Diễn đạt và mã hóa thang đo

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại trường cao đẳng giao thông vận tải thành phố hồ chí minh (Trang 52)

Dựa vào kết quả của thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm, thang đo chính thức gồm tám yếu tố độc lập và một yếu tố phụ thuộc với 34 biến quan sát cụ thể như sau:

Bảng 3.4: Diễn đạt và mã hóa thang đo Lương, thưởng và phúc lợi

Biến quan sát Mã hóa

Tiền lương (lương cơ bản, phụ cấp lương và phụ cấp ngoài lương - tiền năng suất) được trả xứng đáng cho trách nhiệm và chất lượng công việc.

LP1

Thu nhập hằng tháng hiện tại đảm bảo cho cuộc sống của anh/chị và

gia đình. LP2

Anh/chị hài lòng với các phúc lợi hiện tại của nhà trường (Tiền cơm trưa, nước uống, đi lại, văn phòng phẩm, tham quan du lịch, đồng phục, thưởng các dịp lễ Tết, sinh nhật….).

LP3

Chế độ tiền lương và các phúc lợi hiện tại của nhà trường thể hiện được sự quan tâm và chia sẻ của lãnh đạo nhà trường đến tập thể CB- GV-CNV.

LP4

Anh/chị được khen thưởng kịp thời và xứng đáng khi có thành tích

hay đóng góp hữu ích cho đơn vị. LP5

Bảng 3.5: Diễn đạt và mã hóa thang đo Cơ hội đào tạo và phát triển

Biến quan sát Mã hóa

Nhà trường luôn khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ cho

anh/chị học tập nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ ĐP1

Công tác quy hoạch cán bộ của nhà trường được thực hiện công khai,

công bằng và hợp lý. ĐP2

Các tiêu chuẩn cần thiết để anh/chị có thể phát triển nghề nghiệp

được công khai rõ ràng. ĐP3

Anh/chị được đào tạo và cập nhật đầy đủ các kỹ năng để thực hiện tốt

Bảng 3.6: Diễn đạt và mã hóa thang đo Điều kiện làm việc

Biến quan sát Mã hóa

Anh/chị được trang bị đầy đủ các thiết bị, công cụ, dụng cụ để thực

hiện công việc của mình. ĐK1

Môi trường làm việc yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, an toàn. ĐK2

Việc cải thiện môi trường làm việc, sửa chữa, nâng cấp các thiết bị, dụng cụ, công cụ làm việc được thực hiện để anh/chị có thể thực hiện công việc thuận lợi và thoải mái.

ĐK3

Bảng 3.7: Diễn đạt và mã hóa thang đo Phong cách lãnh đạo

Biến quan sát Mã hóa

Cấp trên tế nhị và mềm mỏng khi góp ý, nhắc nhở và phê bình cấp

dưới. LĐ1

Cấp trên đối xử công bằng với mỗi nhân viên cấp dưới. LĐ2

Cấp trên sẵn sàng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho anh/chị. LĐ3

Cấp trên sẵn sàng lắng nghe ý kiến của anh/chị và tôn trọng anh/chị. LĐ4

Cấp trên thể hiện sự tin tưởng khi giao nhiệm vụ cho anh/chị LĐ5

Bảng 3.8: Diễn đạt và mã hóa thang đo Sự ổn định trong công việc

Biến quan sát Mã hóa

Anh/chị tin tưởng vào sự phát triển bền vững của nhà trường. SO1

Anh/chị không lo lắng mình bị mất việc khi làm việc với nhà trường. SO2

Anh/chị cảm nhận công việc hiện tại rất ổn định SO3

Bảng 3.9: Diễn đạt và mã hóa thang đo Sự công nhận

Biến quan sát Mã hóa

Cấp trên có niềm tin anh/chị sẽ thực hiện tốt và hoàn thành nhiệm vụ

được giao. CN1

Anh/chị cảm thấy được nhà trường luôn ghi nhận sự đóng góp của

Anh/chị sẽ được khen thưởng kịp thời khi có thành tích hay đóng góp

hữu ích cho đơn vị. CN3

Bảng 3.10: Diễn đạt và mã hóa thang đo Đặc điểm công việc

Biến quan sát Mã hóa

Công việc hiện tại phù hợp với tính cách, năng lực và sở thích của

anh/chị. CV1

Khối lượng công việc được phân chia hợp lý. CV2

Công việc mang lại niềm vui và sự hãnh diện cho anh/chị. CV3

Bảng 3.11: Diễn đạt và mã hóa thang đo Được tự chủ

Biến quan sát Mã hóa

Anh/chị được trao quyền hạn tương xứng với trách nhiệm giải quyết

công việc. TC1

Anh/chị được khuyến khích đưa ra các sáng kiến để thực hiện và giải

quyết những công việc. TC2

Anh/chị cảm thấy được tự chủ trong công việc. TC3

Bảng 3.12: Diễn đạt và mã hóa thang đo đánh giá chung về động viên

Biến quan sát Mã hóa

Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại. ĐV1

Anh/chị thường làm việc trong tâm trạng tốt nhất. ĐV2

Nhà trường là nơi làm việc vui vẻ và tốt nhất đối với anh/chị. ĐV3

Anh/chị hài lòng với các chính sách động viên, khuyến khích tại

trường Cao đẳng GTVT TP.HCM. ĐV4

Các chính sách động viên, khuyến khích tại trường Cao đẳng GTVT TP.HCM tạo động lực thúc đẩy bạn luôn muốn được làm việc và cống hiến.

