6 tháng đầu năm
4.3.2. Đối với ngành Du lịch
Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch: tuyên truyền về vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế. Du lịch thực sự trở thành nền kinh tế mũi nhọn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nâng cao nhận thức của người dân, người làm du lịch có ý thức, cách nhìn, cách làm về thời vụ du lịch. Người dân có trách nhiệm
hơn nữa trong việc duy trì và bảo tồn tài nguyên du lịch, đảm bảo phát triển bền vững. Quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam sâu rộng hơn nữa trên thế giới, truyền tải được các khẩu hiệu du lịch vào tâm thức du khách, thúc đẩy động cơ muốn tìm hiểu, khám phá đất nước và con người Việt Nam.
Chú trọng đến công tác giáo dục và đào tạo: đội ngũ lao động trong ngành du lịch hiện nay chất lượng thực sự chưa cao, thiếu tính chất chuyên nghiệp. Ngoài những đội ngũ trẻ bây giờ được đào tạo về du lịch thì những người ngoài tuổi tứ tuần làm du lịch thì chủ yếu không được đào tạo về cách làm du lịch. Trong khi đó, đội ngũ được đào tạo một phần lớn lại không đáp ứng được nhu cầu công việc về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm sau khi ra trường. Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ còn hạn chế, sử dụng chủ yếu vẫn là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Một số ngoại ngữ hiếm thì rất ít người có khả năng giao tiếp tốt.
Phát triển du lịch phải đảm bảo phát triển bền vững: không chỉ có ngành Du lịch mà các ngành liên quan cần phải phối hợp tăng cường quản lý về tài nguyên, môi trường du lịch; giữ gìn môi trường du lịch lành mạnh, bảo đảm phát triển bền vững.
Giải quyết tốt các thủ tục hành chính: Các thủ tục hành chính như xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, VISA, hộ chiếu cần đơn giản và gọn nhẹ, tránh gây phiền hà, sách nhiễu đối với khách. Những người làm hải quan thường xuyên tiếp xúc với khách có được kiến thức về du lịch là rất tốt. Một số chính sách cởi mở hơn cho một số đối tượng khách như chính phủ đã làm, đó là miễn phải làm VISA cho việt kiều ở một số quốc gia về nước. Tổng cục du lịch cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại Giao, Bộ Công An và Tổng cục hải quan trong sửa đổi, cắt giảm, cải tiến các thủ tục gây phiền hà cho khách du lịch.
Giải quyết tốt các vấn đề về an toàn thực phẩm: Theo khảo sát gần đây, kết quả về chất lượng thực phẩm không đủ tiêu chuẩn cung cấp cho khách, hơn nữa tỷ lệ thực phẩm không an toàn rất cao. Cần có sự vào cuộc của các ban ngành liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát các nhà hàng, khách sạn đảm bảo chất lượng món ăn cung cấp cho khách.
KẾT LUẬN
Ngày nay du lịch đang là một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Kinh doanh khách sạn là một phần không thể thiếu trong hoạt dộng du lịch.
Cùng với số lượng gia tăng của khách du lịch tới Việt Nam, số lượng khách sạn cũng từ đó phát triển nhanh chóng làm tăng thêm tính cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh khách sạn. Đứng trước tình hình đó khách sạn cần phải đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch, việc nghiên cứu tìm hiểu nâng cao chất lượng phục vụ của khách sạn rất được quan tâm. Chính vì thế mà chất lượng dịch của khách sạn ngày càng được đảm bảo.
Trong giai đoạn hiện nay, với việc xuất hiện nhiều khách sạn, nhà nghỉ và có sự cạnh tranh gay gắt với nhau nên việc đưa ra chiến lược marketing có ý nghĩa rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các nhà quản lý đầu tư kinh doanh khách sạn.
Với đề tài “Hoàn thiện chiến lược marketing nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống các khách sạn đạt tiêu chuẩn tại thành phố Nam Định” đã đề cập những lý luận cơ bản về chiến lược marketing trong kinh doanh khách sạn, đặc điểm kinh doanh khách sạn và chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn.
Đề tài tập trung nghiên cứu chiến lược marketing – mix tại hệ thống các khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên, phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh và chiến lược marketing đối với các sản phẩm dịch vụ của hệ thống các khách sạn này từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
Sau một thời gian nghiên cứu để hoàn thành khóa luận, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo An Thị Thanh Nhàn cùng với những cố gắng của bản thân trong suốt quá trình thực hiện đề tài, khoá luận là một bài học lớn của bản thân tác giả, mở ra cho tác giả những kiến thức thực tế rất cần thiết và quan trọng.
Nội.
[2] Nguyễn Văn Dung (05-2009), Chiến lược & chiến thuật quảng bá Marketing du lịch, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
[3] Trần Minh Đạo (2002), Marketing căn bản, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
[4] Nguyễn Kim Định (2010), Quản trị chất lượng, NXB Tài Chính, Hồ Chí Minh.
[5] Hoàng Thị Lan Hương và Nguyễn Văn Mạnh chủ biên (2008), Giáo trình môn Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[6] Mai Khôi (1997), Tổ chức kinh doanh khách sạn nhà hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.
[7] Nguyễn Trùng Khánh (2008), Giáo trình marketing du lịch, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
[8] Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
[9] Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[10] Tổng cục du lịch (1998), Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn, NXB Tổng cục du lịch, Hà Nội.
[11] Morison Alastaid (1998), “Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn”, NXB Tổng cục du lịch, Hà Nội
[12] Philip Kotler (2002), “Marketing căn bản”, NXB Thống kê, Hà Nội Các trang websie tham khảo:
www.atheenah.com.vn www.dulichnamdinh.com.vn www.tailieu.vn
www.vietnamtourism.com.vn www.vihoanghotel.com.vn