Chương 13 SINH LÝ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO 13.1 Khái niệm về hoạt động thần kinh cấp cao.
13.7.1. Khái niệm về hệ thống tín hiệu
- Một tác nhân nào đó đại diện cho một tác nhân kích thích khác để gây ra một phản ứng nào đó của cơ thểđược gọi là hệ thống tín hiệu.
- Hệ thống tín hiệu thứ nhất là tất cả những sự vật hiện tượng khách quan và những thuộc tính của chúng được gọi là tín hiệu thứ nhất
Ví dụ: các tín hiệu giao thông, đèn xanh tín hiệu sự thông đường, đen đỏ tín hiệu chướng ngại vật; tiếng trống trường buổi sáng là tín hiệu bắt đầu vào giờ học hay nhiệt độ cơ thể tăng cao tín hiệu của cơ thể bị sốt…
+ Hệ thống tín hiệu thứ nhất bao gồm toàn bộ hoạt động của vỏ não nhằm biến các kích thích thành các tín hiệu đặc trưng cho các dạng hoạt động khác nhau của cơ thể - là toàn bộ các
đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành với các kích thích cụ thể. Đối với động vật, hệ
thống tín hiệu thứ nhất là hệ thống đường thông tin duy nhất về môi trường xung quanh.
+ Các tín hiệu khác nhau, các kích thích quang học, hóa học và vật lý sau khi trở thành tín hiệu có điều kiện sẽ làm nhiệm vụ thông báo cho cơ thể biết trước những gì xảy ra. Kết quả, các phản ứng thích nghi cần thiết hình thành được hình thành được kịp thời. Đó là các phản xạ cso
điều kiện thuộc các cấp độ khác nhau, là cơ sở sinh lý của quá trình tư duy cụ thể. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là hoạt động đặc trưng cho hệ thần kinh của người và động vật. Nó biểu hiện rõ ở trẻ
am trong sau tháng đầu tiên của thời kỳ phát triển phôi thai.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai là toàn bộ hoạt động của vỏ não đặc trưng cho con người do tiếng nói và chữ viết đảm nhiệm.
+ Con người đã quan hệ với nhau và thực hiện mọi nhiệm vụ theo mệnh lệnh của tiếng nói. Nhờ tiếng nói mà hoạt động thần kinh cấp cao của con người nâng lên một bậc so với các loài
động vật bậc cao khác. Tiếng nói đã thay thế các kích thích thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất nhằm tạo ra khả năng phản ứng không chỉ đối với vật cụ thể mà cả với tên gọi của chúng. Mối liên hệ
giữa tiếng nói và các kích thích cụ thểđược thực hiện theo nguyên tắc hình thành phản xạ có điều kiện – tạo ra các con đường liên hệ thần kinh tạm thời.
Hệ thống tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ, chữ viết, lời nói, có thể nhìn thấy được, nghe thấy
được và tư duy được. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển các thể trong các môi trường xung quanh nhất định, điều này có thể quan sát được ở trẻ, nhờ hoạt động phân tích của vỏ não đã hình thành mối liên hệ giữa các từ với nhau, nó đảm bảo sự liên kết giữa các vần trong từ rồi giữa các từ trong câu đơn giản. Việc bắt chước cách ăn nói của người lớn cũng giữ vai trò quan trọng đối với phát triển ngôn ngữ.
Đối với con người, ngôn ngữ đóng vai trò là một kích thích giống như các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh vì bất kì tác nhân kích thích nào cũng liên quan với ngôn ngữ. Các tín hiệu ngôn ngữ