3.3.3. Mã hóa thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân sẽ được mã hóa để việc xử lý phân tích dữ liệu được tường minh và thuận tiện. Việc mã hóa thông tin cá nhân cụ thể như sau:

Biến Thành phần Mã hóa Giới tính Nam 1 Nữ 2 Tuổi Dưới 30 tuổi 1 Từ 30 đến dưới 40 tuổi 2 Trên 40 tuổi 3

Thâm niên công tác

Dưới 5 năm 1 Từ 5 đến dưới 15 năm 2 Từ 15 năm trở lên 3 Tình trạng hôn nhân Độc thân 1 Đã lập gia đình 2 Đã ly hôn 3

Vị trí công tác hiện tại

Nhân viên/Chuyên viên 1

Giáo viên/Giảng viên 2

Cán bộ quản lý 3 Thu nhập hàng tháng Dưới 5 triệu 1 Từ 5 triệu đến 10 triệu 2 Trên 10 triệu 3 3.3.4. Phương pháp chọn mẫu

Mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp phi xác suất và được lựa chọn theo trình tự như sau: trước tiên, luận văn thực hiện xác định tổng thể chung, tiếp đến xác định khung mẫu và xác định cỡ mẫu. Sau khi đã xác định được cỡ mẫu tiến hành lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu, đề tài này sử dụng kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện.

Công thức tính kích cỡ mẫu: Có rất nhiều công thức kinh nghiệm được sử dụng để xác định cỡ mẫu phù hợp. Theo Hair và các công sự (1998), để phân tích nhân tố (EFA) cỡ mẫu tối thiểu là N ≥ 5*x (x: tổng số biến quan sát). Đối với tác giả

Tabachnick & Fidell (1996), để thực hiện phân tích hồi quy một cách tốt nhất, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là N ≥ 50 + 8m (m là biến độc lập). Vậy, đề tài nghiên cứu này sử dụng hai công thức kinh nghiệm trên để xác định cỡ mẫu sao cho thỏa cả hai điều kiện để phân tích nhân tố (EFA) và phân tích hồi quy.

Mô hình nghiên cứu của đề tài gồm tám biến độc lập, một biến phụ thuộc và 34 biến quan sát, vậy cỡ mẫu N sẽ có kết quả là: N ≥ (122; 170). Trên cơ sở này, tác giả quyết định chọn cỡ mẫu N = 220 để đảm bảo cho việc điều tra còn sai sót, hao hụt.

3.3.5. Nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi

Bảng khảo sát định lượng được thực hiện qua hai bước. Đầu tiên, dựa trên cơ sở lý thuyết, tham khảo các tài liệu, nghiên cứu trước đó để xây dựng thang đo nháp. Thang đo nháp khi qua thảo luận nhóm để cho ra bảng hỏi chính thức gồm 8 yếu tố độc lập, 1 yếu tố lệ thuộc với 34 biến quan sát. Sau đó bảng này được đem đi khảo sát với số mẫu được chọn bằng cuộc khảo sát định lượng chính thức.

3.4. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu: thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch dữ liệu, mã hóa các dữ liệu cần thiết trong bảng câu hỏi vào phần mềm SPSS 22.

Bước 2: Thống kê: tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.

Bước 3: Phân tích độ tin cậy: tiến hành đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha.

Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá EFA. Bước 5: Phân tích hồi quy đa biến.

Bước 6: Kiểm định mô hình & kiểm định giả thuyết.

3.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Trong phần này, các thang đo được đánh giá độ tin cậy (thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha bằng phần mềm SPSS 22).

Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao. Sử dụng phương pháp Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để

loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).

Hệ số tin cậy chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến nào cần loại bỏ đi và biến nào cần giữ. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến tổng để loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Các tiêu chí đánh giá :

 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha > 0.8 là thang đo lường tốt; 0.7 đến 0.8 là sử dụng được.

 Hệ số tương quan biến – tổng: các biến quan sát có tương quan biến – tổng nhỏ (< 0.3) được xem là biến rác thì sẽ bị loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu.

 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,95 và tương quan biến – tổng > 0,3 (Hoàng Trọng, 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 353, trang 404).

3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố được dùng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu tố quan sát thành những yếu tố chính dùng trong các phân tích, kiểm định tiếp theo. Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Phân tích nhân tố khám phá được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo.

