Chức năng lọc máu và tạo nước tiểu ở thận.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học (Trang 47 - 49)

Chương 7 SINH LÝ BÀI TIẾT

7.2.2. Chức năng lọc máu và tạo nước tiểu ở thận.

7.2.2.1. S lc máu.

- Lượng máu chảy qua thận trung bình khoảng 1300ml máu/phút.

- Ở người trưởng thành, 2 quả thận lọc được khoảng 60l/giờ, có khoảng 7,5l dịch lọc và 0,07 l nước tiểu được tạo ra.

- Sự lọc của thận của quản cầu thận phụ thuộc vào 2 yếu tố: màng lọc và áp suất lọc.

+ Màng cầu thận gồm 3 lớp: lớp TB nội mô của mao mạch, màng đáy, lớp TB biểu mô. Tính thấm lọc của màng phụ thuộc: kích thước lỗ lọc; điện tích thành lỗ lọc

+ Áp suất lọc là giá trị chênh lệch giữa áp suất của máu trong mao mạch (75mmHg) và áp suất keo do protein tạo thành trong áp suất thẩm thấu của huyết tương (30mmHg) cộng với áp suất thuỷ tĩnh trong nang Bowman.

Áp suất lọc tính theo công thức:

pL = ph - (pk + pb) trong đó: pL: áp suất lọc

pL = 75 - (30 + 6) = 39 mmHg ph: áp suất máu trong mao mạch pk: áp suất keo loại

- Thành phần dịch lọc tương tự thành phần của huyết tương, nhưng có rất ít protein (khoảng 0,03% pro = 1/24 pro trong huyết tương) và nồng độ của các amino không phải pro như Cl-, HCO3- trong dịch lọc cao hơn huyết tương khoảng 5%.

7.2.2.2. S tái hp thu trong ng thn

* Tại ống lượn gần: tái hấp thu phần lớn lượng H2O, Na và các chất khác. - Na+ : 90% Na+được tái hấp thu

theo cơ chế vận tải tích cực thông qua bơm Na+ - K+. - K+: được tái hấp thu gần như hoàn toàn.

theo cơ chế vận tải tích cực giống Na+.

- Cl-: được khuếch tán thụđộng theo Na+để duy trì sự trung hoà điện - HCO3-: được tái hấp thu thông qua thì CO2 như sau:

Dịch kẽ

HCO3-

TB biểu mô ống thận quá trình chuyển hóa

⇓ CO2 + H2O ⇓ H2CO3 ⇓ HCO3- + H+ Lòng ống thận CO2 + H2O ⇑ H2CO3 ⇑ H+ + HCO3- - Glucose: tái hấp thu hoàn toàn

theo cơ chế vận tải tích cực nhờ chất tải chung với Na+ - Protein: 30g/ngày đêm. Theo phương thức ẩm bào.

- aa: mỗi loại được gắn với chất mang đặc hiệu trên màng. Sau khi tách khỏi chất mang, chúng được khuếch tán vào dịch ngoại bào.

- Vitamin, aceto-acetat ... cũng được tái hấp thu hoàn toàn. - Nước: tái hấp thu bắt buộc 85-90%.

* Tại quai Henle.

- Ở nhánh xuống H2O được tái hấp thu nồng độ Na+ trong dịch lọc khi Na+ bị giữ lại chuyển sang đáy chữ U tăng lên - Ở nhánh lên Na+được vận chuyển tích cực

Cl-, K+đồng vận chuyển với Na+ và một số chất khác H2O bị giữ lại - Tại ống lượn xa: bài tiết khuếch tán khuếch tán

+ Nước: tái hấp thu

+ Na+ quá trình tai hấp thu được kiểm soát bởi hormon aldosteron trong máu + Cl-được tái hấp thu theo Na+

+ K+, NH3, H+ từ TB biểu mô ống lượn xa lại được bài tiết vào dịch lọc. NH3 + H+ → NH4+ và được thải ra ngoài qua nước, phản ứng này có tác dụng điều chỉnh độ pH của dịch lọc.

* Tại ống góp: xảy ra quá trình tái hấp thu nước và urê là chính. Ngoài ra ống góp còn tái hấp thu thêm Na+, K+, Ca2+...

- Nước tiểu được tạo thành từđây và đổ vào bể thận.

7.2.2.3. Thành phn nước tiu.

- Nước tiểu là chất dịch lỏng màu vàng nhạt.

- Tỷ trọng nước tiểu ở người = 1,010 - 1,023

ở bò = 1,030 lợn = 1,012.

- pH của nước tiểu ở người và đa số loài thú = 5 - 6.

- Thành phần nước tiểu gồm: nước 95 - 96%, chất khô 4 - 5% (chủ yếu là chất hữu cơ)

7.2.2.4. S tích t nước tiu bàng quang và s thi nước tiu ra ngoài cơ th.

- Nước tiểu được tạo ra liên tục và qua ống góp đổ về bể thận. Nhờ cửđộng nhu động của 2 niệu quản, nước tiểu dồn xuống và tích tụở bàng quang.

- Bàng quang có sức chứa khoảng 500ml, khi nước tiểu đạt được khoảng 200ml, áp suất bàng quang đạt được khoảng 15cm cột nước ⇒ phản xạ tiết nước tiểu xuất hiện. Khi áp suất thắng thắng được 2 vòng cơ thắt bàng quang (vòng cơ trơn và vòng cơ vân) thì nước tiểu từ bàng quang → niệu đạo → thải ra ngoài.

- Các xung TK giao cảm qua dây hạ vị có tác dụng co cơ bàng quang, giãn cơ trơn gây phản xạ tiểu tiện.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)