Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 38)

L ỜI CẢM ƠN

1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Long

Từ các kinh nghiệm, những cách làm hay của một số nước, của các tỉnh, tác giả

rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để áp dụng vào thực tiển trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Long như sau:

Một là, khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc hỗ trợ, định

hướng phát triển TDNH phục vụ NN-NT, tạo lập nền tản vững chắc cho TDNH phát

triển bền vững:

- Xây dựng khung pháp lý cho mọi hoạt động về phát triển NN-NT; công tác quy hoạch về sản xuất nông nghiệp; xây dựng các cơ sở hạ tầng cho NN-NT; xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, khuyến nông, khuyến ngư; thực hiện công tác dự báo, định hướng cho người dân trong việc sản xuất và tiêu thụ sả phẩm …

25

- Phát triển mạnh các HTX, củng cố và xây dựng một số doanh nghiệp lớn, hiện đại, thực sự có năng lực tài chính, có uy tín trong các lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh như lương thực, thực phẩm, thủy sản... nhằm liên kết các hộ sản xuất nhỏ lẻ thành một tập

thể có thể thực hiện đàm phán, cung cấp nông sản với số lượng lớn, chất lượng cao và

đồng nhất theo yêu cầu của người mua.

Hai là, có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp lớn, nhất là những doanh nghiệp

kinh doanh những sản phẩm cung ứng đầu vào cho ngành nông nghiệp, chế biến nông

sản, những mô hình sản xuất theo công nghệ cao... về đầu tư liên kết với nông dân trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Ba là, duy trì một số ngân hàng với 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước hoặc nhà

nước nắm giữ tỷ lệ chi phối nhằm thực hiện các chính sách tín dụng theo mục tiêu của Nhà nước đề ra nhằm định hướng cho toàn hệ thống các NHTM thực hiện.

Bốn là, thông thường các chính sách tín dụng quy định chung cho các đối tượng

thụ hưởng và do mỗi địa phương sẽ có đặc thù riêng nên khi vận dụng sẽ gặp những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Vì vậy khi triển khai thực hiện cần phải có sự chủ động, sự phối hợp chặt chẽ và sự quyết tâm cao của ngành ngân hàng và chính quyền địa phương thì chính sách đó mới phát huy hết hiệu quả.

Năm là, phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT cần phải đi đôi với việc mở

rộng mạng lưới hoạt động về nông thôn, nhằm để gần nông dân, hướng dẫn, tư vấn nông dân các quy định về lĩnh vực NN-NT, quy định về lĩnh vực ngân hàng và các vấn

26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày tóm tắt những cơ sở lý luận chung về

TDNH, các lĩnh vực cho vay chủ yếu của TDNH đối với lĩnh vực NN-NT, đặc điểm, vai trò của TDNH đối với lĩnh vực NN-NT. Đã đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá

sự phát triển TDNH, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN- NT. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TDNH của một số nước, địa phương để thấy

được những điểm tiến bộ trong phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT.

Các vấn đề đã trình bày nêu trên sẽ là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các nội dung trình bày ở chương 2 cũng nhưđề xuất các giải pháp và kiến nghị ở chương 3.

27

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH PHÁT TRIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN

2010-2014

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NN-NT TỈNH VĨNH LONG GIAI

ĐOẠN 2010-2014

2.1.1 Sản xuất nông nghiệp

Giá trị ngành nông nghiệp đến cuối năm 2014 đạt 16.994 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 1,65 lần so với năm 2010. Sản xuất nông nghiệp Vĩnh Long được cấu thành bởi 3 ngành chủ yếu: Ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi, trồng trọt.

- Ngành trồng trọt: là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh với nhiều loại cây trồng được canh tác bằng các hình thức chuyên canh, thâm canh đan xen. Giá trị ngành trồng trọt đến cuối năm 2014 đạt 11.937 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 70,2% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Trong đó, các sản phẩm chính sau:

+ Cây lúa: là cây trồng chủ yếu, chiếm diện tích lớn nhất trong các loại cây trồng của tỉnh, đa số được sản xuất 3 vụ/năm. Trong giai đoạn 2010 – 2014, diện tích trồng lúa tăng bình quân 1,5%/năm, năng suất tăng bình quân 2,5%/năm và sản lượng tăng bình quân 4%/năm (số liệu bảng 2.1).