3.4.3. Phân tích hồi quy bội 3.4.3.1. Phân tích tương quan 3.4.3.1. Phân tích tương quan

Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan Pearson (vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Phân tích tương quan còn giúp cho việc phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập, vì những tương quan như vậy sẽ gây ra hiện tượng đa cộng tuyến,

ảnh hưởng lớn đến kết quả hồi quy (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

3.4.3.2. Phân tích hồi quy bội và kiểm định các giả thuyết

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp Stepwise, các biến đưa vào từng lần một và xem xét các kết quả thống kê có liên quan, như sau:

Thứ nhất, đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua hệ số xác định R bình phương và R bình phương có hiệu chỉnh.

Thứ hai, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tìm được thông qua hệ số phóng đại phương sai – VIF và xem xét có hay không sự xuất hiện của tự tương quan thông qua chỉ số Durbin-Watson.

Thứ ba, đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố tác động vào mức độ động viên chung thông qua hệ số Beta.

Thứ tư, kiểm định giả thuyết nghiên cứu, chấp nhận các giả thuyết có giá trị Sig <0.05.

3.4.4. Đánh giá mức độ thỏa mãn của CB–GV–CNV đối với các nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố động viên nhân viên hưởng đến yếu tố động viên nhân viên

Sau khi bước phân tích hồi quy hoàn thành sẽ thấy được cụ thể những yếu tố động viên nhân viên tại trường Cao đẳng GTVT TP.HCM. Từ đó tiến hành đánh giá mức độ thỏa mãn của CB–GV–CNV đối với các nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố động viên nhân viên thông qua điểm trung bình của các thang đo cảm nhận mức độ động viên nhân viên.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 luận văn đã trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, kích thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Trong chương 3 có ba tóm tắt quan trọng như sau:

Nghiên cứu sơ bộ: thực hiện bằng phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm. Sau khi kết thúc nghiên cứu sơ bộ, luận văn đã hoàn thành việc thiết kế thang đo chính thức.

Nghiên cứu chính thức: thực hiện bằng phương pháp định lượng với bảng khảo sát; lấy mẫu phi xác suất, kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu 220. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ. Dữ liệu cho nghiên cứu chính thức được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát.

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được đưa vào phần mềm SPSS 22 phân tích. Phân tích dữ liệu gồm các bước như: đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích EFA, phân tích tương quan và hồi quy, kiểm định các giả thuyết thống kê, đánh giá mức độ thỏa mãn của CB–GV–CNV đối với các nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố động viên nhân viên.

CHƯƠNG 4

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày các kết quả điều tra, khảo sát. Dữ liệu được thu thập CB– GV–CNV đang làm việc tại trường CĐ GTVT TP.HCM

4.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh 4.1.1. Giới thiệu chung

Trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải là cơ sở đào tạo công lập, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân; chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM, Sở Giao thông Vận Tải TP.HCM, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục & Đào tạo về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giáo dục; về tiêu chuẩn giảng viên, mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; về tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng và thanh tra giáo dục.

Hiện nay, trường Cao đẳng GTVT TP.HCM đang đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ Cao đẳng kinh tế, kỹ thuật nghiệp vụ và các trình độ thấp hơn theo cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân, phục vụ cho ngành giao thông vận tải và các ngành nghề khác trong xã hội. Cụ thể, trường Cao Đẳng GTVT TP.HCM tổ chức đào tạo cho ba bậc học: Bậc học cao đẳng chính quy với chín ngành học, bậc trung cấp chuyên nghiệp với mười ngành học và bậc trung cấp nghề - sơ cấp nghề với mười ngành học. Ngoài ra, Trường còn có chức năng liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế, tư vấn và kiểm định các công trình thuộc lĩnh vực giao thông công chính; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sự nghiệp phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.

Trong chiến lược phát triển của trường Cao đẳng GTVT TP.HCM đã xác định rõ tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường đến năm 2020 như sau:

Sứ mạng: Xây dựng thành công một trường đào tạo đa ngành, đa cấp, đem lại cho thế hệ trẻ kiến thức khoa học căn bản và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, nâng cao giá trị bản thân để có một tương lai tươi sáng dựa trên những phẩm chất trung thành, trung thực, tự tin, chuyên

nghiệp, đoàn kết và quan tâm đến cộng đồng; hỗ trợ mong muốn của chính quyền thành phố trong việc phát triển ngành giao thông vận tải.  Tầm nhìn đến năm 2020: Trường Cao đẳng Giao thông vận tải thành

phố Hồ Chí Minh là một trường cao đẳng tiên tiến, có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và cơ sở vật chất kỹ thuật đạt chuẩn quốc gia; các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Tên pháp nhân: Trường Cao đẳng Giao thông vận tải thành phố Hố Chí Minh

Các cơ sở đào tạo:

 Cơ sở 1: số 252 Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3, TP.HCM

 Cơ sở 2: Số 08 Nguyễn Ảnh Thủ, phường Trung Mỹ Tây, quận 12,

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại trường cao đẳng giao thông vận tải thành phố hồ chí minh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)