Ức chế ngoà

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học (Trang 116 - 117)

Chương 13 SINH LÝ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO 13.1 Khái niệm về hoạt động thần kinh cấp cao.

13.5.1 Ức chế ngoà

Ức chế ngoài là ức chế mà nguyên nhân gây ra ức chế nằm ngoài cung phản xạ bị ức chế

và thường liên quan đến một điểm hưng phấn mới, một phản xạ mới. Ức chế ngoài có đặc điểm cơ bản sau:

- Ức chế ngoài có tính chất bẩm sinh

- Ức chế ngoài đặc trưng cho tất cả các bộ phận của hệ thần kinh trung ương - Ức chế ngoài xuất hiện không cần bất kỳ sự luyện tập nào.

Ức chế ngoài được chia thành hai loại:

* Ức chế ngoại lai: là ức chế chỉ xuất hiện khi có tác nhân mới lạ tác động cùng lúc với tác nhân gây ra phản xạ có điều kiện, làm cho phản xạ có điều kiện giảm dần hoặc mất hẳn.

- Ức chế ngoại lai được chia thành: + Ức chế tạm thời

+ Ức chế thường xuyên

* Ức chế vượt giới hạn là ức chế chỉ xuất hiện khi tác nhân kích thích vượt quá giới hạn về

cường độ hoặc về thời gian tác động hoặc tần số tác động của tác nhân kích thích. 13.5.2. Ức chế trong.

Ức chế trong: là ức chế mà nguyên nhân gây ra ức chế nằm ngay trong cung phản xạ bị ức chế. Ức chế trong có các đặc điểm sau:

- Ức chế trong có tính tập nhiễm, được hình thành và phát triển trong quá trình sống của cá thể

- Ức chế trong đặc trưng cho hoạt động của vỏ não nên nếu vỏ não bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến ức chế trong.

- Ức chế trong chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định và thường xuất hiện khi điều kiện hình thành đường liên hệ tạm thời bị phá vỡ.

Ức chế trong được chia thành bốn loại: ức chế dập tắt, ức chế chậm, ức chế phân biệt, ức chế có điều kiện.

* Ức chế dập tắt là quá trình ức chế xảy ra khi phản xạ có điều kiện được thành lập rồi sau

đó không được củng cố tiếp thì phản xạ yếu dần rồi mất hẳn

* Ức chế phân biệt là ức chếđược phát sinh khi ta cho kích thích có điều kiện tác dụng xen kẽ với tín hiệu gần giống với nó với điều kiện kích thích có điều kiện luôn được củng cố còn tín hiệu gần giống với nó thì không được củng cố. Như vậy, ức chế phân biệt là loại ức chế làm mất phản xạ với những tác nhân gần với tác nhân kích thích có điều kiện. giúp cơ thể phân biệt được các kích thích cùng thể loại gần giống với nhau.

* Ức chế trì hoãn là quá trình ức chế phát sinh khi tăng khoảng thời gian giữa kích thích có

điều kiện và kích thích không điều kiện. Biểu hiện của ức chế này là phản xạđối với kích thích có

điều kiện bị chậm lại.

* Ức chế có điều kiện là quá trình ức chế được hình thành khi một tác nhân kich thích vô quan nào đó tác động cùng lúc với một phản xạ có điều kiện. Nếu cho tác nhân kích thích có điều kiện đó kết hợp với một kích thích vô quan khác mà không được củng cố, sau một số lần, tổ hợp kích thích đó sẽ làm xuất hiện quá trình ức chế có điều kiện.

13.6. Giấc ngủ

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)