Cơ chế tác dụng của hormone thông qua chất truyền tin thứ hai.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học (Trang 54 - 55)

Chương 8 SINH LÝ NỘI TIẾT 8.1 Ý nghĩa của hệ thống nội tiết.

8.3.1. Cơ chế tác dụng của hormone thông qua chất truyền tin thứ hai.

Tác dụng theo cơ chế này gồm các hormone có bản chất là protein hoặc peptit và acid amin.

Khi hormone vào máu đi đến tế bào đích, tại tế bào đích hormone sẽđược nhận biết và gắn kết với thụ cảm thểđặc hiệu trên màng tế bào tạo phức hợp hormone - thụ cảm thể và phức hợp này sẽ phản ứng với ba hệ thống đáp ứng khác nhau trên màng thông qua các phân tử G-protein.

G-protein là một chất trung gian, có hai dạng: GDP (guanosine diphotphat) và GTP (guanosin triphotphat). Tuy nhiên phức hợp hormone – thụ cảm thể chỉ thông qua GTP mới phản

ứng với ba hệ thống đáp ứng trên màng. Và dưới quá trình xúc tác của phức hợp hormone – thụ

cảm thể, GDP chuyển thành GTP. Ba hệ thống đáp ứng trên màng: - Adenylylcyclase – AMP vòng - Calci – calmodulin - Photpholipase – photpholipid 8.3.1.1. H thng adenylylcylase - AMPv

Hormon khi được vận chuyển đến cơ quan đích, tế bào đích sẽ được nhận biết và kết hợp vơi thụ cảm thể đặc hiệu trên màng tế bào tạo thành phức hợp hormone-thụ cảm thể. Phức hợp hormone – thụ cảm thể mới được hình thành có tác dụng xúc tác chuyển hóa GDP thành GTP. Khi thụ cảm thể ở dạng tự do không có tác dụng này. Enzym adenylylcyclase được hoạt hóa sẽ

xúc tác cho quá hình thành AMPv (chất truyền tin thứ hai) từ ATP với sự có mặt của Mg++. AMPv sẽ kích thích sự hoạt động của enzyme protein kinase và chính enzyme này sẽ hoạt hóa các enzyme khác qua con đượng chuyển hóa ở nội bào bằng cách phosphoryl hóa các kinase của chúng. Kết quả của quá trình làm thay đổi quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào làm cho các quá trình này diễn ra thuận lợi.

8.3.1.2. H thng Calci – Calmodulin

Khi hormone đi đến tế bào đích sẽđược nhận biết và kết hợp với thụ cảm thểđặc hiệu trên màng tạo thành phức hợp hormone – thụ cảm thể. Phức hợp hormone thụ cảm thể sau khi được tạo ra thông qua một G-protein đặc hiệu làm hoạt hóa kênh Calci trên màng tế bào, calci từ ngoại bào di chuyển qua kênh vào bên trong nội bào. Ngoài ra lượng calci dự trữ trong lưới nội nguyên sinh và ty thể cũng được huy động và giải phong ra. Chính vì vậy nồng độ calci trong nội bào tăng lên đáng kể và calci sẽ kết hợp với calmodulin (protein đặc hiệu trong bào tương) tạo phức hợp calci-calmoduiln. Tùy thuộc vào nồng độ phức hợp calci-calmodulin trong bào tương sẽ làm tăng hoặc giảm hoạt tính của các enzyme hoạt động phụ thuộc vào calci trong nội bào.

8.3.1.2. H thng Phospholipase-phospholipid.

Sau khi được tạo ra phức hợp hormone-thụ cảm thể thông qua G-protein đặc hiệu hoạt hóa enzyme phospholipase ở màng. Enzym này sẽ phân giải phosphatidylinositol tạo thành diacylglycerol và inositol triphosphat. Inositol triphosphat có tác dụng huy động Ca++ từ lưới nội nguyên sinh chất còn diacylglycerol tham gia quá trình hoạt hóa protein kinase C sau đó protein kinase C hoạt hóa hoặc ức chế các enzyme khác ở nội bào. Kết quả làm thay đổi quá trình chuyển hóa vật chất trong nội bào. Ngoài ra diacylglycerol bị thủy phân tạo thành acid arachidonic làm nguyên liệu tổng hợp prostaglandin – chất tham gia điều chỉnh các phản ứng tế bào.

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)