Các chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã triển

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 53 - 55)

L ỜI CẢM ƠN

2.3.1Các chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã triển

triển khai trên địa bàn giai đoạn 2010-2014

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có chính sách tín dụng cho lĩnh vực NN- NT, từ năm 1999, Thủ tướng Chính phủđã ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 và được nối tiếp là Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của

Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NN-NT. Theo đó, quy định khá rõ về đối tượng, lĩnh vực cho vay, nguồn vốn cho vay, cơ chế đảm bảo tiền vay, lãi suất cho vay, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro, bảo hiểm trong nông nghiệp ....

40

Đây là chính sách tín dụng quan trọng đã khơi thông nguồn vốn tín dụng phục vụ cho NN-NT, đã thực sự hỗ trợ cho lĩnh vực NN-NT cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Long phát triển trong 15 năm qua.

Bên cạnh đó, Chính phủ, NHNN Việt Nam đã có những chính sách hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực NN-NT, và chính sách đặc thù có liên quan đến lĩnh vực NN-NT đã được triển khai thực hiện nhằm giải quyết, tháo gỡ những khó khăn cho một số đối tượng trong lĩnh vực NN-NT cụ thể là:

- Chính sách hỗ trợ nhằm hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực NN-NT thông qua các công cụ chính sách tiền tệ:

Công cụ dự trữ bắt buộc: Các NHTM có tỷ trọng dư nợ cho vay NN-NT chiếm từ 40% tổng dư nợ cho vay trở lên chỉ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so với mức thông thường theo quy định tại Thông tư số 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN Việt Nam.

Công cụ lãi suất: Trước tình hình lãi suất cho vay cao, khó giảm nhanh được nên NHNN quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên trong đó có lĩnh vực NN-NT với lãi suất cho vay thấp hơn cho vay các lĩnh khác từ 1-2%/năm nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực NN-NT tiếp cận vốn ngân hàng thuận lợi hơn.

- Chính sách cho vay chăn nuôi, chế biến gia cầm, thịt lợn, cá tra và tôm theo

Văn bản 1149/TTg-KTN ngày 8/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các NHTM sẽ xem xét giãn nợ tối đa 24 tháng cho các khách hàng khó khăn về tài chính, xem xét cho vay mới những dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khả thi mà không phụ thuộc vào những khoản nợđã được cơ cấu, nợ xấu với lãi suất thấp hơn từ 1-2%/năm so với các lĩnh vực cho vay thông thường.

- Chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra theo Quyết định số

540/QĐ-TTg ngày 16/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các NHTM sẽ xem xét cơ cấu lại nợ tối đa 36 tháng, khoanh nợ và cho vay mới đối với khách hàng cá nhân, hộ sản xuất gặp khó khăn tài chính tạm thời.

- Chính sách tín dụng hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết

định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010, Quyết định 65/2011/QĐ-TTg ngày

02/12/2011 và Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng CP. Theo đó, NSNN sẽ hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND để

41

suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư đối với các khoản vay trung, dài hạn bằng

VND để đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp.

- Chính sách tín dụng phục vụ cho vay thu mua tạm trữ lúa, gạo hàng năm theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, NSNN sẽ hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng khoảng 03 tháng để các doanh nghiệp được phân bổ chỉ tiêu thu mua lúa, gạo tạm trữ.

- Cho vay bằng ngoại tệ đối với một số lĩnh vực, trong đó có các doanh nghiệp thu mua, chế biến hàng nông sản xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp cơ hội lựa chọn loại tiền vay, với tình hình tỷ giá USD/VND ổn định và lãi suất cho vay giữa

VND và USD chênh lệch lớn, thì các doanh nghiệp này vay bằng USD sẽ có lợi hơn. - Chương trình cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo Quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của NHNN Việt Nam.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, Chính phủ và NHNN Việt Nam có những chỉđạo cụ thể cho từng vấn đề khó khăn, vướng mắc nhằm khơi thông tín dụng đối với lĩnh vực NN-NT.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 53 - 55)