Lương và phúc lợi

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại trường cao đẳng giao thông vận tải thành phố hồ chí minh (Trang 97)

Đây là yếu tố động viên có hệ số beta đứng thứ ba trong bốn yếu tố, tuy nhiên điểm trung bình của thang đo thấp nhất trong bốn yếu tố, đạt 3.4091, giá trị p = 0.000 < 0.05, giả thuyết H’4 được chấp nhận.

So sánh với các nghiên cứu trước có thể nhận thấy điểm khác biệt như trong nghiên cứu “Thang đo động viên nhân viên (2011)” – tác giả Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy và “Xây dựng thang đo động viên nhân viên khối văn phòng ở thành phố Cần Thơ (2012)” – tác giả Nguyễn Thị Phương Dung, các biến quan sát về chế độ lương và phúc lợi nằm chung trong các nhóm yếu tố như Quy định chính sách tổ chức và Chính sách chế độ đãi ngộ hợp lý. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu đã cho thấy: Nhóm yếu tố Lương và phúc lợi không có sự gom chung của nhiều nhóm yếu tố khác nhau. Tiền thân của yếu tố Lương và phúc lợi là yếu tố Lương, thưởng và phúc lợi trong mô hình nghiên cứu ban đầu. Sau khi dữ liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22 thì yếu tố Lương, thưởng và phúc lợi có sự loại bỏ biến quan sát LP5. Vì vậy có thể thấy, các đối tượng được khảo sát có sự phân biêt rõ ràng đối với các biến quan sát của nhóm này và yếu tố lương và phúc lợi trong mô hình của tác giả được xây dựng độc lập là hợp lý.

Quan sát kết quả có thể nhận định thêm, cũng chính vì môi trường nghiên cứu thuộc trường Cao đẳng công lập, vì vậy chế độ khen thưởng thường được thực hiện theo quy định của nhà nước, hiếm khi có những khen thưởng đột xuất hay mang tính đặc thù riêng biệt nên biến quan sát LP5 về chế độ khen thưởng đã bị loại bỏ khỏi thang đo.

Vậy đối với trường Cao đẳng GTVT TP.HCM khi CB–GV–CNV được hưởng các khoảng lương và phúc lợi xứng đáng, hợp lý thì họ sẽ thấy được động viên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại trường cao đẳng giao thông vận tải thành phố hồ chí minh (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)