Mục tiêu phát triển NN-NT tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 83)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.1 Mục tiêu phát triển NN-NT tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 đã

được Thủ tướng CP phê duyệt [14] và mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp tỉnh

Vĩnh Long đã được UBND tỉnh phê duyệt [17]. Đến năm 2020, các mục tiêu cơ bản phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long như sau:

- Phát triển nông nghiệp làm cơ sở cho phát triển công nghiệp, phát triển các

ngành nông nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu; sản xuất nông nghiệp theo hướng phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho sản phẩm

nông nghiệp và công nghiệp…

- Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, tăng trưởng liên tục và bền vững, tạo ra

sản phẩm chất lượng cao, nhất là thực phẩm an toàn, đáp ứng tốt yêu cầu thị trường

mang lại giá trị sản lượng, lợi nhuận và thu nhập cao, ổn định trên một đơn vị diện

tích, một đơn vị sản phẩm.

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 4-4,5%/năm (theo giá cố định năm 1994), cụ thể như sau: Trồng trọt tăng 2,2-2,3%/năm, chăn nuôi tăng 5,4-5,5%/năm, dịch vụ nông

nghiệp tăng 5,6-5,7%/năm, thủy sản tăng 8-9%/năm.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển trồng trọt đặc biệt là cây lúa, góp phần cùng cả nước đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng các loại gạo cung cấp cho thị

70

trường trong nước và xuất khẩu, các loại hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu ngày càng

tăng của các đô thị trong khu vực. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái, mà trước hết là những trái cây đặc sản đã có thương hiệu như: bưởi Năm Roi, cam sành, xoài cát Hòa Lộc… để trái cây Vĩnh Long đứng vững trong cơ chế thị trường.

- Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ tương ứng đến năm 2020 (theo giá thực tế) là: 61,91% - 32,92% - 5,17%.

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bình quân trên 01ha đất nông nghiệp năm

2020 là 195,5 triệu đồng/ha/năm.

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định đạt 50% trên tổng số xã nông thôn của tỉnh (45/89 xã).

Vốn đầu tư: Vốn đầu tư cho nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 là 8.990 tỷ đồng. Trong đó, giải pháp cân đối vốn được tính toán trên cơ sở huy động từ nhiều

nguồn:

Vốn ngân sách: hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành và nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật, chương trình giống…, ước chiếm 20 - 25%.

Vốn vay tín dụng đầu tư phát triển: Phát triển mở rộng sản xuất cây ăn quả, rau

thực phẩm, nuôi thủy sản, đa dạng hóa cây trồng trên đất lúa, chăn nuôi heo, bò, gà, vịt ước chiếm khoảng 30 - 35%.

Vốn của doanh nghiệp và nông hộ, chủ trang trại, Hợp tác xã từ 20 - 25%.

Đặc biệt, kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài, liên doanh liên kết khoảng 25 - 30% vốn đầu tư cho việc đổi mới thiết bị và công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu, mở rộng sản xuất nhân giống thương phẩm.

3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực NN-NT

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Trên cơ sở Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh

Vĩnh Long, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, Đề án số

03-ĐA/TU ngày 20/02/2014 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, kết quả hoạt động

71

ngân hàng trên địa bàn trong thời gian qua, ngành ngân hàng Vĩnh Long đề ra định hướng trọng tâm phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT đến năm 2020 như sau:

3.1.2.1 Mạng lưới hoạt động các NHTM

Với việc mở rộng mạng lưới hoạt động là cơ sở để phát triển các dịch vụ ngân

hàng, trong đó có TDNH nói chung và TDNH đối với lĩnh vực NN-NT nói riêng nên

định hướng của tỉnh là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM mở

rộng mạng lưới giao dịch về các huyện và vùng nông thôn, nhất là các địa bàn huyện

hiện còn ít điểm giao dịch của NHTM. Trong phát triển mạng lưới, ngoài đẩy mạnh

việc huy động vốn, cho vay cần chú trọng phát triển đồng bộ các dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như dịch vụ ngân hàng điện tử,

internet banking, SMS banking, phone banking.

3.1.2.2 Nguồn vốn huy động

Tăng cường thực hiện các giải pháp cạnh tranh lành mạnh, thu hút người dân

gửi tiền ngân hàng, duy trì tăng trưởng huy động vốn đạt bình quân 14 – 15%/năm,

nhằm chủ động được nguồn vốn để thực hiện cho vay phát triển NN-NT trên địa bàn tỉnh. Trong huy động vốn, chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động, nghiên cứu

các sản phẩm huy động phù hợp với địa bàn nông thôn nhằm từng bước chuyển biến

tâm lý người dân nông thôn từ các hình thức tiết kiệm truyền thống như mua vàng,

chơi hụi, cất giữ tại nhà… sang hình thức gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Bên cạnh đó, cân đối hài hòa các kỳ hạn huy động, nhất là các kỳ hạn huy động dài để đảm bảo cân đối nguồn vốn cho vay các dự án trung, dài hạn trong lĩnh vực NN-NT.

