2 O Giai đ o ạ n III là d ị hoá oxy hoá a.pyruvic thành CO
6.4.2. Điều hòa thân nhiệt
Điều hòa thân nhiệt là làm cho nhiệt độ tăng hoặc giảm để thích ứng với môi trường. Cơ
6.4.2.1. Điều nhiệt hóa học
Điều nhiệt hóa học là những quá trình sinh lý gây biến đổi chuyển hóa và biến đổi sinh nhiệt do sự oxy hóa các chất dinh dưỡng. Nhiệt độ bên ngoài thấp thì chuyển hóa tăng và ngược lại; khi trời rét, cơ thể run làm tăng chuyển hóa rất nhiều, tăng chuyển hóa để sinh nhiệt hoàn toàn do các phản ứng hóa học sinh nhiệt nên gọi là điều nhiệt hóa học. Điều nhiệt hóa học còn do tác dụng của các kích tố nội tiết, biến đổi của sựđưa kích tố vào máu để điều nhiệt phụ thuộc vào hệ
thần kinh. Vai trò quan trọng trong điều nhiệt hoá học có thể kể tuyến yên: tuyến yên tác động đến quá trình oxy hóa của các tổ chức thông qua tuyến thượng thận và tuyến giáp. Chất thyroxin và adrenalin (hormon tuyến giáp và tuyến tủy thượng thận) tác động trực tiếp đến các tế bào để làm tăng mức độ oxy hóa của tế bào, adrenalin tác động nhanh hơn thyroxin.
6.4.2.2. Điều nhiệt lý học:
Điều nhiệt lý học là những quá trình làm thải nhiệt theo cơ chế vật lý. Cơ thể có thể thải nhiệt bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó chủ yếu là con đường bức xạ, dẫn truyền và bốc hơi. Nhiệt truyền theo con đường bức xạ khoảng 43- 71%, theo con đường dẫn truyền khoảng 31%, theo con đường bốc hơi khoảng 21 - 71% nhiệt lượng do cơ thể sản ra. Khoảng 3% nhiệt lượng cơ thể sản ra được sử dụng cho việc đốt nóng không khí hô hấp và theo nước tiểu, phân.
a. Thải nhiệt bằng dẫn truyền và bằng bức xạđều phụ thuộc vào một yếu tố, đó là sự chênh lệch giữa nhiệt độ da và nhiệt độ môi trường xung quanh. Nhiệt độ da làm cho cường độ bức xạ
và dẫn truyền nhiệt có thể bị thay đổi, do sự phân bố máu trong các mạch và do sự thay đổi lượng máu tuần hoàn.Sự phân bố lượng máu trong các mạch diễn ra như sau: khi nhiệt độ không khí giảm thấp, các mạch máu nhỏở da co lại. Do đó một lượng lớn máu được dồn vào các mạch thuộc các cơ quan nằm trong ổ bụng. Các lớp trên mặt da nhận được máu ít hơn, nên nhiệt bức xạ giảm xuống. Khi nhiệt độ không khí tăng cao, các mạch máu da nở rộng, lượng máu đổ về da nhiều hơn, nhiệt độ da tăng lên, do đó làm tăng bức xạ và dẫn truyền nhiệt. Truyền nhiệt bức xạ dưới dạng tia hồng ngoại, giữa các vật không tiếp xúc với nhau.Vật có màu đen hấp thu toàn bộ nhiệt lượng bức xạ tới, vật có màu trắng phản chiếu toàn bộ nhiệt lượng bức xạ.
b. Bốc hơi: là phương thức thải nhiệt đặc biệt quan trọng khi nhiệt độ của không khí cao hơn nhiệt độ của da (khoảng 28- 330C ). Một lít mồ hôi bốc hơi ở 370C lấy đi 580kcal. Khi mồ hôi
đổ nhiều, gây mất nhiều NaCl, gây mệt mỏi, có khi gây sốt. Do đó, cần phải bù đắp lại cho cơ thể
nước cũng như NaCl. Sự bốc hơi nước phụ thuộc vào độ ẩm của không khí. Không khí bảo hòa hơi nước thì quá trình bốc hơi không thể diễn ra được. Do đó , khi nhiệt độ cao và độ ẩm cao ta cảm thấy khó chịu hơn khi độ ẩm thấp. Một phần hơi nước được thải ra khỏi cơ thể bằng con
điều kiện bình thường, mỗi ngày nước bốc hơi qua phổi khoảng 300-400ml, tương ứng với nhiệt
được thải ra từ 175-232kcal.