Mô hình nghiên cứu chính thức bao gồm tám yếu tố: Lương và phúc lợi, Cơ hội đào tạo và phát triển, Điều kiện làm việc, Phong cách lãnh đạo, Sự ổn định trong công việc, Sự công nhận, Đặc điểm công việc, Được tự chủ. Từ đây, luận văn xây dựng tám giả thuyết tương ứng.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất thuận tiện, cỡ mẫu 220, sử dụng bảng câu hỏi khảo sát định lượng để thu thập dữ liệu. Bảng khảo sát được thực hiện thông qua, thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm. Sau đó tiến hành phát phiếu khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi kèm hướng dẫn trả lời. Sau khi khảo sát, thu về 198 phiếu trả lời, loại 11 phiếu không đạt yêu cầu, còn lại 187 phiếu được đưa vào phân tích dữ liệu.
Đánh giá độ tin cậy bằng phương pháp Cronbach’s Alpha, các thang đo đều đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố EFA.
Phân tích EFA rút ra được năm yếu tố, đặt tên lại gồm Sự hỗ trợ và bảo đảm cho cá nhân, Đặc điểm công việc, Lương và phúc lợi, Sự công nhận và Điều kiện làm việc với các hệ số quan trọng đều đạt tiêu chí đánh giá : KMO > 0.5; giá trị sig. của kiểm định Bartlett < 0.05; tổng phương sai trích > 50%; hệ số tải nhân tố > 0.5.
Tuy nhiên khi phân tích hồi quy, yếu tố Sự công nhận và giả thuyết H’3 tương ứng không được chấp nhận vì có giá trị Sig > 0.05.
Vậy kết quả mô hình hồi quy như sau:
ĐV =0.428*HT + 0.754*ĐĐCV + 0.227*LP + 0.141*ĐK
Hay
Động viên nhân viên = 0.428*Sự hỗ trợ và bảo đảm cho cá nhân + 0.754* Đặc điểm công việc + 0.227* Lương và phúc lợi + 0.141* Điều kiện làm việc
Các yếu tố nhân khẩu (giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, vị trí công tác, thâm niên công tác, thu nhập) không ảnh hưởng đến động viên chung.
Đánh giá mức độ cảm nhận của CB–GV–CNV đối với các yếu tố động viên cho thấy mức độ thỏa mãn của cả bốn yếu tố động viên đều đạt mức trung bình, cao nhất là yếu tố đặc điểm công việc và thấp nhất là yếu tố lương và phúc lợi.