Chế độ kinh doanh ngành nghề hoá nôngnghiệp hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp trung quốc từ năm 1992 đến năm 2008 (Trang 30 - 35)

và phát triển.

Sau khi chế độ khoán ra đời, nông dân đợc làm chủ ruộng đất, phấn chấn sản xuất, nông nghiệp lại phục hồi. Song nh trên đã phân tích, chế độ đó vẫn còn những hạn chế và không thể tồn tại vĩnh cửu. Tình hình mới trong nớc và quốc tế đòi hỏi phải có một chế độ tổ chức kinh doanh nông nghiệp quy mô thích hợp, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, thí điểm và tham khảo kinh nghiệm nớc ngoài, chế độ tổ chức kinh doanh nông nghiệp mới đã hình thành và dần dần đã khẳng định đợc tính phù hợp của nó. Đó là chế độ kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp.

Ngành nghề hoá nông nghiệp là tên gọi tắt của hình thức kinh doanh “nhất thể hoá nông nghiệp - công nghiệp - thơng nghiệp, nối liền các khâu sản xuất và tiêu thụ” lại với nhau trong đó “lấy thị trờng làm hớng dẫn, lấy nông hộ làm cơ sở, lấy xí nghiệp đầu tàu làm chỗ dựa, lấy hiệu quả kinh doanh làm trung tâm, lấy hệ thống dịch vụ hoá làm biện pháp, thông qua thực hiện kinh doanh nhất thể hoá các khâu trồng trọt - nuôi dỡng - gia công, cung cấp - sản xuất - tiêu thụ, nông nghiệp - công nghiệp - thơng nghiệp, kết nối các khâu tr- ớc, trong và sau của quá trình tái sản xuất nông nghiệp thành một hệ thống ngành nghề hoàn chỉnh” [36,436].

Chế độ kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp hình thành đầu tiên vào thập kỉ 50 thế kỷ XX ở Mỹ, sau đó lan nhanh sang các nớc phát triển ở châu Âu, Nhật Bản, Canađa... và có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy nông nghiệp các nớc này phát triển. ở Trung Quốc, nó xuất hiện từ cuối những năm 80, bắt đầu từ vùng ven biển, lan dần vào nội địa, từ ngành trồng trọt sang chăn nuôi.

Ngành nghề hoá nông nghiệp ở trung Quốc thể hiện ra ở nhiều hình thức tổ chức. Khái quát lại, có 5 hình thức chủ yếu là sự kết hợp giữa công ty với nông hộ; tổ chức kinh tế hợp tác với nông hộ; hiệp hội kĩ thuật chuyên

ngành với nông hộ; trang trại với nông hộ; thị trờng buôn bán chuyên ngành với nông hộ. Trong các hình thức trên, vai trò của công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã hay hiệp hội khoa học - kĩ thuật, trang trại, chợ bán luôn luôn có tác dụng hớng dẫn, tổ chức và phục vụ các nông hộ, thiếu các thực thể đó, không thể có kinh doanh ngành nghề hoá trong nông nghiệp. Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, ngành nghề hoá nông nghiệp sẽ là “chiếc chìa khoá đa năng”, mở đợc nhiều cánh cửa lâu nay khó mở, sẽ hoá giải đợc nhiều nhân tố kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp Trung Quốc. Đó là lối thoát căn bản để giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ với thị trờng lớn. Nền sản xuất nhỏ do chủ thể phân tán, yếu kém, cơ sở mỏng manh nên khó đối phó với rủi ro thị tr- ờng, không nắm bắt đợc thông tin thị trờng, dẫn đến sản xuất mù quáng, khó sử dụng kĩ thuật mới, giá thành sản phẩm cao. Phát triển kinh doanh ngành nghề hoá sẽ có thể bù đắp đợc những thiếu sót trên. Các nông hộ có thể thông qua các tổ chức trung gian, các doanh nghiệp đầu tàu, thị trờng chuyên môn hoặc cở sản xuất để tổ chức lại, liên hệ với thị trờng, tăng cờng sức chống đỡ với rủi ro thị trờng và rủi ro tự nhiên, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trờng. Các nông hộ sẽ đợc đáp ứng kịp thời và hiệu quả các nhu cầu cấp bách mà họ không thể có đợc nếu kinh doanh đơn độc, phân tán, nh thông tin thị trờng, trợ giúp về vốn, cung ứng t liệu sản xuất, dịch vụ sản xuất… Kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp là biện pháp chiến lợc để nâng cao hiệu quả tổng hợp của nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Sản xuất nông nghiệp nhờ gắn bó với khâu gia công, tiêu thụ nên không ngừng tăng thêm giá trị, nhất là các công đoạn chế biến thành thức ăn nhanh, thức ăn bổ dỡng... khiến giá trị gia tăng lớn hơn mấy lần, thậm chí mấy chục lần. Đồng thời, lợng công việc trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng lên, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy ứng dụng khoa học- kĩ thuật mới trong nông nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã nhận xét: nông nghiệp không thể phát triển, không thể trở thành kinh tế hàng hoá và phát triển bền vững nếu không dựa vào khoa học - kĩ thuật, song nền sản xuất nhỏ và khoa học - kĩ thuật là một cặp đối lập, mâu thuẫn, không thể đồng hành. Những ngời nông dân ít vốn, kinh doanh riêng rẽ, thiếu thông tin, tố chất thấp không có cách nào làm cho khoa học - kĩ thuật trở thành “nhân tố nhanh nhạy nhất, cách mạng nhất” của sức sản xuất đợc, bởi không đợc ứng

