Chương 7 SINH LÝ BÀI TIẾT
7.2.3. Chức năng điều hoà nội dịch của thận.
7.2.3.1. Quá trình điều hoà nước.
Tham gia quá trình điều hoà nước trong cơ thể là áp suất thẩm thấu và áp suất thuỷ tĩnh. * Sự giảm khối lượng nước trong nội dịch.
giảm áp suất thuỷ tĩnh → kích thích thụ quan áp lực trong hệ mạch tăng quá trình giải phóng ADH tăng tái hấp thu nước
gây co mạch thận →giảm lượng máu đến thận
tăng áp suất thẩm thấu ⇒ kích thích thụ quan nhận cảm ở
hypothalamus → kích thích tuyến yên →tiết ADH → tăng tái hấp thu nước ởống thận.
⇒ cơ thể tăng quá trình tái hấp thu nước và nhu cầu uống nước, nước tiểu tạo ra ít và đặc.
* Sự tăng khối lượng nước trong nội dịch
tăng áp suất thuỷ tĩnh → kích thích thụ quan áp lực trong hệ mạch → gây giãn mạch thận → tăng quá trình lọc của thận
giảm áp suất thẩm thấu ⇒ kích thích thụ quan nhận cảm ở hypothalamus → kích thích tuyến yên → giảm tiết ADH → giảm quá trình tái hấp thu nước ởống thận.
⇒ cơ thể giảm quá trình tái hấp thu nước và nhu cầu uống nước, nước tiểu tạo ra nhiều và loãng.
7.2.3.2. Quá trình điều hoà muối.
- Điều hoà muối thực chất là quá trình điều hoà Na+. Khi nước trong nội dịch giảm → tăng Na+ → tăng áp suất thẩm thấu và ngược lại.
+ Khi lượng muối giảm → lớp TB cận tiểu cầu sẽ giải phóng renin vào máu → hoạt hoá protein angiotesinogen chưa hoạt động thành hoạt động → aldosteron được giải phóng → tăng quá trình tái hấp thu Na+.
Angiotesin được tạo ra còn có tác dụng làm co mạch, tăng huyết áp và + Khi cơ thể bị
mất muối kéo dài → các thụ quan không bị kích thích → tuyến yên không giải phóng ADH → 1 lượng lớn nước tiểu loãng được tại ra →giảm lượng nước nội dịch trong cơ thể → tăng áp suất thẩm thấu → cơ bị co cứng do nồng độ Na+ giảm.
Vậy thận đóng vai trò quan trọng trong điều hoà nhằm duy trì các hằng số nội dịch. + Điều hoà áp suất thẩm thấu
+ Điều hoà độ pH + Điều hoà huyết áp.
+ Điều hoà khối lượng máu Cơ thể bị mất nước
lượng nước trong nội dịch giảm
lượng nước trong nội dịch tăng
+ Điều hoà cảm giác khát.