Phân tích hồi quy bội

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại trường cao đẳng giao thông vận tải thành phố hồ chí minh (Trang 57)

3.4.3.1. Phân tích tương quan

Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan Pearson (vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Phân tích tương quan còn giúp cho việc phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập, vì những tương quan như vậy sẽ gây ra hiện tượng đa cộng tuyến,

ảnh hưởng lớn đến kết quả hồi quy (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

3.4.3.2. Phân tích hồi quy bội và kiểm định các giả thuyết

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp Stepwise, các biến đưa vào từng lần một và xem xét các kết quả thống kê có liên quan, như sau:

Thứ nhất, đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua hệ số xác định R bình phương và R bình phương có hiệu chỉnh.

Thứ hai, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tìm được thông qua hệ số phóng đại phương sai – VIF và xem xét có hay không sự xuất hiện của tự tương quan thông qua chỉ số Durbin-Watson.

Thứ ba, đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố tác động vào mức độ động viên chung thông qua hệ số Beta.

Thứ tư, kiểm định giả thuyết nghiên cứu, chấp nhận các giả thuyết có giá trị Sig <0.05.

3.4.4. Đánh giá mức độ thỏa mãn của CB–GV–CNV đối với các nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố động viên nhân viên hưởng đến yếu tố động viên nhân viên

Sau khi bước phân tích hồi quy hoàn thành sẽ thấy được cụ thể những yếu tố động viên nhân viên tại trường Cao đẳng GTVT TP.HCM. Từ đó tiến hành đánh giá mức độ thỏa mãn của CB–GV–CNV đối với các nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố động viên nhân viên thông qua điểm trung bình của các thang đo cảm nhận mức độ động viên nhân viên.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 luận văn đã trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, kích thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Trong chương 3 có ba tóm tắt quan trọng như sau:

Nghiên cứu sơ bộ: thực hiện bằng phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm. Sau khi kết thúc nghiên cứu sơ bộ, luận văn đã hoàn thành việc thiết kế thang đo chính thức.

Nghiên cứu chính thức: thực hiện bằng phương pháp định lượng với bảng khảo sát; lấy mẫu phi xác suất, kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu 220. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ. Dữ liệu cho nghiên cứu chính thức được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát.

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được đưa vào phần mềm SPSS 22 phân tích. Phân tích dữ liệu gồm các bước như: đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích EFA, phân tích tương quan và hồi quy, kiểm định các giả thuyết thống kê, đánh giá mức độ thỏa mãn của CB–GV–CNV đối với các nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố động viên nhân viên.

CHƯƠNG 4

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày các kết quả điều tra, khảo sát. Dữ liệu được thu thập CB– GV–CNV đang làm việc tại trường CĐ GTVT TP.HCM

4.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh 4.1.1. Giới thiệu chung

Trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải là cơ sở đào tạo công lập, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân; chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM, Sở Giao thông Vận Tải TP.HCM, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục & Đào tạo về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục; về tiêu chuẩn giảng viên, mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; về tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng và thanh tra giáo dục.

Hiện nay, trường Cao đẳng GTVT TP.HCM đang đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ Cao đẳng kinh tế, kỹ thuật nghiệp vụ và các trình độ thấp hơn theo cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân, phục vụ cho ngành giao thông vận tải và các ngành nghề khác trong xã hội. Cụ thể, trường Cao Đẳng GTVT TP.HCM tổ chức đào tạo cho ba bậc học: Bậc học cao đẳng chính quy với chín ngành học, bậc trung cấp chuyên nghiệp với mười ngành học và bậc trung cấp nghề - sơ cấp nghề với mười ngành học. Ngoài ra, Trường còn có chức năng liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế, tư vấn và kiểm định các công trình thuộc lĩnh vực giao thông công chính; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sự nghiệp phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.

Trong chiến lược phát triển của trường Cao đẳng GTVT TP.HCM đã xác định rõ tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường đến năm 2020 như sau:

Sứ mạng: Xây dựng thành công một trường đào tạo đa ngành, đa cấp, đem lại cho thế hệ trẻ kiến thức khoa học căn bản và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, nâng cao giá trị bản thân để có một tương lai tươi sáng dựa trên những phẩm chất trung thành, trung thực, tự tin, chuyên

nghiệp, đoàn kết và quan tâm đến cộng đồng; hỗ trợ mong muốn của chính quyền thành phố trong việc phát triển ngành giao thông vận tải.  Tầm nhìn đến năm 2020: Trường Cao đẳng Giao thông vận tải thành

phố Hồ Chí Minh là một trường cao đẳng tiên tiến, có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và cơ sở vật chất kỹ thuật đạt chuẩn quốc gia; các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Tên pháp nhân: Trường Cao đẳng Giao thông vận tải thành phố Hố Chí Minh

Các cơ sở đào tạo:

 Cơ sở 1: số 252 Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3, TP.HCM

 Cơ sở 2: Số 08 Nguyễn Ảnh Thủ, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM

