Cơ quan phân tích thị giác (mắt).

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học (Trang 90 - 92)

Chương 9 SINH LÝ SINH SẢN 9.1 Ý nghĩa và quá trình phát triển cơ quan sinh sản.

10.2.5 Cơ quan phân tích thị giác (mắt).

10.2.5.1. Cu to cơ quan phân tích th giác.

Cấu tạo cơ quan phân tích thị giác gồm:

- Phần thụ cảm: cầu mắt nằm trong hốc mắt, có các cơ bám vào xương sọ làm cho mắt cử động, đường kính cầu mắt khoảng 24mm, gồm 3 lớp màng: màng cứng, màng mạch, màng lưới (võng mạc).

+ Hệ thống quang học của mắt gồm: giác mạc, thủy tinh thể, thủy tinh dịch (chất dịch trong suốt chứa đầy cầu mắt).

- Phần dẫn truyền: dây thần kinh thị giác

- Phần trung ương thần kinh: vùng thị giác trên vỏ não

10.2.5.2. Cơ chế th cm ánh sáng.

Quá trình thụ cảm ánh sáng diễn ra ở võng mạc.

- Khi ánh sáng chiếu vào mắt, hệ thống quang học có tác dụng làm cho ánh sáng bị khúc xạ

trước khi đến võng mạc, kết quả ánh sáng được tập trung ở điểm vàng đáy mắt, tại đây hình ảnh của vật được thu nhỏ, rõ nét và ngược so với vật thật.

- Võng mạc là nơi tập trung các tế bào thụ cảm ánh sáng: tế bào que, tế bào nón.

+ Dưới tác dụng của ánh sáng trong tế bào que Retinen chuyển từ dạng 11 – cix (dạng cong) sang dạng all – trans (dạng thẳng) và tách khỏi opsin (Rodopsin trong tế bào que phân giải thành opsin và retinen) làm thay đổi điện thế của tế bào que gây ra xung động thần kinh. Xung

động được gửi về não và não phân tích cho cảm giác.

+ Hoạt động của Iodopsin trong tế bào nón cũng tương tự như Rodopsin. Có 3 loại Iodopsin khác nhau, mỗi loại nhạy cảm nhất với một bước sóng nhất định: loại nhạy cảm với bước sóng 445nm (màu lam); loại nhạy cảm với bước sóng 535nm (màu lục) và loại nhạy cảm với bước sóng 579nm (màu đỏ). Các màu khác là sự pha trộn của 3 màu này với tỷ lệ khác nhau. Tùy từng màu mà thành phần, tỷ lệ tế bào nón tham gia thụ cảm khác nhau. Não nhận được các loạt xung

động, mã hóa, phân tích và tổng hợp để cho cảm giác về màu đó.

10.2.5.3. Sựđiu tiết mt.

Để thấy rõ vật ở những khoảng cách khác nhau thì mắt phải điều tiết bằng sự thay đổi độ

hội tụ ánh sáng của thủy tinh thể. Nếu khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp thì ảnh của vật hiện

- Nếu vật ở xa, thì ảnh của vật hiện trước võng mạc. Muốn ảnh hiện đúng võng mạc thì độ

hội tụ của ánh sáng phải giảm nên thủy tinh thể phải xẹp.

- Nếu vật ở gần hơn thì ảnh hiện sau võng mạc, do đó muốn ảnh hiện đúng võng mạc thì độ

hội tụ ánh sáng phải tăng lên nên thủy tinh thể phải phồng thêm.

Khả năng điều tiết của mắt có giới hạn và mắt chỉ có thể nhìn thấy rõ vật ở giữa 2 điểm:

điểm xa (viễn điểm) và điểm gần (cận điểm). Khả năng này thay đổi theo lứa tuổi vì tính đàn hồi của thủy tinh thể yếu dần theo lứa tuổi.

Ví dụ: cận điểm của trẻ 10 tuổi là 7cm, 20 tuổi là 20 cm, 30 tuổi là 17cm, 60 tuổi là 1m. Nếu mắt luôn phải điều tiết sẽ bị mệt mỏi và tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến cận thị

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)