Bảng 2.1: Sản lượng và diện tích cây lúa trên địa bàn

Năm Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng bình quân (%/năm) Diện tích ha 169.979 181.593 185.831 181.951 180.207 1,5

Năng suất bình quân tấn/ha 5,47 5,69 5,81 5,85 6,03 2,5

Sản lượng tấn 928.972 1.032.272 1.079.563 1.063.748 1.087.138 4

28

+ Cây màu và cây hàng năm: Tiếp tục phát triển khá trên cả diện tích chuyên canh và luân canh do duy trì được phong trào đưa cây màu xuống ruộng, đồng thời phát triển mạnh mô hình trồng màu xen trong vườn cây lâu năm. Trong đó phát triển được các vùng chuyên canh như khoai lang, rau đậu ở Bình Tân, đậu nành ở Long Hồ... Trong giai đoạn 2010-2014, diện tích tăng bình quân 10,3%/năm, trong khi đó sản lượng tăng bình quân là 11,2%/năm, cho thấy năng suất trồng ngày càng tăng lên (số liệu bảng 2.2).

Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng cây màu, cây hàng năm trên địa bàn

Năm Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng bình quân (%/năm) Diện tích ha 32.312 36.547 39.727 42.023 47.799 10,3 Sản lượng tấn 610.248 714.316 843.608 877.261 934.608 11,2

(Nguồn: Niên giám TK tỉnh Vĩnh Long 2013 và BC năm 2014 của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

+ Cây lâu năm: Vĩnh Long là tỉnh có thế mạnh về cây lâu năm, trong đó tập trung nhiều các loại cây có giá trị kinh tế cao: Nhãn, cam sành, bưởi, xoài, sầu riêng, chôm chôm, quít, dừa... Trên địa bàn đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung như cây cam sành ở Tam Bình, Trà Ôn; cây bưởi ở TX Bình Minh, Tam Bình; cây nhãn, chôm chôm ở Long Hồ; sầu riêng, xoài ở Vũng Liêm... Trong giai

đoạn 2010-2014, diện tích trồng tăng bình quân 1,8%/năm trong khi sản lượng tăng chậm hơn, bình quân chỉ đạt 0,3%/năm. Nguyên nhân, do tình hình dịch bệnh tăng, nhất là bệnh vàng lá gân xanh ở cây cam, bệnh sâu đụt trái ở cây bưởi, bệnh chỗi rồng

ở cây nhãn... đã ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, chất lượng cây ăn trái trên địa bàn (số liệu bảng 2.3).

Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng cây lâu năm trên địa bàn

Năm Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng bình quân (%/năm) Diện tích ha 46.323 46.824 48.003 48.954 49.746 1,8 Sản lượng tấn 506.385 490.970 509.545 532.373 512.000 0,3

29

- Chăn nuôi: Với truyền thống lâu đời ở Vĩnh Long, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu là hình thức chăn nuôi nhỏ, thả vườn. Thời gian gần đây có xu hướng phát triển sang hình thức chăn nuôi tập trung với quy mô trang trại, số lượng lớn. Một số loại gia súc, gia cầm được nuôi nhiều: bò, lợn, gà, vịt... Các mô hình nuôi công nghiệp lớn chủ yếu là liên kết với các công ty chăn nuôi và chế biến thực phẩm lớn ở

TP.HCM như Công ty cổ phần chăn nuôi Việt Nam (CP), Công ty TNHH MTV Việt

Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan)... còn lại là trang trại quy mô nhỏ, nuôi theo hình thức hộ gia đình và chủ yếu cung cấp thực phẩm trên địa bàn và thịt hơi cho các vùng lân cận.

Do thiếu các nhà máy chế biến thực phẩm nên khả năng phát triển chăn nuôi trên địa bàn chậm, thậm chí một số loại gia súc như lợn giảm về số lượng và sản lượng, bò giảm về sản lượng so với năm 2010 (số liệu chi tiết theo bảng 2.4).

