Sự hình thành ngôn ngữ ở ngườ

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học (Trang 122 - 123)

Chương 13 SINH LÝ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO 13.1 Khái niệm về hoạt động thần kinh cấp cao.

13.7.5. Sự hình thành ngôn ngữ ở ngườ

Các phản xạ hình thành tiếng nói bắt đầu xuất hiện ở trẻ em vào những tháng cuối của năm

đầu tiên sau khi sinh. Trong thời gian này nhờ tiếp xúc với người lớn mà trẻ em nhận được phức hợp tiếng nói với một kích thích cụ thể nào đó hay một phức hợp nhiều kích thích cụ thể. Ví dụ, người lớn bảo em bé “ông nội”, “bà nội”, đồng thời chỉ vào ông và bà của em bé. Lúc đầu vai trò của tiếng nói chưa có tác dụng như một kích thích độc lập, mà chỉ có tác dụng khi được đi cùng một tác nhân cụ thể nào đó. Tiếng nói chỉ có tác dụng phối hợp với các kích thích cảm giác - vận

động (vị trí của cơ thể trong không gian), với kích thích thị giác (hoàn cảnh, hình dạng), với kích thích thính giác (âm thanh và giọng nói). Vì vậy, nếu thay đổi một trong các yếu tố của phức hợp kích thích thì tiếng nói sẽ không gây ra phản ứng ở em bé như trước nữa. nhờ sự lặp đi, lặp lại

giữa tiếng nói với các kích thích cụ thể và các hoàn cảnh khác nhau, tiếng nói dần dần sẽ chiếm

ưu thế, còn các kích thích cụ thể sẽ giảm dần ý nghĩa của chúng. Lúc này ta hỏi “ông đâu”, “bà

đâu”, dù không có ông, bà ởđó và hỏi ở bất cứ chổ nào em bé cũng hiểu được câu hỏi và trả lời. Như vậy, từ lúc chỉ là một thành phần chưa có ý nghĩa quan trọng trong phức hợp kích thích (tiếng nói + các kích thích cụ thể), tiếng nói đã trở thành tín hiệu thay thếđược cho toàn bộ phức hợp kích thích. Tiếng nói đã trở thành tín hiệu có điều kiện độc lập, có khả năng thay thế cho cả

hệ thống tín hiệu cụ thể. Quá trình chuyển tiếng nói thành kích thích độc lập và giải phóng nó khỏi các yếu tốđồng hành diễn ra khoảng cuối năm đầu, khi đứa trẻ sắp tròn một tuổi.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)