Chuyển hóa cơ sở

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học (Trang 39)

2 O Giai đ o ạ n III là d ị hoá oxy hoá a.pyruvic thành CO

6.3.3. Chuyển hóa cơ sở

Năng lượng tiêu hao hàng ngày gồm năng lượng tiêu hao cho chuyển hóa cơ sở, nhận thức

ăn và hoạt động cơ.

Chuyển hóa cơ sở là năng lượng cần thiết để duy trì sự sống của con người trong điều kiện nhịn đói, hoàn toàn nghỉ ngơi, nhiệt độ môi trường thích hợp (khoảng 25oC). Đó là năng lượng tối thiểu để duy trì các chức phận sinh lý cơ bản như tuần hoàn, hô hấp, hoạt động tuyến nội tiết, duy trì thân nhiệt...Nhiều yếu tốảnh hưởng đến chuyển hóa cơ sở: tình trạng hệ thống thần kinh trung

ương, cường độ hoạt động các hệ thống nội tiết và men. Hormon tuyến giáp trạng làm tăng chuyển hoá cơ sở. Hormon tuyến yên làm giảm chuyển hoá cơ sở. Tuổi và giới ảnh hưởng chuyển hóa cơ sở: nữ thấp hơn nam 5-10%, trẻ em cao hơn người lớn, người đứng tuổi và người già chuyển hoá cơ sở thấp dần. Bệnh lý: sốt làm tăng chuyển hoá cơ sở, thông thường nhiệt độ cơ thể

tăng lên 1oC thì chuyển hóa cơ sở tăng từ 5-10%, đó là nguyên nhân khi sốt bị sút cân. Khi đói, thiếu ăn chuyển hoá cơ sở giảm, thiếu ăn kéo dài chuyển hoá cơ sở giảm 50%, đó là tình trạng thích nghi của cơ thểđể duy trì sự sống.

Cách tính chuyển hoá cơ sở: đơn giản nhất là dựa theo kết luận thực nghiệm cho biết ở

người trưởng thành, khỏe mạnh, chuyển hóa cơ sở bằng 1kcal/1kg cân nặng / trong 1 giờ.

Muốn đo chuyển hoá cơ sở, người ta dùng hô hấp kế Benedic hoặc Krogh. Muốn có diện tích cơ thể, có thể tính theo công thức DUBOIS:

S = 71,84 x P0,425 x H0,725

S: din tích da (m2); P: trng lượng cơ th (kg); H: chiu cao (cm)

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh lý học (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)