L ỜI CẢM ƠN
3.2.2.5 Giải pháp về cho vay
Đây là vấn đề trung tâm và quan trọng nhất trong các giải pháp phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT, cho vay như thế nào, cho ai vay, cho vay đối tượng nào, thủ tục như thế nào, cơ chếđảm bảo tiền vay ra sao, các biện pháp an toàn và đảm bảo thu hồi vốn vay... quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM. Hiện nay, với chủ trương nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng đối với lĩnh vực NN-NT, các NHTM tham gia cho vay cần phải đa dạng hóa các phương thức cho vay, thay đổi cách thức truyền tải vốn từ từng khâu riêng lẻ sang chuỗi sản xuất nhằm giảm
được rủi ro, tiết kiệm chi phí liên quan đến cho vay và kiểm soát chặt chẽ được dòng tiền cho vay hiệu quả hơn.
Một là, đa dạng hóa phương thức cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn
Thực tế hiện nay, đa số các NHTM thực hiện cho vay từng lần đối với khách hàng vay, giải quyết cho các hộ sản xuất nông nghiệp vay lưu vụ và thời hạn vay thông thường là 12 tháng (trung bình từ 2-3 vụ lúa, màu...). Phương thức cho vay hạn mức ít
được áp dụng, chủ yếu áp dụng đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính minh bạch, quan hệ tín dụng tốt, kinh doanh đa ngành nghề...
Từ thực tế nêu trên, để TDNH phát triển mạnh hơn, các NHTM cần đa dạng hóa các phương thức cho vay đối với các khách hàng nhằm giảm các thủ tục hồ sơ, giảm thời gian cho các bên trong quan hệ vay vốn, giảm chi phí liên quan đến quá trình vay vốn của khách hàng và giải ngân của ngân hàng:
Mở rộng phương thức cho vay hạn mức đối với các trang trại, HTX và các hộ
81
cứ vào nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, NHTM xem xét cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định. Trong quá trình sản xuất, căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn tại từng thời điểm, NHTM giải ngân cho khách hàng. Ngược lại, khi khách hàng có nguồn thu, thì tiến hành trả nợ ngân hàng. Đây là phương thức sử dụng vốn hiệu quả
nhất cho cả hai bên.
Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện của từng khách hàng, các NHTM cần linh hoạt
hơn trong việc áp dụng các phương thức cho vay khác đối với khách hàng như cho vay tái tục, cho vay quay vòng, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay trả góp...
Hai là, đổi mới cách thức đầu tư tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn
Sau khi xây dựng được các nền tảng vững chắc trong sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa các phương thức cho vay đối với lĩnh vực NN-NT, thì cần xem xét lại cách thức truyền tải vốn từ ngân hàng đến khách để mang lại hiệu quả cao nhất cho các bên tham gia. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả xin đề xuất một số giải pháp truyền tải vốn mà bản thân nhận thấy qua thực tế quan sát có hiệu quả.
Thứ nhất: Nghiên cứu mô hình cho vay thông qua các tổ, hội, đoàn thể cùng sản xuất 01 loại sản phẩm: Qua quá trình thực hiện phương thức truyền tải vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội, các NHTM có thể nghiên cứu thực hiện cách thức cho vay này. Đối với khách hàng, thông qua tổ, hội, đoàn thể sẽ nâng cao ý thức trách
nhiệm giám sát, giúp đỡ lẫn nhau, chấn chỉnh các thành viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Dễ dàng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ
thuật, các kinh nghiệm trong quá trình sản xuất và tham khảo được các mô hình sản xuất điển hình. Đối với NHTM là cách thức giúp giảm tải trong việc đôn đốc, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay, thu lãi và gốc, giảm chi phí cho vay...
Hình thức này có thể áp dụng cho vay đối với các hộ sản xuất với nhu cầu vốn thấp (dưới 100 triệu đồng), chưa tham gia liên kết và đối với các NHTM có mạng lưới hoạt động còn hạn chế.
