Củng cố và hoàn thiện các xí nghiệp hơng trấn.

Một phần của tài liệu Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp trung quốc từ năm 1992 đến năm 2008 (Trang 45 - 50)

Vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỉ XX, vai trò của xí nghiệp hơng trấn Trung Quốc rất nổi bật trong việc tạo ra một sức sống mới ở vùng nông thôn rộng lớn vốn đắm chìm trong bế tắc và đói nghèo. Các nhà

lãnh đạo Trung Quốc đã đánh giá rất cao, coi xí nghiệp hơng trấn là “thu hoạch lớn nhất nằm ngoài dự đoán” (Đặng Tiểu Bình), là “thành quả quan trọng” (Giang Trạch Dân) của cuộc cải cách ở nông thôn, và là “một đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc” (Lý Bằng). Một nhà khoa học Mỹ gốc Trung Quốc, giáo s Hoàng Tôn Trí nhận định rằng “chính sự phát triển của công nghiệp hoá nông thôn và nghề phụ cuối cùng mới làm giảm bớt số lao động bị dồn ứ trong sản xuất nông nghiệp kéo dài hàng trăm năm ở Trung Quốc”, vì vậy, “sự phát triển của xí nghiệp hơng trấn là có ý nghĩa hiện thực đối với hiện đại hoá của nông thôn Trung Quốc, thậm chí của toàn Trung Quốc”. Do đó, ông cho rằng, “thành tựu chủ yếu của cải cách kinh tế ở nông thôn Trung Quốc là sự phát triển của xí nghiệp hơng trấn, mà không phải là chế độ khoán sản phẩm nh những ngời khác đã nói” [36,410]. Tuy nhiên, những năm sau này, bên cạnh việc đề cao những đóng góp tích cực và to lớn của xí nghiệp hơng trấn, ngời ta lại nói nhiều về những thiếu sót và hạn chế, thậm chí những tác hại của xí nghiệp hơng trấn. Do đó, các ngành, các giới ở Trung Quốc đều cho rằng, củng cố và hoàn thiện xí nghiệp hơng trấn là việc cấp bách của Trung Quốc trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

Trong thời kỳ này, Trung Quốc có khoảng 2,2 triệu xí nghiệp hơng trấn, sản lợng hàng năm là hơn 8000 tỷ NDT, tốc độ tăng trởng trên dới 30%/năm [36,415]. Quy mô xí nghiệp hơng trấn dần dần đợc mở rộng. ở các vùng ven biển, các xí nghiệp hơng trấn có xu hớng chuyển sang áp dụng công nghệ tiên tiến, xuất khẩu thu ngoại tệ. Các xí nghiệp hơng trấn đã phát triển vững vàng hơn, bắt đầu hình thành các tập đoàn doanh nghiệp lớn, kinh doanh xuyên quốc gia nh đồ điện gia dụng Thuận Đức (Quảng Đông), tập đoàn đồ chơi Đông Hoãn, tập đoàn tơ lụa Ngô Giang (Giang Tô)... và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông thôn và hiện đại hoá nông nghiệp của Trung Quốc.

Các xí nghiệp hơng trấn đã thu hút một lợng lớn lao động d thừa trong nông nghiệp. Theo thống kê, Trung Quốc thời kỳ này có khoảng 400 triệu lao động nông nghiệp, bình quân mỗi năm còn tăng mới khoảng 10 triệu. trong vòng 10 năm từ 1981-1990, số nhân viên làm việc trong các xí nghiệp hơng trấn đã tăng từ 28,28 triệu lên 92,65 triệu ngời, tăng 64 triệu ngời. Năm 1991, tổng số công nhân viên chức xí nghiệp hơng trấn đạt 96,09 triệu ngời, chiếm 25,8% tổng số lao động nông nghiệp cả nớc. Năm 1992 đạt hơn 100 triệu ng-