Bảng 2.4: Số lượng và sản lượng một số loại gia súc, gia cầm chủ yếu trên địa bàn

Năm Loại Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng bình quân (%/năm) Số lượng Nghìn con 67,24 67,35 65,51 53,76 64,3 1,1 Sản lượng tấn 7.978 8.650 8.010 9.024 7.951 - 0,1 Số lượng Nghìn con 353,2 308,05 306,01 318,49 342,02 - 0,8 Lợn Sản lượng tấn 59.849 55.068 53.758 55.048 59.028 - 0,3 Số lượng Nghìn con 2.619,2 3.385,3 3.548,2 3.683,4 3.990,1 11,1 Sản lượng tấn 9.520 16.292 14.525 15.016 15.754 13,4 Số lượng Nghìn con 2.090,1 2.387,2 2.454,5 2.636,4 2.715,6 6,8 Vịt, ngan, ngỗng Sản lượng tấn 8.872 13.625 12.284 12.922 13.338 10,7

(Nguồn: Niên giám TK tỉnh Vĩnh Long 2013 và BC năm 2014 của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

- Dịch vụ nông nghiệp: Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, các dịch vụ phục vụ nông nghiệp phát triển khá mạnh, bao gồm các dịch vụ cung cấp các sản phẩm, vật tư đầu vào cho nông nghiệp, các dịch vụ tham gia vào quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa đầu ra ... giá trị cuối năm 2014 đạt 871 tỷ đồng, chiếm 5,1% ngành nông nghiệp và tăng 1,2 lần so với năm 2010, các dịch vụ ngày càng mạnh và chuyên sâu hơn, đã hỗ trợ đắc lực cho ngành nông nghiệp phát triển.

30

2.1.2 Ngành thủy sản

Vĩnh Long có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nhiều bãi bồi ven sông, đất lúa, đất vườn lớn có thể

phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyên canh tại các bè, bãi bồi, thâm canh với đất trồng lúa, đất vườn.

Đến cuối năm 2014, tuy diện tích nuôi thủy sản có tăng (tăng bình quân 0,7%) nhưng tổng sản lượng chỉ đạt 106.172 tấn, giảm liên tục trong cả giại đoạn 2010-2014,

đến năm 2014 chỉ bằng 80% so với sản lượng năm 2010. Về loại thủy sản nuôi, chủ

yếu là cá tra và cá điêu hồng; giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 2.267 tỷ đồng (chủ

yếu là nuôi trồng), giảm 16,1% so với năm 2010, nguyên nhân do những năm gần đây việc nuôi trồng và chế biến cá tra trên địa bàn liên tục gặp khó khăn nhiều năm nên người dân nuôi cầm chừng, mật độ nuôi thấp hoặc treo ao, treo bè nên sản lượng và giá trị giảm (theo số liệu bảng 2.5).

Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn

Năm Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng bình quân (%/năm) Diện tích ha 2.380 2.480 2.505 2.553 2.450 0,7 Sản lượng tấn 132.782 135.436 133.755 123.154 106.172 - 5,4

(Nguồn: Niên giám TK tỉnh Vĩnh Long 2013 và BC năm 2014 của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

2.1.3 Lâm nghiệp

Với đặc điểm là vùng đồng bằng nước ngọt, thế mạnh là nông nghiệp nên lâm nghiệp Vĩnh Long có giá trị không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành ngành (khoảng 0,6%), sản phẩm chủ yếu là khai thác cũi, tre, nứa, dừa nước...

2.1.4 Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Vĩnh Long tập trung nguồn lực đầu tư nhằm đưa các xã nông thôn sớm đạt chuẩn nông thôn mới (đến 2015 đạt 22/89 xã, đến 2020 đạt 45/89 xã). Trên cơ sở 19 bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo quy định, các xã đã lập xong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2012 và tỉnh sẽ tập trung các nguồn vốn để đầu tư thực

31

hiện đối với 18 tiêu chí còn lại, trong đó có các tiêu chí về cơ sở hạ tầng nông thôn,

đến nay kết quảđạt được như sau:

Hệ thống giao thông nông thôn: đã có 89/89 xã nông thôn của tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã, các tuyến đường nông thôn liên xã, liên ấp cũng được bê tông hóa để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đi lại của người dân. Đến cuối năm 2014 có 17/89 xã đã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới về giao thông.

Hệ thống cấp nước sạch nông thôn: Chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, xử lý rác thải được quan tâm đầu tư, với nhiều nguồn lực khác nhau,

đặc biệt là từ các nguồn vốn tài trợ, vốn vay NHCSXH, đến cuối năm 2014, tỷ lệ

người dân nông thôn sử dụng nước máy tập trung đạt 50%.

