Thời kì quá độ trong cải cách chế độ khoán.

Một phần của tài liệu Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp trung quốc từ năm 1992 đến năm 2008 (Trang 40 - 45)

Sau hơn 20 năm thực hiện, chế độ khoán ruộng đất đã nảy sinh ra một số vấn đề mới cần giải quyết, đã gây trở ngại lớn đối với công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp ở Trung Quốc. Vì thế, ở Trung Quốc, các học giả và cán bộ hoạt động thực tiễn đã tranh luận nhiều, một số cho rằng chế độ khoán “tiềm lực đã cạn”, đã mắc chứng “lão suy” nên cần cải cách. Một số khác lại cho rằng: ít nhất trong vòng 30 năm tới, những cuộc cải cách và thí điểm thăm dò cha đủ để mang lại chế độ mới thay thế chế độ khoán sản phẩm, vì vậy nên ổn định chế độ khoán.

Trớc những chủ trơng khác nhau nói trên, quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc là: trớc khi xác định cụ thể thời cơ và yêu cầu của việc cải cách chế độ khoán trách nhiệm sản xuất cần phải nhìn lại lịch sử vấn đề cải cách quan hệ sản xuất trong nông nghiệp Trung Quốc để tránh tình trạng phiêu lu, nóng vội nh những năm 50 hay “mu cầu ổn định, sợ hỗn loạn” trong những năm 80; để thấy đợc rằng trong mọi biến đổi của xã hội Trung Quốc, hai khuynh hớng t tởng chênh lệch nhau kiểu này đều rất dễ xuất hiện, cần phải đề phòng. Nhng trớc mắt, do việc “ổn định chế độ khoán sản phẩm” đã đợc coi là quốc sách, việc cải cách chế độ khoán sản phẩm hiện hành còn

khó khăn hơn việc thực hiện nó rất nhiều lần, vì vậy theo họ cần đặc biệt chú ý đề phòng t tởng “mu cầu ổn định, sợ hỗn loạn” cản trở tính tích cực và mạnh dạn tìm tòi hình thức cải cách và hoàn thiện chế độ khoán trách nhiệm sản xuất. Tích cực và mạnh dạn tìm tòi là hết sức quan trọng đối với việc hoàn thiện hay cải cách chế độ khoán; nếu không chế độ khoán sẽ rất khó hoàn thiện, càng không thể nói đến chuyện cải cách. Sự tìm tòi này ớc tính phải đợc tiến hành trong thời gian một, hai chục năm hoặc lâu hơn nữa. Bởi vì trong thời kì này, trên cả nớc Trung Quốc, thời cơ để tiến hành một cuộc cải cách lớn đối với chế độ khoán hiện hành, thay thế nó bằng một hình thức kinh doanh nông nghiệp hiện đại hơn còn rất khó hình thành và cha chín muồi, ít nhất là trong khoảng thời gian nói trên. Điều này buộc Trung Quốc một mặt phải tiếp tục duy trì chế độ khoán trách nhiệm sản xuất, mặt khác phải tích cực mạnh dạn tìm kiếm các hình thức cải cách. Có nh vậy mới nhanh chóng tạo ra thời cơ tiến hành một cuộc cải cách lớn đối với chế độ khoán sản phẩm. Một khi thời cơ đã đến và chín muồi, nó sẽ cung cấp những kinh nghiệm để thành công và những hình thức kinh doanh nông nghiệp mới sẽ trở thành những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông nghiệp ở Trung Quốc, phát huy vai trò quan trọng trong việc thực hiện đến cùng quá trình này.

