Thang đo động viên nhân viên chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại trường cao đẳng giao thông vận tải thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Khi đưa 5 biến quan sát của thang đo động viên nhân viên chung vào phân tích nhân tố EFA, kết quả cho thấy 5 biến quan sát này được gom nhóm thành một nhân tố, không có biến quan sát nào bị loại. Hệ số KMO bằng 0.860, phương sai trích bằng 73.976%, hệ số tải nhân tố của cả 5 biến đều lớn hơn 0.5, biến quan sát ĐV5 có hệ số tải nhân tố thấp nhất (bằng 0.832), hệ số tải nhân tố của các biến quan sát còn lại được trình bày ở bảng 4.16 dưới đây. Kết quả của bước phân tích nhân tố EFA cho thang đo động viên nhân viên chung được trình bày chi tiết tại phụ lục 4.

Bảng 4.16: Kết quả phân tích yếu tố động viên

Component 1 ĐV5 (Các chính sách động viên, khuyến khích tại trường Cao đẳng

GTVT TP.HCM tạo động lực thúc đẩy anh/chị luôn muốn được làm việc và cống hiến.)

0.894

ĐV4 (Anh/chị hài lòng với các chính sách động viên, khuyến

khích tại trường Cao đẳng GTVT TP.HCM.) 0.859

ĐV1 (Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại.) 0.858

ĐV3 (Nhà trường là nơi làm việc vui vẻ và tốt nhất đối với

ĐV2 (Anh/chị thường làm việc trong tâm trạng tốt nhất.) 0.832

(Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra, phụ lục 4)

4.6. Mô hình lý thuyết điều chỉnh 4.6.1. Điều chỉnh thang đo

Sau bước phân tích nhân tố EFA, các thang đo cũ đã được gom chung tạo thành có nhóm nhân tố mới. Tác giả điều chỉnh tên gọi của thang đo, mã hóa lại biến quan sát như sau:

Nhóm nhân tố thứ nhất: Tác giả đặt tên là Sự hỗ trợ và bảo đảm cho cá nhân (HT). Thang đo này gồm sáu biến quan sát, được mã hóa lại theo tên của nhân tố mới, cụ thể tại bảng 4.17.

Bảng 4.17: Thang đo sự hỗ trợ và bảo đảm cho cá nhân

SỰ HỖ TRỢ VÀ BẢO ĐẢM CHO CÁ NHÂN (HT)

TT Mã hóa cũ Mã hóa mới Nội dung

1 LĐ4 HT1 Cấp trên sẵn sàng bảo vệ quyền lợi chính đáng

cho anh/chị.

2 LĐ3 HT2 Cấp trên sẵn sàng lắng nghe ý kiến của anh/chị

và tôn trọng anh/chị.

3 ĐP1 HT3

Nhà trường luôn khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ cho anh/chị học tập nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ

4 ĐP3 HT4 Các tiêu chuẩn cần thiết để anh/chị có thể phát

triển nghề nghiệp được công khai rõ ràng.

5 ĐP4 HT5

Anh/chị được đào tạo và cập nhật đầy đủ các kỹ năng để thực hiện tốt công việc và phát triển nghề nghiệp của mình.

6 SO2 HT6 Anh/chị không lo lắng mình bị mất việc khi

làm việc với nhà trường.

Nhóm nhân tố thứ hai: Nhóm nhân tố này có năm biến quan sát, bao gồm các biến quan sát của yếu tố Đặc điểm công việc và Được tự chủ của mô hình lý thuyết. Khi quan sát các biến, có thể thấy nội dung của các biến tập trung vào tính chất và

đặc điểm công việc. Vì vậy tác giả đặt tên cho nhóm nhân tố thứ hai là Đặc điểm công việc (ĐĐCV), cụ thể như bảng 4.18.