 Cơ sở 3: Dương Đình Hội, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9, TP.HCM

Website: www.hcmct.edu.vn

Điện thoại: (08) 35 261 921

4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh

Trường Cao đẳng GTVT TP.HCM được hình thành trên cơ sở trường Trường Lái xe theo quyết định số 697/QĐ-UB ngày 09/12/1977 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình từ năm 1977 đến năm 2008 sau nhiều lần đổi tên và tách cơ sở đào tạo, trường Cao đẳng GTVT TP.HCM được nâng cấp từ Trường Trung học Giao thông – Công chánh theo quyết định 6939/QĐ-BGD-ĐT ngày 15/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong năm học đầu tiên 2009 – 2010, nhà trường chỉ đào tạo bậc học Cao đẳng chính quy với 500 chỉ tiêu cho 5 ngành học, còn lại vẫn tập trung lực lượng lớn vào công tác đào tạo cho các hệ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Năm học 2010 – 2011, nhà trường đã có sự dịch chuyển số lượng chỉ tiêu tuyển sinh giữa các bậc đào tạo, số lượng tuyển sinh sinh viên bậc cao đẳng chiếm tỉ lệ 2/3 tổng chỉ tiêu đào tạo của nhà trường. Trong năm học này, bậc cao đẳng đã

đào tạo bảy chuyên ngành, với sáu khoa chuyên ngành. Tiếp đến năm học 2011 – 2012 nhà trường được phép đào tạo cho hai bậc học mới, đó là bậc liên thông cao đẳng chính quy với năm ngành đào tạo và bậc học cao đẳng nghề với năm chuyên ngành. Năm học 2013 – 2014 nhà trường mở rộng thêm hai chuyên ngành đào tạo cho bậc cao đẳng chính quy, theo đó sinh viên cao đẳng chính quy được đào tạo ở chín chuyên ngành. Cụ thể đó là các chuyên ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ kỹ thuật điều kiển và tự động hóa, Khai thác vận tải và Công nghệ thông tin.

Sau thời gian bảy năm, kể từ khi nhà trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng đến nay trường Cao đẳng GTVT TP.HCM đã trở thành một cơ sở giáo dục đại học uy tín và chất lượng. Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, năm 2012 nhà trường đã được vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng I của Chủ tịch nước trao tặng.

4.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP.HCM

Số lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của trường Cao đẳng GTVT TP.HCM được chia thành hai thành phần chính. Thứ nhất là đội ngũ giảng viên và giáo viên sơ cấp nghề, được phân công đảm nhiệm trực tiếp công tác giảng dạy và đào tạo. Thứ hai là đội ngũ chuyên viên/nhân viên thực hiện các công tác chuyên môn tại các phòng, ban, khoa và trung tâm. Hai thành phần nhân lực này phối hợp với nhau để thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo và phục vụ các công tác liên quan đến giảng dạy, đào tạo dưới sự chỉ đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện số lượng nguồn nhân lực của trường cao đẳng GTVT TP.HCM từ năm 2010 đến năm 2014:

Biểu đồ 4.1: Số lượng nguồn nhân lực của trường Cao đẳng GTVT TP.HCM giai đoạn 2010 – 2014

Qua biểu đồ 4.1, ta có thể thấy số lượng nguồn nhân lực của trường Cao đẳng GTVT TP.HCM tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010, tổng số cán bộ, công nhân viên và giảng viên (CB–CNV–GV) của nhà trường là 231 người, qua năm 2011 số lượng này tăng đến 252 người, năm 2012 là 264 người. Đến năm 2013, nhà trường mở thêm ba ngành đào tạo mới, đồng thời trong thơi gian này, nhà trường đang ở cuối giai đoạn ổn định cơ cấu nhân sự để bố trí đầy đủ cho các cơ sở đào tạo, vì vậy trong năm này, tổng số lượng CB–CNV–GV đã lên đến 295 người. Tính đến thời điểm hiện tại, trong năm 2014 và nửa đầu năm 2015, tổng số lượng CB–CNV– GV là 306 người. Trong năm năm qua, số lượng CB–CNV–GV không ngừng tăng để đáp ứng cho các công tác của nhà trường, từ đó có thể thấy quy mô đào tạo của nhà trường ngày càng được mở rộng và các hoạt động của nhà trường đã để lại niềm tin nhất định cho người học để họ lựa chọn gắn bó học tập tại nhà trường.

