Kiểm định độ tin cậy của các thang đo

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại trường cao đẳng giao thông vận tải thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 74)

Dựa vào các tiêu chí đánh giá đã trình bày tại mục 3.4.1 của luận văn này và kết quả xử lý dữ liệu từ phần mềm, bước kiểm tra độ tin cậy của các thang đo đạt được kết quả như sau:

Bảng 4.13: Hệ số tin cậy alpha của các thang đó

TT Thang đo Số biến

quan sát

Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất

Hệ số Alpha

1 Lương, thưởng và phúc lợi 4 0.477 0.835

2 Cơ hội đào tạo và phát triển 4 0.528 0.802

3 Điều kiện làm việc 3 0.581 0.811

4 Phong cách lãnh đạo 4 0.633 0.891

5 Sự ổn định 2 0.483 0.745

6 Sự công nhận 3 0.752 0.877

7 Đặc điểm công việc 3 0.594 0.806

8 Được tự chủ 3 0.619 0.817

9 Động viên nhân viên chung 5 0.737 0.912

(Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra, phụ lục 2)

Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép (hệ số tin cậy alpha > 0.5 và tương quan biến – tổng (item – total correlation) > 0.3).

Vậy, tất cả các thang đo này đủ điều kiện để sử dụng tiếp tục trong bước phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo (chi tiết xem ở phụ lục 2)

4.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Trong phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhà nghiên cứu thường qua tâm đến một số tiêu chuẩn bao gồm:

Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measur of sampling adequacy) là chỉ số đùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Hệ số KMO lớn (0.5 ≤ KMO ≤ 1) có ý nghĩa phân tích nhân tố thích hợp, còn hệ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến kiểm định Bartlett. Kiểm định Barlett nhằm xem xét giả thuyết về mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig. ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, > 0.4 được xem là quan trọng, ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ra, theo Hair & ctg (1998, 111) cũng khuyên như sau: nếu chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.55 (thường có thể chọn 0.5), nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0.75.

Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing và Anderson, 1998)

Thứ tư, hệ số eigenvalue > 1 (Gerbing và Anderson, 1998).

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại trường cao đẳng giao thông vận tải thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)