Chương 13 SINH LÝ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO 13.1 Khái niệm về hoạt động thần kinh cấp cao.
13.8.3. Các loại hình thần kin hở người.
Ở người, trong hoạt động thần kinh cấp cao, hệ thống tín hiệu thứ hai chiếm ưu thế, tiếng nói và chữ viết thay thế toàn bộ các kích thích trực tiếp, cụ thể. Chính vì vậy, các phân loại hình thần kinh ở người không hoàn toàn giống như ở động vật, tuy nhiên cơ sở phân loại hình thần kinh cũng dựa vào 3 tính chất như: cường độ của các quá trình thần kinh, tính cân bằng và tính linh hoạt.
- Hypocrat là người đầu tiên đề xuất ra cách phân loại hình thần kinh ở người. Hypocrat đã xếp con người thành 4 loại:
+ Loại nhiều máu + Loại nhiều mật
+ Loại nhiều chất nhầy
+ Loại mật hỏng và có nhiều chất nhày
- Crasnogorski (1948) khi nghiên cứu vào hoạt động thần kinh, dựa vào mối tương quan giữa vỏ não và các phần dưỡi vỏđã phân chia hoạt động thần kinh cấp cao ở người thành 4 loại:
+ Loại dưới vỏ
+ Loại cần bằng, trung ương + Loại vỏ não
+ Loại không cân bằng
- Ivanov – Smolenski dựa vào các tiêu chuẩn tốc độ hình thành và củng cố mối liên hệ có
điều kiện giữa quá trình hưng phấn và ức chế đã phân chia hoạt động của hệ thần kinh cấp cao thành 4 loại:
+ Loại linh hoạt + Loại hưng phấn
+ Loại ức chế + Loại ỳ.
- Dựa vào sự khác biệt về cường độ của quá trình hưng phấn và ức chế, tính cân bằng của hai quá trình hưng phấn và ức chế và mức độ chuyển hóa của các quá trình thần kinh, I.P.Pavlov
đã chia hoạt động thần kinh cấp cao thành 4 loại. + Loại mạnh, cân bằng, linh hoạt
+ Loại mạnh, cân bằng, không linh hoạt + Loại mạnh, không cân bằng
+ Loại yếu.
Trong phân loại hoạt động thần kinh ở người Pavlov nhấn mạnh ý nghĩa của mối tương quan giữa hệ thống tín hiệu thúa nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai. Ông dựa vào mối tương quan giũa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai để phân biệt các loại hình thần kinh với nhau. Cũng dựa vào mối tương quan hay sự tác động qua lại giữa hai hệ thống tín hiệu ông chia các loại hình hoạt động thần kinh ở người thành các nhóm: nhóm bác học (tư tưởng); nhóm nghệ sĩ (nghệ thuật) và nhóm trung gian.
13.9. Cảm xúc