Bảng 4.18: Thang đo Đặc điểm công việc (ĐĐCV)

ĐẶC ĐIỂM CÔNG VIỆC (ĐĐCV)

TT Mã hóa cũ Mã hóa mới Nội dung

1 CV3 ĐĐCV1 Công việc mang lại niềm vui và sự hãnh diện

cho anh/chị.

2 TC1 ĐĐCV2 Anh/chị được trao quyền hạn tương xứng với

trách nhiệm giải quyết công việc.

3 CV1 ĐĐCV3 Công việc hiện tại phù hợp với tính cách, năng

lực và sở thích của anh/chị.

4 TC3 ĐĐCV4 Anh/chị cảm thấy được tự chủ trong công việc.

5 CV2 ĐĐCV5 Khối lượng công việc được phân chia hợp lý.

Nhóm nhân tố thứ ba: Nhóm nhân tố này gồm ba biến quan sát, không có sự thay đổi so với mô hình lý thuyết, vì vậy nhóm vẫn được gọi tên là Sự công nhận (CN) cụ thể tại bảng 4.19.

Bảng 4.19: Thang đo Sự công nhận (CN)

SỰ CÔNG NHẬN (CN)

TT Mã hóa Nội dung

1 CN1 Cấp trên có niềm tin anh/chị sẽ thực hiện tốt và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2 CN2 Anh/chị cảm thấy được nhà trường luôn ghi nhận sự đóng góp

của bạn đối với sự phát triển chung của nhà trường.

3 CN3 Anh/chị sẽ được khen thưởng kịp thời khi có thành tích hay đóng góp hữu ích cho đơn vị.

Nhóm nhân tố thứ bốn: Nhóm nhân tố này gồm bốn biến quan sát, so với mô hình lý thuyết nhóm này mất đi biến quan sát LP5. Nhận xét thấy các biến quan sát còn lại có nội dung về lương và chế độ phúc lợi, vì vậy nhóm được gọi tên mới là Lương và phúc lợi nhưng ký tự mã hóa không thay đổi (LP), cụ thể tại bảng 4.20.

Bảng 4.20: Thang đo Lương và phúc lợi (LP)

LƯƠNG VÀ PHÚC LỢI (PL)

TT Mã hóa Nội dung

1 LP1

Tiền lương (lương cơ bản, phụ cấp lương và phụ cấp ngoài lương - tiền năng suất) được trả xứng đáng cho trách nhiệm và chất lượng công việc.

2 LP2 Thu nhập hằng tháng hiện tại đảm bảo cho cuộc sống của

anh/chị và gia đình.

3 LP3

Anh/chị hài lòng với các phúc lợi hiện tại của nhà trường (Tiền cơm trưa, nước uống, đi lại, văn phòng phẩm, tham quan du lịch, đồng phục, thưởng các dịp lễ Tết, sinh nhật….).

4 LP4

Chế độ tiền lương và các phúc lợi hiện tại của nhà trường thể hiện được sự quan tâm và chia sẻ của lãnh đạo nhà trường đến tập thể CB-GV-CNV.

Nhóm nhân tố thứ năm: Nhóm nhân tố này gồm ba biến quan sát, không có sự thay đổi so với mô hình lý thuyết, vì vậy nhóm vẫn được gọi tên là Điều kiện làm việc (ĐK), cụ thể tại bảng 4.21.

Bảng 4.21: Thang đo Điều kiện làm việc (ĐK)

ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC (ĐK)

TT Mã hóa Nội dung

1 ĐK1 Anh/chị được trang bị đầy đủ các thiết bị, công cụ, dụng cụ để

thực hiện công việc của mình.

2 ĐK2 Môi trường làm việc yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, an toàn.

3 ĐK3

Việc cải thiện môi trường làm việc, sửa chữa, nâng cấp các thiết bị, dụng cụ, công cụ làm việc được thực hiện để anh/chị có thể thực hiện công việc thuận lợi và thoải mái.

Đối với thang đo “Động viên nhân viên chung” không có sự điều chỉnh gì từ bước phân tích nhân tố, do đó thang đo này vẫn giữ nguyên. Thang đo gồm năm biến quan sát, cụ thể như bảng 4.22.