ời, tăng hơn 4 triệu ngời so với năm 1991. Những năm gần đây, mỗi năm các xí nghiệp hơng trấn tạo ra khoảng 6 triệu cơ hội việc làm mới, trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 8 đã chuyển dịch tổng cộng khoảng 30 triệu lao động nông nghiệp, số lao động trong các xí nghiệp hơng trấn đã lên đến 128 triệu ngời, chiếm hơn 1/4 lao động ở nông thôn [36,418]. Những số liệu trên đây chứng tỏ số lao động tăng mới ở nông thôn, chủ yếu đợc di chuyển đến xí nghiệp hơng trấn, tạo điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. sự phát triển của xí nghiệp hơng trấn đã mở ra con đờng hữu hiệu để bố trí và lu động hợp lý các nguồn lực ở nông thôn, các hình thức rời ruộng không rời làng, đã di chuyển một số lợng lớn sức lao động nông nghiệp, vừa góp phần làm giảm sức ép của lao động nông nghiệp đối với ruộng đất, vừa nâng cao năng suất lao động nông nghiệp.

Trung Quốc là nớc dân số đông, thu nhập bình quân theo đầu ngời thấp. Cho nên thiếu vốn là vấn đề nan giải kinh niên của hiện đại hoá nông nghiệp. Xí nghiệp hơng trấn đã trở thành nguồn cung cấp vốn quan trọng cho quá trình đó. Trớc đây, chiến lợc phát triển kinh tế truyền thống thông qua phơng thức mở rộng tỷ giá cánh kéo sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, hàng năm nhà nớc đã lấy đi một lợng lớn “thặng d kinh tế” từ nông nghiệp để bù đắp cho công nghiệp. Theo thống kê, từ sau khi nớc Trung Hoa mới ra đời đến trớc năm 1978, nông nghiệp đã cung cấp cho công nghiệp khoảng 600- 800 tỷ NDT. Sự phát triển mạnh mẽ của xí nghiệp hơng trấn từ đầu những năm 80 đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết khó khăn lớn trên đây của tiến trình hiện đại hoá nông nghiệp. Trong khoảng thời gian này, giá trị sản xuất hàng năm của xí nghiệp hơng trấn là khoảng 8000 tỷ NDT, chiếm 5% tổng giá trị sản xuất ở nông thôn. Lợng vốn cung cấp cho nông nghiệp ngày càng lớn. Thực hiện phơng châm “lấy công nghiệp bổ sung cho nông nghiệp”, “lấy công nghiệp xây dựng nông nghiệp”, hàng năm số vốn mà xí nghiệp hơng trấn chi cho nông nghiệp đạt hàng chục tỷ NDT, thờng bằng khoảng 80% đầu t của nhà nớc cho nông nghiệp. ở một số tỉnh mà xí nghiệp hơng trấn tơng đối phát triển, số vốn chi viện cho nông nghiệp tơng đối khá. Các tỉnh Giang Tô, Liêu Ninh... hàng năm chi viện cho nông nghiệp hàng trăm triệu NDT để xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Ngoài ra, xí nghiệp hơng trấn còn trang bị trực tiếp cho nông nghiệp nhiều loại máy móc nhỏ, phân hoá học, thuỷ điện nhỏ... góp phần thúc đẩy nông nghiệp đi vào hiện đại hoá.

Xí nghiệp hơng trấn còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu việc làm ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế truyền thống ở nông thôn Trung Quốc trớc đây vẫn coi nông nghiệp là chính, trong nông nghiệp thì ngành trồng trọt vẫn luôn luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 1978, tỷ trọng giá trị sản lợng nông nghiệp trong giá trị tổng sản phẩm xã hội nông thôn lên tới 70%, trong nông nghiệp thì ngành trồng trọt lại chiếm tới 76,7%. Thông qua việc di chuyển sức lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, sự phát triển của các xí nghiệp hơng trấn đã làm thay đổi phơng thức tổ chức và hiệu quả sử dụng các nguồn lực ở nông thôn, làm cho cơ cấu kinh tế truyền thống ở nông thôn chuyển từ cơ cấu kinh tế hiệu quả thấp sang cơ cấu kinh tế hiệu quả cao hơn. Tổng giá trị tổng sản phẩm xã hội nông thôn, tỷ trọng giá trị sản lợng nông nghiệp đã từ 70% năm 1978 giảm xuống 46,5% vào năm 1988; còn giá trị sản lợng phi nông nghiệp đã từ 30% tăng lên 53,5%. Năm 1987 lần đầu tiên giá trị sản lợng phi nông nghiệp vợt qua nông nghiệp, đánh dấu sự thay đổi về chất trong cơ cấu kinh tế nông thôn Trung Quốc. Sự thay đổi đó đã tiếp tục diễn ra trong những năm sau đó.

