Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp,

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 37 - 38)

L ỜI CẢM ƠN

1.4.3Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp,

nghiệp, nông thôn của tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp có điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên khá tương đồng với tỉnh Vĩnh Long. Trong thời gian qua tỉnh Đồng Tháp rất quan tâm phát triển

lĩnh vực NN-NT và thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp theo chỉ đạo chung của Chính phủ, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, các NHTM trên địa bàn đã tạo ra

được sự thành công trong việc phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT của tỉnh

Đồng Tháp.

Tính chung giai đoạn 2010-2014, TDNH toàn tỉnh Đồng Tháp tăng trưởng bình

quân đạt 18,6%/năm, số dư TDNH cuối năm 2014 đạt 37.814 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2010. Trong đó, TDNH đối với lĩnh vực NN-NT tăng trưởng khá ấn tượng, dư nợ tăng bình quân đạt 21,6%/năm, đến cuối năm 2014, dư nợ TDNH đối với

lĩnh vực NN-NT đạt 20.077 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với cuối năm 2010, chiếm 53,1% dư nợ toàn tỉnh, tỷ trọng tăng 4,97% so với năm 2010.

Để có được kết quả như trên, hệ thống ngân hàng tỉnh Đồng Tháp rất tích cực trong việc vận dụng các chính sách tín dụng hiện hành, tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của UBND tỉnh và NHNN Việt Nam trong việc tháo gỡ khó khăn cho sự TDNH trên địa bàn nói chung và đối với lĩnh vực NN-NT nói riêng. Từ đó đã tìm những hướng đi

24

mang tính quyết định nhằm đẩy mạnh sự phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT

trên địa bàn ngày càng mạnh, bền vững. Cụ thể như sau:

- Phối hợp với các ngành Công thương, ngành Nông nghiệp để tổ chức sản xuất

lĩnh vực thuỷ sản ngày càng hiệu quả trong điều kiện sản xuất thuỷ sản trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Theo đó đã xây dựng các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi từ

cung cấp vật tư đầu vào đến quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm đầu ra, liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản suất và phân chia lợi nhuận theo tỷ

lệ thoả thuận. Qua đó các NHTM sẽ cho vay qua đầu mối là các doanh nghiệp tham gia liên kết, đơn cử như nhóm Công ty TNHH Hùng Cá được NHTM Công Thương

duyệt hạn mức tín dụng mô hình liên kết là 1.407 tỷ đồng và đây là một trong những dự án cho vay liên kết đầu tiên theo Quyết định 1050/QĐ-NHNN ngày 25/5/2014 của NHNNVN.

- Cho vay thông các HTX nông nghiệp, các HTX này thực hiện toàn bộ các khâu dịch vụ nông nghiệp cho các xã viên là các hộ nông dân, qua đó các NHTM tập trung thẩm định cho vay thông qua các HTX thay vì cho vay trực tiếp qua các hộ nông

dân như trước đây.

- Đẩy mạnh cho vay qua các làng nghề ở nông thôn như các làng trồng hoa kiểng, bánh phồng tôm, tàu hũ…

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 37 - 38)