Nói chung, chứng “lão suy” của chế độ khoán ở Trung Quốc đã làm cho chế độ này ngày càng không thích ứng với sự phát triển của sức sản xuất nông nghiệp nớc này, trở thành một trở ngại lớn đối với công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp, cho thấy việc tiến hành cải cách chế độ khoán trách nhiệm sản xuất là một tất yếu; song để đa sự tất yếu này trở thành hiện thực, và tiến hành một cuộc cải cách lớn đối với chế độ này trên phạm vi cả nớc thì lại phải do các nhân tố ngoài chế độ khoán sản phẩm quyết định, tiêu biểu là tình hình phát triển kinh tế- xã hội nói chung ở Trung Quốc. Chỉ khi sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc đã đến mức có thể cung cấp đầy đủ cơ hội việc làm mới cho tất cả những nông dân muốn rời khỏi ruộng đồng chuyển sang làm tại ngành công nghiệp và dịch vụ, khi tiến trình cải cách xã hội ở nớc này có thể xoá bỏ hoàn toàn những trở ngại đối với việc tự do lựa chọn nghề nghiệp, tự do di dời của ngời nông dân do nền kinh tế kế hoạch trớc đây gây ra, và nền kinh tế thị trờng xã hội chủ nghĩa không còn là khẩu hiệu mà trở thành hiện thực, thì quá trình ngời nông dân rời khỏi ruộng đồng trên quy mô

lớn mới có thể đợc thực hiện. Chỉ khi đó, thời cơ để tiến hành một cuộc cải cách lớn đối với chế độ khoán ở Trung Quốc mới có thể thực sự đợc hình thành và từng bớc đạt đến độ chín muồi. Còn trong thời gian này, thời cơ đó còn xa vời, nếu vội vàng thực hiện một cuộc cải cách lớn đối với chế độ khoán thì đó không chỉ là một hành động mạo hiểm mà còn không thể thành công.

chế độ khoán ruộng đất trong giai đoạn này còn nhiều tồn tại và hạn chế, những hạn chế đó không phải do bản thân chế độ gây ra, mà do sự thiếu hiểu biết và thiếu thận trọng của con ngời khi thực hiện chế độ này, chẳng hạn nh việc phân chia ruộng đất quá vụn vặt, nền kinh tế tập thể bị suy yếu, sử dụng ruộng đất bừa bãi, quyền tài sản không rõ ràng... Trớc khi tiến hành cuộc cải cách lớn đối với chế độ khoán trách nhiệm sản xuất, cần phải giải quyết những khó khăn đó thông qua việc cải tiến, hoàn thiện bản thân chế độ khoán, tiến hành hàng loạt công tác thúc đẩy thời cơ cải cách nhanh chóng xuất hiện. Có thể thấy rằng, do lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn, trình độ phát triển kinh tế xã hội của các vùng rất không đồng đều thậm chí có những khác biệt rất lớn, nên thời cơ để tiến hành cải cách chế độ khoán ruộng đất không đến cùng một lúc, thờng là nơi trớc, nơi sau. Điều này đòi hỏi nhà nớc phải có ph- ơng châm chỉ đạo và tiến hành cải cách từng bớc, tránh tình trạng “chặt phăng một nhát” nh đã từng xảy ra với nhiều việc trớc đây. Thực tế cá biệt ở một số vùng đã có một số điều kiện cơ bản để tiến hành cải cách chế độ khoán ruộng đất, nh trình độ của các ngành công nghiệp và dịch vụ đã gần nh có thể đa toàn bộ lực lợng lao động d thừa trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển dịch ra ngoài; cái mà những vùng này còn thiếu chỉ là những chính sách cũ ở tầm vĩ mô của nhà nớc cần đợc xoá bỏ, chẳng hạn nh chế độ hộ khẩu cũ và một loạt những chính sách cắt rời thành thị và nông thôn, có khuynh hớng u đãi hơn đối với thành thị, hạn chế ngời nông dân... còn cha đợc xoá bỏ hoặc cha đợc xoá bỏ hoàn toàn. Nếu nhà nớc quyết tâm nhanh chóng xoá bỏ những chính sách này, thay thế bằng những chính sách mới có lợi cho việc tự do lu động của ngời nông dân cũng nh có lợi cho công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc thì cơ hội để tiến hành cải cách chế độ khoán ruộng đất của những vùng này sẽ xuất hiện sớm hơn ở những vùng khác rất nhiều. Khi đó các vùng này có thể thực hiện một cuộc cải cách tơng đối lớn đối với chế độ khoán trớc các vùng khác. Nó sẽ dọn đờng, cung cấp kinh nghiệm làm mẫu và thúc đẩy sớm việc sớm thực hiện cải cách tơng tự trên phạm vi cả nớc. Những

chuyển động bớc đầu có thể thấy từ một số huyện thị ở tỉnh Quảng Đông và một số vùng ven biển [36,321].