Bảng 4.22: Thang đo Động viên nhân viên (ĐV)

ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN

TT Mã hóa Nội dung

1 ĐV1 Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại.

2 ĐV2 Anh/chị thường làm việc trong tâm trạng tốt nhất.

3 ĐV3 Anh/chị luôn cảm thấy nhà trường là nơi làm việc vui vẻ và

tốt nhất đối với bạn.

4 ĐV4 Anh/chị hài lòng với các chính sách động viên, khuyến khích

tại trường Cao đẳng GTVT TP.HCM.

5 ĐV5

Các chính sách động viên, khuyến khích tại trường Cao đẳng GTVT TP.HCM tạo động lực thúc đẩy bạn luôn muốn được làm việc và cống hiến.

4.6.2. Mô hình điều chỉnh

Sau khi hoàn thành việc đặt tên lại các nhóm nhân tố (gồm 5 thang đo độc lập và 1 thang đo phụ thuộc, tác giả đưa ra mô hình điều chỉnh như hình 4.1:

Hình 4.1: Mô hình điều chỉnh

Giả thuyết H’1: Cảm nhận tốt từ sự hỗ trợ và bảo đảm cho cá nhân tác động

dương đến cảm nhận được khuyến khích, động viên chung. H’2 H’1 H’3 H’4 H’5 Sự hỗ trợ và bảo đảm cho cá nhân Đặc điểm công việc Sự công nhận Lương và phúc lợi Điều kiện làm việc Động viên nhân viên

Giả thuyết H’2: Cảm nhận tốt về đặc điểm công việc đang làm của nhân viên tác động dương đến cảm nhận được khuyến khích, động viên chung.

Giả thuyết H’3: Cảm nhận việc được ghi nhận đầy đủ về các công việc đã làm

và các đóng góp của nhân viên sẽ tác động dương đến cảm nhận được khuyến khích, động viên chung.

Giả thuyết H’4: Cảm nhận lương và phúc lợi cao sẽ tác động dương đến cảm

nhận được khuyến khích, động viên chung.

Giả thuyết H’5: Cảm nhận điều kiện làm việc trong môi trường tốt tác động

dương đến cảm nhận được khuyến khích, động viên chung.

4.7. Phân tích tương quan và phân tích hồi quy

4.7.1. Phân tích tương quan – Ma trận tương quan Pearson

Theo Hoàng Trọng (2008, 198) người ta sử dụng hệ số tương quan Pearson (r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Trị tuyệt đối của hệ số tương quan│r│cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối liên quan tuyến tính chặt chẽ. Nếu hệ số tương quan dương chứng tỏ biến độc lập và biến phụ thuộc có quan hệ thuận chiều, nếu hệ số tương quan âm chứng tỏ biến độc lập và biến phụ thuộc có quan hệ ngược chiều nhau. Cụ thể ý nghĩa của hế số tương quan được trình bày ở bảng 4.23:

Bảng 4.23: Ý nghĩa hệ số tương quan

Hệ số tương quan Ý nghĩa

±0.01 đến ±0.1 Mối tương quan quá thấp, không đáng kể

±0.2 đến ±0.3 Mối tương quan thấp

±0.4 đến ±0.5 Mối tương quan trung bình

±0.6 đến ±0.7 Mối tương quan cao

±0.8 trở lên Mối tương quan rất cao

(Nguồn: http://ykhoa.net/baigiang/lamsangthongke/lstk12_Phantichtuongquan.pdf)

Ngoài ra, việc kiểm tra giữa hai biến độc lập có sự tương quan với nhau không để lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Đa cộng tuyến là trạng thái

trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê trong kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi không có đa cộng tuyến, trong khi hệ số xác định R square vẫn khá cao.