Thứ hai là tăng cường cho vay qua các HTX: Thực hiện mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, ngoài doanh nghiệp tham gia, HTX là pháp nhân quan trọng, chủ yếu đại diện cho các hộ sản xuất để thực hiện chuỗi liên kết trong tương lai. Do
82
dụng cho HTX như hiện nay, đoánđầu xu hướng phát triển, qua đó giảm được đáng kể
các đầu mối nhỏ lẻ, giảm chi phí cho vay.... Vì vậy, ngành ngân hàng chủ động phối hợp với các ngành quản lý nhà nước về kinh tế tập thể (ngành Kế hoạch và đầu tư), Liên minh HTX, các ngành quản lý hoạt động HTX theo chuyên ngành (ngành Nông nghiệp, Xây dựng, Công thương....), các HTX để tìm giải pháp tăng năng lực hoạt động và khả năng tiếp cận vốn TDNH cho các HTX, thông qua việc tổ chức cho vay thí điểm các mô hình HTX kiểu mới, các hội thảo khoa học liên ngành tìm giải pháp...
Thứ ba: Cho vay qua chuỗi liên kết sản xuất kép kín, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: Trong bối cảnh hội nhập, kinh
tế hộ gia đình với quy mô nhỏ, manh mún, thiếu liên kết đang dần suy yếu, thiếu sức
cạnh tranh. Việc xây dựng thành công mô hình liên kết là một trong những giải pháp
quan trọng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Và việc hướng dòng TDNH vào các mô hình liên kết này đang trở thành một trong những công việc được các ngân hàng đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ đã hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với
tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; NHNN đã ban hành đã ban hành Quyết định 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát
triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ, các bộ
ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện.
Hiện tỉnh Vĩnh Long đang triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và bước đầu đã hình thành các cánh đồng mẫu lớn để làm cơ sở phát triển thành cánh đồng lớn, đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích tham gia cánh
đồng mẫu lớn đạt 8.889ha. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 25.000ha, sẽ sản xuất theo hướng thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng, sử dụng 1-2 giống lúa chất lượng cao, sản
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP/GlobalGAP, liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá
trị, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Vì vậy, trước khi tổng kết giai đoạn thí điểm và triển khai rộng rãi cho vay mô hình liên kết theo Quyết định 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của NHNN Việt Nam vào năm 2016, các NHTM cần vận dụng các chính sách về liên kết nêu trên để chủ
83
động phối hợp với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào, các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu để xem xét cho vay
đầu mối thực hiện mô hình liên kết, tại các cánh đồng mẫu lớn, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn.
Ba là, đơn giản hóa các thủ tục cho vay phù hợp với nông dân
Hiện nay, nhằm để đảm bảo tính chặt chẽ trong cho vay theo hướng dẫn của hệ
thống, các NHTM thông thường quy định hồ sơ vay vốn rất phức tạp, với điều kiện trình độ chung nông hộ thấp, trung bình số tiền vay thấp hơn so với các lĩnh vực khác, số hộ phát sinh vay nhiều... nên việc đơn giản hóa thủ tục vay vốn là cần thiết, nhằm tạo điểu kiện thuận lợi hơn và cơ hội đẩy nhanh việc cho vay vốn của NHTM.
Đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho
khu vực NN-NT, nhất là trong cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với hộ nông
dân theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Theo đó, nếu cho vay vốn đầu tư phát triển
thực hiện theo quy định có xem xét đơn giản thủ tục theo từng phương án cụ thể; trong trường hợp cho vay vốn ngắn hạn để chi trả chi phí thường xuyên trong sản xuất nông nghiệp thì cần xem xét đơn giản hóa theo hình thức “sổ vay vốn ngân hàng”, nhằm mục đích giảm thủ tục cho người dân nhưng trách nhiệm của NHTM cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn của nông hộ.
Tuy nhiên, đểđảm bảo về tính pháp lý, cần có sự pháp lý hóa “Sổ vay vốn ngân
hàng” để làm cơ sở giải quyết các vần đề có liên quan đến xử lý rủi ro, thủ tục khởi
kiện ở tòa án...