2 O Giai đ o ạ n III là d ị hoá oxy hoá a.pyruvic thành CO
6.4.1. Thân nhiệt và những dao động bình thường của thân nhiệt.
6.4.1.1 Sự phân bố nhiệt độ trên cơ thể
Động vật sản nhiệt do những phản ứng hóa học phóng nhiệt xảy ra trong các tổ chức. Nhiệt
độ của toàn bộ cơ thể nói chung cũng như các cơ quan trong cơ thể nói riêng, phụ thuộc vào cường độ của quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt.
Quá trình sinh nhiệt diễn ra trong các mô, các cơ quan với cường độ khác nhau.Ví dụ trong cơ, gan, thận các phản ứng sinh nhiệt diễn ra mạnh hơn, nhiệt được tạo ra nhiều hơn so với ở các mô liên kết, sụn và xương.
Quá trình thải nhiệt cũng khác nhau, phụ thuộc vào vị trí của các cơ quan. Các cơ quan nằm trên bề mặt cơ thể (da, cơ xương) thải nhiều nhiệt hơn so với các cơ quan nội tạng. Từđó có thể thấy rằng nhiệt độ của các cơ quan trong cơ thể không giống nhau. Gan nằm sâu bên trong cơ
thể, sản nhiều nhiệt, nên nhiệt độ ở gan khoảng 37,8-38oC, trong khi đó nhiệt độở da dao động từ
28-33oC.
Do có sự khác biệt nhiệt độ ở các cơ quan nội tạng và nhiệt độở da, nên người ta đưa ra khái niệm về nhiệt độ trung tâm và nhiệt độ ngoại vi. Nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ ở các phần
sâu bên trong cơ thể, ổn định xung quanh trị số 37 C. Nhiệt độ ngoại vi, còn gọi là nhiệt độ da, thấp hơn nhiệt độ trung tâm. Nhiệt độ trung bình của cơ thểđược đo ở nách hoặc trực tràng. Nhiệt
độ nách ở người khỏe mạnh là 36,5oC , thấp hơn nhiệt độ trực tràng khoảng 0,5-1oC. Nhiệt độ trực tràng trung bình là 37oC và dao động trong ngày từ 36,3-37,3oC. Nhiệt độ trung bình của các động vật đẳng nhiệt, tùy từng loài, dao động trong phạm vi từ 37,5 -43oC (bảng 6.2)
Loài động vật Nhiệt độ (0C) Ngựa Bò Trâu Lợn Gà Vịt Ngỗng 37,5- 38,5 38,5- 39,0 37,0- 38,5 38,0 -40,0 40,5-42,0 41,0- 43,0 40,0-41,0
Bảng 6.2. Nhiệt độ cơ thể ở các loài động vật khác nhau
6.4.1.2. Dao động bình thường của thân nhiệt
Thân nhiệt không phải luôn luôn hằng định, mà có thể dao động trong ngày trong phạm vi 0,5- 0,7oC. Người ta đo nhiệt độ cơ thể bằng những ống nhiệt kế riêng và đo ở trực tràng , nách hoặc dưới lưỡi. Nhiệt độ người thay đổi trong ngày, nhiệt độ sáng sớm (3-5 giờ sáng) thấp hơn nhiệt độ buổi chiều (3-8 giờ tối) do chuyển hóa và hoạt động cơ thể. Những loài chim ăn đêm có nhiệt độ buổi chiều thấp hơn buổi sáng. Trong điều kiện khí hậu nóng bức, sau bữa ăn, khi lao
động nặng thân nhiệt có thể tăng lên trên mức bình thường từ 1 - 2oC. Giới hạn dao động nhiệt độ
mà cơ thể có thể chịu đựng được rất hẹp. Khi nhiệt độ cơ thể hạ thấp dưới 250C và tăng cao hơn 430C người sẽ chết. Trẻ sơ sinh dễ thay đổi nhiệt độ hơn người lớn. Trên cơ thể trẻ sơ sinh bộ máy
điều hòa nhiệt của trẻ chưa hoạt động tốt. Phụ nữ trong thời gian hoạt động của hoàng thể, tức là khoảng nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, thân nhiệt cao hơn lúc thường 0,3 - 0,5oC; trong tháng cuối của kỳ có thai, thân nhiệt có thể tăng thêm 0,5 - 0,8oC.