Trong quá trình phân tích hồi quy bội, đa cộng tuyến được SPSS chuẩn đoán bằng lựa chọn Collinearity Diagnostic. Một số tiêu chuẩn cần quan tâm bao gồm: giá trị Sig của các biến độc lập < 0.05; chỉ số Tolerance (T) > 0; các tiêu chí Collinearity diagnostics (chuẩn hóa hiện tượng đa cộng tuyến) với hệ số phóng đại VIF của các biến độc lập < 10 của các để không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.24: Ma trận tương quan Pearson Sự hỗ trợ và bảo đảm cho cá nhân Đặc điểm công việc Sự công nhận Lương và phúc lợi Điều kiện làm việc Động viên nhân viên Sự hỗ trợ và bảo đảm cho cá nhân 1 .581** .487** .607** .625** .722** .000 .000 .000 .000 .000 .000 187 187 187 187 187 187 Đặc điểm công việc .581** 1 .597** .513** .408** .754** .000 .000 .000 .000 .000 187 187 187 187 187 187 Sự công nhận .487** .597** 1 .510** .415** .614** .000 .000 .000 .000 .000 187 187 187 187 187 187 Lương và phúc lợi .607** .513** .510** 1 .511** .654** .000 .000 .000 .000 .000 187 187 187 187 187 187 Điều kiện làm việc .625** .408** .415** .511** 1 .583** .000 .000 .000 .000 .000 187 187 187 187 187 187 Động viên nhân viên .722** .754** .614** .654** .583** 1 .000 .000 .000 .000 .000 187 187 187 187 187 187

** Tương quan ở mức ý nghĩa 0.01 (2 đuôi)

(Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra, phụ lục 5)

Hệ số tương quan r giữa biến ĐV và các biến HT, ĐĐCV, CN, LP và ĐK cho thấy các biến này có mức độ tương quan trên trung bình đến ĐV (> 0.4). Các giá trị Sig. của từng hệ số tương quan đều < 0.05. Từ kết quả này cho thấy các hệ số tương quan này hoàn toàn có ý nghĩa (r ≠ 0).

Phương trình hồi quy của nghiên cứu có dạng như sau:

ĐV = C + B1*HT + B2*ĐĐCV + B3*CN + B4*LP + B5*ĐK + sai số ngẫu nhiên Trong đó: - C là hằng số

- ĐV là động viên nhân viên

- B1, B2, B3, B4 và B5 lần lượt là hệ số hồi quy của các thành phần sự hỗ trợ và bảo đảm cho cá nhân (HT), đặc điểm công việc (ĐĐCV), sự công nhận (CN), lương và phúc lợi (LP) và điều kiện làm việc (ĐK).

Kết quả hồi quy của mô hình được rút ra từ từ bước phân tích hồi quy trên phần mềm SPSS, sử dụng phương pháp Stepwise. Kết quả này được trình bày tại bảng 4.25, 4.26, 4.27 và 4.28 dưới đây:

Bảng 4.25: Tổng hợp mô hình hồi quy

hình R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh Chỉ số Durbin- Watson 1 0.860 0.739 0.732 1.962 Biến độc lập: HT, ĐĐCV, LP, ĐK, CN

Biến phụ thuộc: Động viên nhân viên (ĐV)

(Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra, phụ lục 6)

Bảng 4.26: Phân tích ANOVA Tổng bình phương Bậc tự do (df) Trung bình bình phương Hệ số F Sig Tổng bình

phương hồi quy 67.881 5 13.576

102.718 0.000 Tổng bình phương phần dư 23.923 181 0.132 Tổng bình phương 91.804 186 Biến độc lập: ĐĐCV, HT, LP, ĐK, CN

Biến phụ thuộc: Động viên nhân viên (ĐV)

Bảng 4.27: Hệ số hồi quy

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy

chuẩn hóa Sig VIF

Sự hỗ trợ và bảo đảm

cho cá nhân (HT) 0.404 0.428 0.000 1.510

Đặc điểm công việc

(ĐĐCV) 0.763 0.754 0.000 1.000

Sự công nhận (CN) 0.111 0.111 0.28 1.74

Lương và phúc lợi

(LP) 0.215 0.227 0.000 1.688

Điều kiện làm việc

(ĐK) 0.132 0.141 0.006 1.719

Biến phụ thuộc: Động viên nhân viên (ĐV)

(Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra, phụ lục 6)

Bảng 4.28: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết

Giả thuyết Kết quả

kiểm định H’1:Cảm nhận tốt từ sự hỗ trợ và bảo đảm cho cá nhân tác

động dương đến cảm nhận được khuyến khích, động viên chung.