Tuy nhiên, khi tiến hành cải cách chế độ khoán ruộng đất, Trung Quốc lại gặp phải một vấn đề vô cùng quan trọng là phải đánh giá nh thế nào về hình thức kinh doanh nông nghiệp theo mô hình kinh tế gia đình, cần phải xoá bỏ hay tiếp tục duy trì nó. Rất nhiều ngời cho rằng sản xuất và kinh doanh nông nghiệp theo quy mô hộ là một hình thức cơ bản cần đợc duy trì trong quá trình phát triển lâu dài của nền nông nghiệp Trung Quốc.Trên thực tế, Trung Quốc chủ trơng tiếp tục duy trì lâu dài hình thức tổ chức và sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo kiểu kinh tế gia đình bởi nó không mâu thuẫn với công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp, trái lại nó còn có tác dụng thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông nghiệp phát triển.

ở các nớc có nền nông nghiệp phát triển cũng coi kinh doanh gia đình là hình thức cơ bản. đơn vị có vị trí thống trị trong lĩnh vực nông nghiệp ở các nớc phát triển hiện nay không phải là các nông trờng cỡ lớn do các nhà t bản nông nghiệp lập nên, mà là các nông trại gia đình hiện đại có quy mô vừa và nhỏ. Vào cuối những năm 80, loại nông trại kiểu này chiếm 91,5% trong tổng số nông trại trên toàn Canada, chiếm khoảng 90% trong tổng số các nông trại ở Mỹ, còn ở Pháp là xấp xỉ 100% [36,325]. Cho đến nay, tình hình các nông trại gia đình chiếm số lợng tuyệt đối vẫn cha có gì thay đổi ở các nớc này, trong khi quy mô kinh doanh của các nông trại mở rộng không ngừng. Tình hình ở các nớc phát triển khác về cơ bản cũng tơng tự nh vậy.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nguyên nhân chủ yếu là đặc điểm sản xuất nông nghiệp không giống với sản xuất công nghiệp hiện đại. Thờng thờng chỉ có hình thức kinh doanh gia đình mới có thể thích ứng đợc với đặc điểm này, hay nói cách khác, hình thức kinh doanh gia đình có khả năng thích ứng nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Đó là những đặc điểm nh tính phân tán mạnh; quá trình sản xuất lại bị động, lệ thuộc vào hoàn cảnh; không xác định đợc lao động cần sử dụng trong quá trình sản xuất; hiệu quả sản xuất cũng khó dự đoán, không ổn định. sản xuất nông nghiệp còn đòi hỏi phải có những quyết định chủ động, linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng nơi từng lúc mà các tổ chức có quy mô lớn rất khó có thể thực hiện đợc, trong khi đó các nông trại gia đình hiện đại có quy mô vừa

và nhỏ lại không hề gặp khó khăn gì . Đó là những nguyên nhân quan trọng khiến cho hình thức kinh doanh gia đình luôn giữ địa vị thống trị trong sản xuất nông nghiệp ở các nớc phát triển.

Bởi thế, trong tơng lai, cho dù có hoàn thành xong công cuộc hiện đại hoá, nền nông nghiệp của Trung Quốc vẫn có thể coi hình thức kinh doanh gia đình là hình thức cơ bản trong tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Đây không chỉ là kết luận từ những bài học lịch sử trong quá trình hợp tác hoá nông nghiệp ở Trung Quốc mấy chục năm trớc mà còn là kết luận từ thực tiễn phát triển nông nghiệp ở các nớc phát triển. Những phân tích của các nhà khoa học cũng trùng với ý tởng, chủ trơng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ngày 25/9/1998, khi đi thị sát tình hình phát triển nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã phát biểu: “Không thể có vấn đề là sau khi nâng cao trình độ sức sản xuất thì phải thay đổi chế độ khoán đến hộ”. “Kinh doanh khoán đến hộ không chỉ thích hợp với nông nghiệp truyền thống mà còn thích hợp với nông nghiệp hiện đại” [36,330].