dụng rộng rãi, khoa học - kĩ thuật sẽ không có sức hấp dẫn, không có ý nghĩa hiện thực. Trong điều kiện ngành nghề hoá nông nghiệp, các doanh nghiệp đầu tàu muốn có nguồn hàng ổn định và nguyên liệu chất lợng cao, sẽ phải tập trung sản xuất nguyên liệu và nông sản thô, cung cấp cho nông dân dịch vụ đồng bộ hình thành sản xuất quy mô. Đó là một cơ chế lợi ích mở ra con đờng ứng dụng khoa học - kĩ thuật và công cụ hiện đại để sản xuất chuyên môn hoá, tạo ra nhu cầu với khoa học - kĩ thuật mới.

Nh vậy, qua sự phân tích về lợi ích và hiệu ứng của kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp cho thấy đây là phơng thức quan trọng giúp cho nông nghiệp Trung Quốc tiếp nhận thời cơ và thách thức do gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, là cơ chế có hiệu quả cao giúp nông nghiệp Trung Quốc nâng cao khả năng thích ứng và sức sống mạnh mẽ, hoà vào trào lu kinh tế thế giới một cách thuận lợi.

Tuy nhiên ở giai đoạn này kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp vì mới bắt đầu nên có những đặc trng riêng, thể hiện chủ yếu ở sự cha hoàn thiện của cơ chế liên kết lợi ích. Không ít doanh nghiệp đầu tàu và nông hộ vẫn dừng ở quan hệ “mua bán đứt đoạn, một lần là xong”. Nhiều công ty, doanh nghiệp cha lập ra cơ chế hoàn trả lợi nhuận cho các nông hộ tham gia liên kết, các nông hộ chỉ nhận đợc từ công ty, doanh nghiệp tiền tơng đơng tiền bán nông sản mà không nhận đợc lợi nhuận từ giá trị gia tăng của khâu chế biến và tiêu thụ. Chiếc bánh chia rất không công bằng. Rõ ràng hai bên cha thật sự liên kết lâu dài với nhau trên cơ sở lợi ích chung, sự liên hợp của các bên cha thể gọi là kinh doanh ngành nghề hoá đợc [34;8]. Hơn nữa, về mặt kết cấu sản phẩm thấy rằng những sản phẩm thô tơng đối nhiều, những sản phẩm gia công sẵn, gia công tinh xảo tơng đối ít, hàm lợng khoa học - kĩ thuật trong các sản phẩm còn thấp...[59,12]. Những mặt hạn chế này sẽ đợc giải quyết trong quá trình thực hiện.

Sau một thời gian xuất hiện, ngành nghề hoá nông nghiệp đã phát triển nhanh chóng và lan rộng ở Trung Quốc. Tuy nhiên theo các nhà khoa học Trung Quốc, bản thân chế độ này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, điều đó không những có quan hệ đến sự phát triển lành mạnh của kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp mà còn ảnh hởng đến tính chất của nó.

Thực tế cho thấy, ở những địa phơng thực hiện tơng đối tốt kinh doanh ngành nghề hoá, dù là đã có sự nhất thể hoá giữa sản xuất - gia công - tiêu thụ hay mậu dịch - công nghiệp - nông nghiệp, các công ty hoặc các xí nghiệp đóng vai trò đầu tàu này vẫn luôn luôn đứng ở vị trí lãnh đạo tuyệt đối. Họ luôn có quyền tuyệt đối trong việc định giá, còn ngời nông dân - những nhà sản xuất thì lại luôn ở vị trí phụ thuộc. Vì vậy, vấn đề là phải làm thế nào để đảm bảo lợi ích của ngời nông dân. Nếu nh vấn đề này không đợc giải quyết tốt thì chế độ kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp sẽ thiếu sức sống. Nh- ng nếu đòi hỏi các xí nghiệp gia công, công ty mậu dịch tự nguyện tự giác nh- ờng lợi ích cho nông dân là rất khó xảy ra. Vì vậy, từ góc độ yêu cầu của kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp mà xem xét, các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, muốn giải quyết vấn đề lợi ích cho nông dân phải thực hiện hai biện pháp: thứ nhất, cho phép nông dân tham gia vào các quyết định; thứ hai là phải tổ chức nông dân lại, giúp đỡ họ thành lập các hợp tác xã gia công và tiêu thụ của bản thân nông dân.

