Luận văn tập trung nghiên cứu và lựa chọn một trong hai phương pháp thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi để tiến hành nghiên cứu định tính.
Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Nhìn chung thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi là hai phương pháp được áp dụng trong nghiên cứu định tính. Phạm vi áp dụng hai phương pháp trên như sau:
Thảo luận tay đôi
Thảo luận tay đôi là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa hai người: người nghiên cứu và đối tượng thu thập dữ liệu.
Thảo luận tay đôi thường sử dụng trong các tình huống như: Chủ đề nghiên cứu mang tính cá nhân cao, không phù hợp trong môi trường tập thể. Do vị trí xã hội, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu nên khó mời họ tham gia nhóm. Do tính chuyên môn mà đòi hỏi chỉ phỏng vấn tay đôi mới có thể làm rõ và đào sâu được dữ liệu. Tuy nhiên thảo luận tay đôi tốn nhiều thời gian và chi phí so với thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến trong nghiên cứu định tính. Việc thu thập dữ liệu đc thực hiện thông qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng
nghiên cứu với nhau dưới sự hướng dẫn của người nghiên cứu (cũng là người điều khiển chương trình)
Việc lựa chọn thành viên trong nhóm thảo luận dựa trên một số nguyên tắc như: + Tính đồng nhất trong nhóm càng cao càng dễ dàng cho việc thảo luận. + Thành viên chưa từng tham gia một cuộc thảo luận tương tự trước đây hoặc ít nhất trong thời gian 6 tháng đến 1 năm.
+ Thành viên chưa quen biết nhau.
Có ba dạng chính trong thảo luận nhóm: nhóm thực thụ, nhóm nhỏ, nhóm điện thoại. Trong ba nhóm này, tác giả chỉ quan tâm đến nhóm thực thụ và nhóm nhỏ vì để thực hiện nội dung của buổi thảo luận này không thể sử dụng đến nhóm điện thoại. Cụ thể như sau:
Nhóm thực thụ (full group): Bao gồm từ tám đến mười hai thành viên tham
gia thảo luận và đóng góp ý kiến.
Ưu điểm :
Có thể đưa ra nhiều ý tưởng dựa trên cơ sở đóng góp để cùng nhau phát triển, vấn đề đưa ra được đào sâu nghiên cứu.
Có thể chọn được thông tin tốt dựa trên cơ sở đóng góp và bác bỏ.
Tạo tính công khai và thu hút mọi người tham gia bàn bạc.
Nhược điểm :
Thông tin nhiều, không tập trung.
Chưa tạo tính khách quan về kết quả
Có thể gây mất đoàn kết nếu người điều khiển không có khả năng giải
quyết các xung đột chức năng.
Nhóm nhỏ (minigroup) : Bao gồm từ bốn đến sáu thành viên tham gia thảo
luận nhóm.
Ưu điểm :
Các thành viên có cơ hội tham gia đóng góp ý kiến nhiều hơn.
Các thành viên tự nhiên và tự tin hơn khi tham gia bàn luận, khắc phục được tâm lý e ngại.
Vấn đề đưa ra được bàn bạc sâu và kỹ lưỡng, dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm để đánh giá hay sáng tạo ý tưởng mới.
Nhược điểm :
Mang tính cá nhân trong vấn đề.
Thông tin có thể chưa được cập nhật toàn diện
Từ những cơ sở đã trình bày ở trên, tác giả quyết định kết hợp cả hai phương pháp (thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm) cho bước nghiên cứu định tính. Trong đó sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi đối với đối tượng là cán bộ quản lý, có kinh nghiệm trong vấn đề quản trị nhân sự. Kỹ thuật thảo luận nhóm sẽ được áp dụng cho hai nhóm nhỏ, nhóm 1 tập hợp năm giảng viên ở năm khoa và trung tâm khác nhau, nhóm 2 tập trung bốn chuyên viên của phòng, khoa, trung tâm đến từ ba cơ sở khác nhau của trường. Trong cả hai nhóm này, tác giả sẽ lựa chọn các thành viên ít quen biết nhau để buổi thảo luận mang tính khách quan cao. Bảng 3.5 dưới đây thể hiện cụ thể việc lựa chọn kỹ thuật và đối tượng thảo luận:
Bảng 3.3: Tổng hợp kỹ thuật và đối tượng nghiên cứu định tính
STT Kỹ thuật
thảo luận Thành viên Vị trí công tác
1 Thảo luận
tay đôi Ba cán bộ quản lý
+ Hiệu trưởng
+ Trưởng phòng Hành chính – Tổ chức + Trưởng Khoa Kinh tế
2 Thảo luận
nhóm
Nhóm 1: Năm giảng viên/giáo
viên
+ GV khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô + GV khoa Công nghệ điện – điện tử + GV khoa Công nghệ thông tin + GV trung tâm đào tạo lái xe + GV khoa Đại cương
Nhóm 2: Bốn chuyên viên/nhân
viên
+ CV phòng Đào tạo (cơ sở 1) + CV phòng kế toán (cơ sở 2)
+ NV phòng quản lý cơ sở 3 (cơ sở 3) + NV trung tâm giới thiệu việc làm (cơ sở 1)
Thời gian thảo luận:
+ Thảo luận tay đôi: 45 – 60 phút/người + Thào luận nhóm: 30 – 60 phút/nhóm
Nội dung thảo luận:
+ Giới thiệu ý nghĩa, mục đích của buổi thảo luận.
+ Nêu một số khái niệm về động viên nhân viên và sơ lược các lý thuyết liên quan
+ Giới thiệu mô hình nghiên cứu của đề tài, khái niệm từng yếu tố trong mô hình và mời các thành viên bàn luận và đóng góp ý kiến.
+ Tổng hợp các ý kiến đóng góp và tiến hành điều chỉnh
(Nội dung chi tiết của bước thảo luận được trình bày ở phần phụ lục của luận văn)