Được chấp nhận p = 0.000 < 0.05

H’2: Cảm nhận tốt về đặc điểm công việc đang làm của nhân viên tác động dương đến cảm nhận được khuyến khích, động viên chung.

Được chấp nhận p = 0.000 < 0.05

H’3: Cảm nhận việc ghi nhận đầy đủ về các công việc đã làm và các đóng góp của nhân viên sẽ tác động dương đến cảm nhận được khuyến khích, động viên chung.

Không được chấp nhận p = 0.28 > 0.05

H’4: Cảm nhận lương và phúc lợi cao sẽ tác động dương đến cảm nhận được khuyến khích, động viên chung.

Được chấp nhận p = 0.000 < 0.05

H’5: Cảm nhận điều kiện làm việc trong môi trường tốt tác động dương đến cảm nhận được khuyến khích, động viên chung.

Được chấp nhận p = 0.006 < 0.05

Kết quả phân tích hồi quy của mô hình lý thuyết được trình bày ở bảng 4.20 cho thấy mô hình có hệ số xác định R2 là 0.793 và R2 hiệu chỉnh là 0.732. Như vậy, mô hình giải thích được 73.2% tác động của các yếu tố động viên nhân viên.

Quan sát bảng 4.25 thấy rằng thông qua chỉ số Durbin-Watson có giá trị d = 1.962 < 2 cho thấy trong mô hình hồi quy trên không có sự xuất hiện của tự tương quan. Mặt khác, kết quả trình bày ở bảng 4.27 cho thấy các hệ số VIF đều nhỏ hơn 10, tức là hiện tượng đa cộng tuyến không mấy đáng kể.

Đồ thị 4.1: Đồ thị phần dư chuẩn hóa hồi quy

(Nguồn : Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra)

Quan sát hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta) được tóm tắt và trình bày tại bảng 4.22 và kết quả kiểm định các giả thuyết ở bảng 4.28 có thể thấy trong 5 yếu tố đưa vào mô hình, yếu tố Đặc điểm công việc có hệ số Beta cao nhất và yếu tố Sự công nhận có hệ số beta thấp nhất, đồng thời có giá trị sig bằng 0.28 > 0.05, từ đó có thể đi đến hai kết luận như sau:

Kết luận thứ nhất: Các giả thuyết H’1, H’2, H’4 và H’5 được chấp nhận (vì giá trị Sig. (p-value) nhỏ hơn 0.05), bác bỏ giả thuyết H’3 (vì giá trị Sig. (p-value) bằng 0.28 lớn hơn 0.05). Tức là, đủ cơ sở để kết luận rằng hệ số hồi quy của các yếu tố Đặc điểm công việc, Sự hỗ trợ và bảo đảm cho cá nhân, Lương và phúc lợi, Điều kiện làm việc có ý nghĩa trong mô hình, hay hệ số hồi quy có ảnh hưởng cùng chiều (hệ số beta dương) đến biến phụ thuộc “Động viên nhân viên”.

Kết luận thứ hai: Phương trình hồi quy theo hệ số chuẩn hóa Beta của mô hình nghiên cứu này được viết lại như sau:

ĐV =0.428*HT + 0.754*ĐĐCV + 0.227*LP + 0.141*ĐK

Hay

Động viên nhân viên = 0.428*Sự hỗ trợ và bảo đảm cho cá nhân + 0.754* Đặc

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại trường cao đẳng giao thông vận tải thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)