặc là phải cải cách chế độ khoán bởi sau một thời gian tồn tại nó trở nên không thích hợp với nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc, ảnh h- ởng của nó đối với sản xuất nông nghiệp đã là tiêu cực nhiều hơn tích cực. Tuy nhiên ngời ta thấy rằng, do hạn chế của các điều kiện phát triển kinh tế xã hội và sự ràng buộc của gánh nặng lịch sử, cha thể lập tức thay đổi chế độ này; nhng xét về lâu dài, đó là việc không thể né tránh hoặc kéo dài, nếu không muốn gặp phải nhiều tổn thất và nguy hại về sau. Nhiều văn kiện của Đảng và nhà nớc Trung Quốc đã đa ra chủ trơng thăm dò, thí điểm cải cách chế độ ruộng đất, dới tiền đề: căn cứ vào tình hình thực tiễn của Trung Quốc, duy trì chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất, ổn định quyền sử dụng ruộng đất của nông dân, đồng thời khuyến khích nông dân tự nguyện chuyển nhợng quyền sử dụng đó, làm cho ruộng đất tập trung lại một cách thích hợp. Trong thực tế, nhiều nơi đã tìm tòi, thí điểm áp dụng một số biện pháp để ổn định và hoàn thiện quan hệ khoán ruộng đất ở nông thôn, chẳng hạn nh tập trung ruộng đất ở một mức thích hợp và tiến hành kinh doanh với quy mô thích hợp... Tuy nhiên, những cuộc cải cách và thí điểm có tính chất thăm dò này còn cha đủ để mang lại chế độ mới thay thế chế độ khoán sản phẩm, vì vậy, trong thời gian này, chính sách cơ bản của nhà nớc, hay trọng điểm chính sách cần nhấn mạnh chính là “ổn định và hoàn thiện chế độ khoán sản phẩm”[36,310]. Chủ trơng này của họ đã phản ánh đợc nguyện vọng và yêu cầu của đông đảo cán bộ nông thôn và nông dân trung Quốc, đặc biệt là những ngời ở các vùng mà công nghiệp và dịch vụ còn tơng đối lạc hậu, nông nghiệp vẫn còn giữ vị trí quan trọng nhất. Về cơ bản, chủ trơng này đã đợc lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận. Năm 1993, Chính phủ Trung Quốc chính thức tuyên bố quyết định tiếp tục duy trì chế độ khoán sản phẩm thêm 30 năm bởi “kinh doanh khoán đến hộ không chỉ thích hợp với nông nghiệp truyền thống mà còn thích hợp với nông nghiệp hiện đại”[36,330]. Quyết định của Chính phủ Trung Quốc đã có tác dụng thúc đẩy tính tích cực trong sản xuất của nông dân, họ tin tởng vào
chính sách ổn định nông nghiệp của nhà nớc và đã đạt đợc những thành tựu quan trọng trong thời kì này. Năm 1999 tổng sản lợng lơng thực đạt 508,38 triệu tấn, năm 2000 là 430,65 triệu tấn. Thu nhập bình quân của c dân nông thôn năn 1997 là 2090 NDT [9,28].