Bên cạnh đó, cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nông thôn, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã làm cho đất đai của nông dân bị chiếm dụng nhiều và sử dụng lãng phí. Theo thống kê, chỉ trong hai năm 1994 và 1995, do điều chỉnh kết cấu nông nghiệp mà đất canh tác mỗi năm bị chiếm dụng khoảng 6 - 7 triệu mẫu. Khi thực hiện kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp, một số xí nghiệp công nghiệp và thơng nghiệp đợc xây dựng chắc chắn sẽ chiếm dụng thêm diện tích đất canh tác. Vì vậy, các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, trong quá trình thực hiện kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp nhất định phải bảo hộ quyền sở hữu của nhà nớc đối với đất đai, bảo vệ nguồn đất canh tác nông nghiệp.

Mặc dù chế độ kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp trong thời gian này có bớc phát triển nhất định ở Trung Quốc, nhng nhìn tổng thể trên phạm vi cả nớc, kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp còn ở trong giai đoạn đầu, giai đoạn tìm tòi và còn bộc lộ những hạn chế nh đại bộ phận các xí nghiệp đầu tàu là xí nghiệp nhỏ, quan hệ giữa nông hộ với xí nghiệp đầu tàu và các tổ chức trung gian môi giới phần nhiều còn lỏng lẻo...Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Trung Quốc, những vấn đề tồn tại và hạn chế trên có thể đợc giải quyết dần dần trong quá trình thực hiện bằng cách Chính phủ trung ơng và chính quyền địa phơng tích cực thúc đẩy quá trình kinh doanh ngành nghề hoá

nông nghiệp, đa ra những chính sách có lợi cho việc thực hiện kinh doanh ngành nghề hoá, tích cực hớng dẫn tiến trình này. Đồng thời chính phủ phải hỗ trợ về vốn tài chính và vốn cho vay, phát huy tính hớng dẫn khi hỗ trợ về vốn và làm tốt việc quản lý các hạng mục cho vay vốn; hỗ trợ về dịch vụ chủ yếu là cung cấp các loại thông tin cho nông dân và các xí nghiệp có liên quan đến nông nghiệp, làm tốt công tác xây dựng và quản lý đờng sá, giao thông, thị tr- ờng; loại bỏ các trở ngại ảnh hởng đến sự phát triển xuyên khu vực và liên hợp chuyên nghiệp hoá. Tất cả những điều đó sẽ tạo môi trờng và điều kiện đảm bảo cho quá trình kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp tiếp tục phát triển và trong thực tế Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu quan trọng ở lĩnh vực này. Năm 1996, Trung Quốc có 11.824 tổ chức kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp. Năm 1998 là 30.344 tổ chức và đến năm 2000 tăng lên 66.000 tổ chức [37,22]. Loại hình các tổ chức ngày càng đa dạng, trong đó loại hình trồng trọt chiếm 44,8%, chăn nuôi 24,1%, thuỷ sản 8,2%, lâm nghiệp, thổ sản 10,4%, các loại hình khác 10,5%. Về loại hình liên kết thì phơng thức hợp đồng chiếm 51,9%, hợp tác 12,6%, cổ phần 13,3%, các phơng thức khác khoảng hơn 20%; các xí nghiệp đầu tầu có hơn 27000, các tổ chức trung gian có hơn 2200. Sự phân bố các tổ chức kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp có sự khác nhau giữa các vùng miền. Năm 1997, ở miền Đông có 6611 tổ chức kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp, miền Trung có 4336 và miền Tây có 887 tổ chức, chiếm tổng số tổ chức trong toàn quốc theo tỷ lệ lần lợt là 55,9%; 36,7%: 7,4% [10,12]. Kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp miền trung và miền Tây Trung Quốc có tiềm năng phát triển lớn và đã xuất hiện nhiều tổ chức kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp mạnh nh Cửu Sơn, Du Tử, Song Hội, Mông Ngu. Các tổ chức này cũng mở rộng sang nhiều ngành nghề, khu vực cũng rộng khắp từ miền Đông sang miền Tây. Một số tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển chế độ kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp. Số nông hộ tham gia tổ chức kinh doanh này ngày càng tăng: năm 1996 có 1995,1 vạn hộ tham gia, năm 1998 tăng lên 4923,27 vạn hộ; năm 2000 là 5900 hộ và sang năm 2001 con số đã tăng lên tới 9400 vạn. Thu nhập của các hộ tham gia kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp cũng không ngừng tăng lên: năm 1998 là 800 NDT; năm 2000 tăng lên 900 NDTvà đến năm 2001 là 1000 NDT [37,22]. Sự phát triển của chế độ kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp đã nâng cao mức sống của ngời nông dân, cải thiện bộ

mặt nông thôn Trung Quốc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì thế, nhiều ngời cho rằng, chế độ kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp là cầu nối có hiệu quả để hiện đại hoá nông nghiệp, là lối thoát cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp trung quốc từ năm 1992 đến năm 2008 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w