Xí nghiệp hơng trấn phát triển còn góp phần làm thay đổi cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trớc đây, Trung Quốc thực hiện chiến lợc u tiên phát triển công nghiệp. Nhng trong quá trình công nghiệp hoá, do dân số tăng quá nhanh, vốn xây dựng ít, các thành phố đã không đủ sức thu hút số lao động d thừa ở nông thôn. Trong bối cảnh nh vây, sự phát triển mạnh mẽ của xí nghiệp hơng trấn ở một mức độ nhất dịnh đã góp phần làm thay đổi chiến lợc phát triển kinh tế truyền thống và quá trình vận động của nền kinh tế. Tỷ trọng sức lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội của cả nớc đã từ 71% năm 1978 giảm xuống còn 57,9% vào năm 1988 và dới 17% trong thời gian này. Cũng trong thời kỳ này, tỷ trọng công nhân viên chức làm việc trong các xí nghiệp hơng trấn chiếm trong tổng số lao động nông thôn đã từ 9,5% tăng lên 28%.

Sự phát triển của xí nghiệp hơng trấn còn làm cho cơ cấu ngành nghề ở nông thôn Trung Quốc cũng thay đổi sâu sắc theo hớng giảm bớt tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong giá trị tổng sản phẩm xã hội nông thôn, còn tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp nh công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, th- ơng nghiệp, dịch vụ ăn uống tăng lên. Theo đó, cơ cấu việc làm ở nông thôn cũng thay đổi, số lao động làm nông nghiệp giảm, còn số lao động trong các

nghành nghề phi nông nghiệp tăng lên. Nh vậy, sự phát triển nhanh chóng của xí nghiệp hơng trấn từ đầu những năm 80 đến những năm đầu thế kỉ XXI đã làm biến đổi nền kinh tế độc canh lâu đời ở nông thôn, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu việc làm ở nông thôn, từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện của kinh tế nông thôn Trung Quốc. Xí nghiệp hơng trấn không những mở ra cục diện mới thực hiện công nghiệp hoá, mà còn kéo theo sự phát triển của quá trình đô thị hoá nông thôn. Đã xuất hiện một loạt thị trấn phát triển toàn diện cả công nghiệp, nông nghiệp, thơng nghiệp, xây dựng, vận tải và dịch vụ.., lấy xí nghiệp hơng trấn làm chủ thể ở các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông, Sơn Đông...

Có thể thấy, cho đến những năm đầu thế kỉ XXI, các xí nghiệp hơng trấn đã trở thành trụ cột trong sự phát triển của các thành phố, thị trấn nhỏ ở nông thôn, thể hiện ở chỗ các ngành công nghiệp và dịch vụ của thành phố, thị trấn nhỏ chủ yếu là xí nghiệp hơng trấn; lực lợng lao động trong các thành phố, thị trấn nhỏ cũng chủ yếu dựa vào xí nghiệp hơng trấn, đặc biệt là các đội xây dựng.