Bên cạnh việc củng cố, duy trì hình thức sản xuất và kinh doanh gia đình thì cần phải xây dựng lại và đổi mới tổ chức hợp tác nông nghiệp, phải thu hồi mọi quyền lực của tổ chức kinh tế hợp tác từ tay đơn vị hành chính nông thôn, đồng thời cố gắng tách bạch một cách thật rõ ràng giữa tổ chức kinh tế và tổ chức hành chính thôn. Trung Quốc cho rằng điều này cần đợc thực hiện một cách nghiêm túc, coi đó là một nội dung quan trọng trong quá trình hoàn thiện và cải cách chế độ khoán. việc xây dựng lại và đổi mới tổ chức hợp tác nông nghiệp ở Trung Quốc sau này phải tuân theo những nguyên tắc nh: tổ chức hợp tác phải đa dạng về hình thức; tôn trọng tính tự chủ và tự nguyện của các hộ nông dân tham gia; chính quyền nắm vai trò đề xớng và h- ớng dẫn song không đợc tham gia trực tiếp thông qua các biện pháp hành chính nh trớc đây. Có nh vậy, tổ chức hợp tác nông nghiệp mới có thể trở thành một tổ chức đại diện cho nông dân, tạo ra mối liên hệ giữa các gia đình nông dân giúp đỡ lẫn nhau cùng có lợi.

Hiện nay rất nhiều ngời Trung Quốc cha thực sự coi trọng việc xây dựng lại và đổi mới tổ chức hợp tác nông nghiệp, công việc đó vẫn cha trở thành chơng trình hành động rộng rãi trong cả nớc. Điều này rất tai hại, vì dù xét từ việc hoàn thiện và cải cách chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình

nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp Trung Quốc không ngừng phát triển lành mạnh, hay xét từ việc cần phải thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp thì việc này đều vô cùng quan trọng. Xem xét nền nông nghiệp hiện đại ở các nớc phát triển, có thể thấy rằng, những nền nông nghiệp đã hoàn thành quá trình hiện đại hoá, ngoài cơ sở kĩ thuật, chủ yếu còn có ba nhân tố kinh tế và xã hội thúc đẩy những nền nông nghiệp này đạt đợc mục tiêu nh ngày nay và duy trì đợc sự phát triển liên tục, đó là: kinh doanh gia đình, tổ chức hợp tác nông nghiệp, dịch vụ xã hội hoá. Trong đó tổ chức hợp tác nông nghiệp là khâu quan trọng và cũng là khâu trung gian để liên kết một cách thoả đáng hai nhân tố kinh doanh gia đình và dịch vụ xã hội hoá. Nếu thiếu khâu trung gian này thì nền nông nghiệp của các nớc phát triển cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Do vậy, tất cả các nớc phát triển đều hết sức coi trọng và xây dựng nhiều loại hình tổ chức hợp tác nông nghiệp, thông qua các tổ chức này để liên kết các nông trại gia đình lại với nhau và thực hiện dịch vụ xã hội hoá đối với các nông trại đó.

ở Trung Quốc chế độ khoán ruộng đất đã khiến cho quy mô kinh doanh của các hộ rất nhỏ bé, khả năng kinh tế và khả năng thích ứng với những thay đổi bên ngoài của tình hình bên ngoài là rất kém. Chế độ dịch vụ xã hội hoá trong nông nghiệp Trung Quốc manh mún, lạc hậu. Thêm vào đó, thị trờng vật t nông nghiệp và thị trờng hàng nông sản của Trung Quốc rất lộn xộn, hầu hết các hộ nông dân đều cha thích ứng với một thị trờng biến đổi khôn lờng... Tất cả những điều này đã thôi thúc Trung Quốc phải thực hiện cải cách chế độ khoán ruộng đất, xây dựng lại các tổ chức hợp tác nông nghiệp để có thể phục vụ và giải quyết khó khăn cho nông dân. Do vậy, ngời ta cho rằng, lãnh đạo Trung Quốc cần phải tích cực và mạnh dạn tìm kiếm các hình thức cải cách chế độ khoán ruộng đất; nhanh chóng xem xét, xây dựng lại tổ chức hợp tác nông nghiệp, bởi những hình thức kinh doanh nông nghiệp mới sẽ trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nông nghiệp ở Trung Quốc, phát huy vai trò quan trọng trong việc thực hiện đến cùng quá trình này.

Một phần của tài liệu Quá trình hiện đại hoá nông nghiệp trung quốc từ năm 1992 đến năm 2008 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w