Cụ thể, tổng số CB–CNV–GV ở thời điểm hiện tại được phân công cụ thể vào các vị trí công tác như bảng 4.1 bên dưới:

0 50 100 150 200 250 300 350 2010 2011 2012 2013 2014 Số lượng CB-GV-CNV

Bảng 4.1: Vị trí làm việc của CB–CNV–GV năm 2014

STT Vị trí công tác Số lượng Tỷ lệ

%

01

Cán bộ quản lý bao gồm: + Ban Giám Hiệu

+ Trưởng, phó các phòng, khoa, trung tâm 4 24

1,31 7,84

02 Giảng viên 155 50,65

03 Giáo viên sơ cấp nghề 47 15,36

04 Nhân viên/Chuyên viên 76 24.84

05 Tổng số 306 100

Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức

Trong đó, cán bộ quản lý bao gồm Ban Giám hiệu và lãnh đạo của các phòng, khoa, trung tâm; giảng viên là lực lượng đảm nhận công tác giảng dạy và đào tạo cho sinh viên – học sinh hệ chính quy; giáo viên sơ cấp nghề đảm nhận công tác đào tạo học viên hệ ngắn hạn tại các trung tâm của nhà trường; nhân viên/chuyên viên đảm nhận nhiệm vụ tại các phòng ban, văn phòng khoa và trung tâm để thực hiện các công việc liên quan đến hành chính, tổ chức, điều hành, phối hợp, phục vụ cho công tác giảng dạy và đào tạo của nhà trường.

Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực

Bảng 4.2: Cơ cấu lao động của trường Cao đẳng GTVT TP.HCM năm 2014

Nội dung Số lượng CB–CNV–GV Tỷ lệ (%)

TỔNG SỐ CB–CNV–GV

Tổng số 306 100

GIỚI TÍNH

Nam 214 69.9

Nữ 92 30.1

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN

Đại học và trên đại học 261 85.3

Cao đẳng 35 11.4

Trung cấp 10 3.3

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO ĐỘ TUỔI

Dưới 30 tuổi 64 20.9

Từ 30 đến 45 tuổi 182 59.5

Trên 45 tuổi 60 19.6

CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO THÂM NIÊN

Dưới 5 năm 36 11.8

Từ 5 đến 10 năm 93 30.4

Từ 10 đến 25 năm 154 50.3

Trên 25 năm 23 7.5

Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức

Bảng 4.2 bên trên đã thể hiện cơ cấu lao động năm 2014 của nhà trường. Theo đó, có thể thấy: Số lượng nhân lực nam và nữ có sự chênh lệch đáng kể (chênh lệch nhau đến 39.8%). Sở dĩ có sự chênh lệch lớn này là do nhà trường chủ yếu đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật, vì vậy sự khác biệt về số lượng người lao động theo giới tính này là hợp lý. Ngoài ra, số lượng CB–CNV–GV có trình độ đại học và trên đại học chiếm đa phân (Chiếm 85.3% trong tổng số nhân lực của nhà trường) và có 154 người có thâm niên công tác trên 10 năm. Hai cơ cấu này thể hiện rằng nhà trường đang có một lực lượng CB–CNV–GV kinh nghiệm và chất lượng tốt.

4.1.4.1. Chính sách tiền lương

Chế độ tiền lương chi trả hằng tháng đang được thực hiện tại trường Cao đẳng GTVT TP.HCM hiện nay bao gồm: lương căn bản, phụ cấp lương và phụ cấp ngoài lương. Cụ thể như sau:

+ Lương cơ bản: Lương được chi trả theo nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể chế độ tiền lương được lấy từ nguồn thu ngân sách để chi trả cho CB–GV–CNV trong diện biên chế và ngoài hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế được duyệt. Và chế độ tiền lương từ nguồn thu sự nghiệp được áp dụng cho CB–GV–CNV hợp đồng còn lại của nhà trường.

+ Phụ cấp lương: Các chế độ phụ cấp lương được chi trả theo quy định của nhà

nước, cho từng nhóm đối tượng cụ thể. Chi tiết về các loại phụ cấp lương được trình bày chi tiết tại bảng 4.3 bên dưới

Bảng 4.3: Tổng hợp các loại phụ cấp lương

TT Đối tượng Phụ cấp lương Cơ sở căn cứ

1

Giáo viên/giảng viên trong biên chế và hợp đồng dài hạn

Phụ cấp ưu đãi

Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên, giảng viên

2

Giáo viên/giảng viên trong biên chế

Phụ cấp thâm niên giáo dục

Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo 3 Giáo viên/giảng viên trực tiếp giảng dạy thí nghiệm môn Hóa học tại phòng thí nghiệm Phụ cấp độc hại Nghị định số 43/2008/NĐ-CP ngày 08/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Dạy nghề về việc phụ cấp độc hại đối với giáo viên dạy nghề

TT Đối tượng Phụ cấp lương Cơ sở căn cứ

4

Giảng viên môn

giáo dục thể

chất

Phụ cấp đối với giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục thể chất

Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ

5 CB–GV–CNV Phụ cấp thâm

niên vượt khung

Quy định tại thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 04/01/2005 của Bộ Nội Vụ

6 Nhân viên y tế Phụ cấp ưu đãi

ngành Y tế

Quyết định số 05/QĐ-TCĐGTVT ngày 02/01/2014 của Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải

7 Cán bộ quản lý Phụ cấp chức vụ

Quy định tại thông tư 33/2005/TT- BGD&ĐT ngày 8/12/2005 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại trường cao đẳng giao thông vận tải thành phố hồ chí minh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)