Tuy nhiên, bên cạnh những u điểm tích cực, nổi trội, xí nghiệp hơng trấn vẫn còn những hạn chế và tồn tại nh các giai đoạn trớc cha thể khắc phục đợc. Đó là sự phát triển mất cân đối, phân bố không tập trung đã gây ra những hậu quả xấu về kinh tế - xã hội nh xí nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản, gây lãng phí vốn của tập thể và của nông dân; môi trờng sống ở nông thôn ô nhiễm; chiếm dụng nhiều đất canh tác, làm ảnh hởng đến sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, xí nghiệp phân tán còn làm cho quá trình công nghiệp hoá không ăn khớp với quá trình đô thị hoá ở nông thôn, các ngành dịch vụ sẽ không có điều kiện phát triển, không thể tập trung các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng. Tốc độ phát triển quá nhanh của các xí nghiệp hơng trấn cũng khiến cho hiệu quả kinh tế giảm. Không những thế, nó còn làm cho hiệu quả của bản thân xí nghiệp hơng trấn cũng bị giảm sút, số lợng xí nghiệp hơng trấn làm ăn thua lỗ tăng lên.

Các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học Trung Quốc đều cho rằng, những nhợc điểm trên đây rất cơ bản và nghiêm trọng, nếu không đợc khắc phục kịp thời sẽ hạn chế tác dụng của xí nghiệp hơng trấn đối với cải cách, phát triển ở nông thôn và hiện đại hóa nông nghiệp của Trung Quốc. Chính vì

thế, một loạt biện pháp đã đợc đa ra nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế trên, góp phần hoàn thiện các xí nghiệp hơng trấn ở Trung Quốc. Cụ thể nh duy trì tốc độ phát triển xí nghiệp hơng trấn một cách hợp lý nhằm giảm bớt căng thẳng cho việc cung cấp nguyên vật liệu và thu hút nhân công, tạo điều kiện thuận lợi cho phơng hớng di chuyển tiến bộ hơn, tức là “vừa rời ruộng, vừa rời làng” để giải phóng ruộng đất, tập trung kinh doanh trên quy mô lớn, có lợi cho hiện đại hoá nông nghiệp. Phải chọn đợc những ngành nghề chủ đạo trong nội bộ công nghiệp hơng trấn, từ đó làm cơ cấu ngành nghề của xí nghiệp hơng trấn đạt tối u. phải chú ý nâng cao tỷ trọng của ngành dịch vụ nhằm phục vụ cho đại công nghiệp, đời sống nhân dân và xuất khẩu. Đối với các tỉnh ven biển, xí nghiệp hơng trấn cần chuyển từ các ngành tập trung nhiều lao động làm nòng cốt, sang các ngành có hàm lợng vốn và kỹ thuật cao làm nòng cốt. Còn đối với khu vực miền Trung và miền Tây, cần lợi dụng u thế về tài nguyên thiên nhiên và sức lao động d thừa, phát triển ngành chế biến nông lâm sản và ng nghiệp, khai thác và tuyển quặng, những ngành cần nhiều lao động...

Ngoài ra, phải nâng cao trình độ khoa học - kĩ thuật của xí nghiệp hơng trấn, nhà nớc phải điều chỉnh lại các chính sách về thuế, về tiền lơng, lao động và phân phối, đặc biệt cần có chính sách u đãi đối với xí nghiệp hơng trấn ở khu vực miền núi.

Đóng góp của xí nghiệp hơng trấn đối với sự phát triển nông thôn và hiện đại hoá Trung Quốc là hết sức to lớn và tích cực, góp phần giải quyết nạn d thừa lao động ở nông thôn, cung cấp vốn và kĩ thuật cho hiện đại hoá nông nghiệp, thúc đẩy tăng trởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo h- ớng hiện đại, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân, thúc dẩy quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Dù xí nghiệp hơng trấn có nhiều tồn tại và hạn chế, song duy trì và phát triển loại xí nghiệp này vẫn là một biện pháp rất cần thiết cho sự phát triển cuả nông thôn và hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc. Đợc sự củng cố và hoàn thiện, hệ thống xí nghiệp hơng trấn chắc chắn sẽ tiếp tục là điểm tăng trởng nổi bật trong nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp trung quốc từ năm 1992 đến năm 2008 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w