Hệ thống điện: Tính đến cuối năm 2014, có 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, trên 99% số hộ dân ở nông thôn có điện lưới phục vụ sinh hoạt. Đến cuối năm 2014, có 76/89 xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới vềđiện.

Hệ thống đê bao thủy lợi: Luôn được quan tâm đầu tư, tu bổ để khép kín các vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản nhằm giúp cho người dân chủ động được trong sản xuất, ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn. Đến cuối năm 2014, có 41/89 xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới về thủy lợi.

Hệ thống chợ, thương mại nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển, từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, từ nguồn xã hội hóa, đến cuối năm 2014 có 63/89 xã đã có chợ đạt chuẩn về nông thôn mới, các xã còn lại đã hình thành mạng lưới kinh doanh nhằm phục vụ tốt cho việc lưu thông hàng hóa ở nông thôn được dễ dàng hơn.

2.1.5 Đời sống dân cư

Với sự phát triển của kinh tế xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn ngày càng mạnh, đã giúp đời sống dân cư ở vùng nông ngày càng được nâng lên, GRDP bình quân đầu người được tăng lên. Đến cuối năm năm 2014, GRDP bình quân/người của tỉnh đạt 34,5 triệu/người/năm, tăng 4 triệu đồng so với năm 2013. Bên cạnh đó, công tác xóa đói giảm nghèo cũng được quan tâm, hộ nghèo được hỗ trợ vốn, phương tiện sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề nhằm tự phát triển sản xuất kinh doanh.

32

Hàng năm tỷ lệ hộ nghèo được kéo giảm từ 1-1,2%, đến cuối năm 2014, tỷ hệ hộ

nghèo toàn tỉnh còn 3,59%. [2]

2.1.6 Những tồn tại và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn

Một là, công tác quy hoạch tuy được quan tâm thực hiện nhưng chất lượng, tính

ổn định lâu dài chưa cao, quy hoạch chưa gắn kết chặt chẽ với chế biến và tiêu thụđầu ra cho sản phẩm. Khi đã quy hoạch, khâu công khai, tuyên truyền, phổ biến đến người dân biết thực hiện chưa đạt hiệu quả; chưa thực hiện tốt việc quản lý sản xuất theo

đúng quy hoạch, còn sản xuất theo phong trào nên thường xảy ra tình trạng thừa, thiếu hàng hóa so với nhu cầu thị trường. Cụ thể: sản xuất quá nhiều giống lúa cấp thấp IR504, phát triển quá nhanh diện tích trồng khoai lang, sản xuất quá nhiều dưa hấu ...

Hai là, phương thức sản xuất chưa được cải thiện, còn riêng lẻ, manh mún, nên chưa tạo ra được các thương hiệu nông sản có tính đồng nhất và chất lượng cao, giá trị

gia tăng thấp. Tuy trong thời gian qua, nhà nước quan tâm vận động người dân sản xuất theo hướng liên kết thành các HTX, tổ hợp tác, cánh đồng mẫu lớn ... nhưng liên kết còn lỏng lẻo chỉ liên kết về giống, thủy lợi, thời gian sản xuất, chưa đồng bộ trong

các khâu kỹ thuật sản xuất, cung cấp vật tư đầu vào sản xuất, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Ba là, cơ cấu trong ngành nông – lâm - thủy sản chưa cân đối, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất cao (87,7%) và có xu hướng tăng trong các năm qua trong khi thủy

sản có tiềm năng khá lớn nhưng tỷ trọng còn thấp (11,7%) và có xu hướng giảm.

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp còn chậm, trồng trọt chiếm tỷ trọng cao (70,2% giá trị ngành nông nghiệp, chỉ giảm 0,8% so với năm 2010), tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng chậm và thấp (24,6% giá trị ngành nông nghiệp, tăng 0,6% so với năm 2010), trong khi ngành dịch vụ nông nghiệp tuy có chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng được sự phát triển chung của ngành nông nghiệp.

Ngành trồng trọt quá phụ thuộc vào cây lúa, trong khi xuất khẩu lương thực chịu sự canh tranh rất lớn từ các nước trên thế giới (Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar) nên thị trường xuất khẩu gặp khó, giá không ổn định dẫn đến đời sống đại bộ phận nhân dân bị ảnh hưởng.

33

Bốn là, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tuy đã được đầu tư lớn, đáp ứng

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)