3.1.2.3 Cho vay đối với lĩnh vực NN-NT

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách tín dụng phục vụ cho phát triển lĩnh

vực NN-NT theo Nghị Định số 41/2010/NĐ-CP Ngày 12/4/2010 của Chính Phủ và các chính sách tín dụng khác có liên quan đến lĩnh vực NN-NT do Chính phủ, NHNN

Việt Nam ban hành như chính sách cho vay tạm trữ lúa, gạo; chính sách cho vay nuôi trồng và chế biến gia cầm, thịt lợn, cá tra theo Công văn 1149 của Thủ tướng Chính

phủ; chính sách cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách cho vay theo chuỗi liên kết, các mô hình ứng

72

Phấn đấu tăng trưởng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực NN-NT cao hơn tăng trưởng dư nợ cho vay chung của toàn tỉnh (định hướng tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân toàn tỉnh đạt 13 – 14%/năm). Trong phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT chú trọng đến việc phát triển hài hòa, đồng bộ và bền vững:

- Cho vay các mô hình liên kết, các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao

nhằm tạo các sản phẩm nông nghiệp chất lượng và có tính cạnh tranh cao phục vụ cho

tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Từng bước tăng dần tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn đối với lĩnh vực

NN-NT nhằm kích thích đầu tư phát triển vào lĩnh vực NN-NT, mỗi năm tăng từ 1-2

điểm % tỷ trọng và phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 35%/dư nợ TDNH đối lĩnh

vực NN-NT toàn tỉnh.

- Trong cơ cấu dư nợ cho vay, tăng cường cho vay các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, cho vay phát triển ngành nghề nông thôn, cho vay đầu tư kinh

doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn nông thôn…

Bên cạnh đó, rà soát và đơn giản hóa các thủ tục cho vay đối với lĩnh vực NN- NT. Nghiên cứu đưa ra nhiều phương thức cho vay phù hợp với lĩnh vực NN-NT, đặc

biệt là phương thức truyền tải dòng vốn tín dụng đến với khách hàng lĩnh vực NN-NT

được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

3.1.2.4 Chất lượng TDNH đối với lĩnh vực NN-NT

Phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT đi đôi với việc nâng cao chất lượng

tín dụng, trong đó, phấn đấu tỷ lệ nợ xấu TDNH đối với lĩnh vực NN-NT thấp hơn tỷ

lệ nợ xấu toàn tỉnh và dưới 3%/tổng dư nợ TDNH đối với lĩnh vực NN-NT.

Để đạt được mục tiêu trên, ngành ngân hàng định hướng như sau:

- Tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu

lại nợ, giảm lãi suất cho vay, miễn, giảm lãi vay… nhằm tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, qua đó hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

- Đối với các khoản nợ xấu: tích cực sử dụng các biện pháp xử lý theo quy định như đôn đốc thu hồi nợ, bán tài sản đảm bảo, bán nợ cho Công ty quản lý tài sản Việt

73

Nam (VAMC), sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý, xem xét cho vay các phương án sản

xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi mới nhằm tạo ra nguồn thu nhập trả nợ xấu cũ …

3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH

VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔNĐẾN NĂM 2020

3.2.1 Giải pháp tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của TDNH đối với lĩnh vực NN-NT

Từ những tồn tại, hạn chếđối với phát triển lĩnh vực NN-NT đã được phân tích tại điểm 2.1.6 của chương 2, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế trong sản xuất để phát triển NN-NT bền vững trong thời gian tới. Qua đó tạo lập nền tảng vững chắc, môi trường thuận lợi cho TDNH đối với lĩnh vực NN-NT phát triển hiệu quả và bền vững.

3.2.1.1 Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý thực hiện đúng quy

hoạch trong sản xuất nông nghiệp

Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phải được rà soát, điều

chỉnh thường xuyên cho phù hợp với thực tế, đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ

sản phẩm nông nghiệp đầu ra. Trong đó, người dân trực tiếp sản xuất phải được lấy ý kiến đóng góp quy hoạch trước khi quy hoạch được phê duyệt. Đồng thời, thực hiện tốt công tác công khai, thông tin, tuyên truyền bằng nhiều phương thức, phương tiện khác nhau đến với người dân và các cơ quan có liên quan biết về quy hoạch, trong đó

có ngành Ngân hàng trên địa bàn.

Vận động và quản lý người dân sản xuất, nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp

đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt, đây là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải có sự tham gia quản lý, giám sát, kiểm tra của các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý chuyên môn của ngành nông nghiệp.

Để thực hiện các vấn đề trên đạt hiệu quả cao, ngoài trách nhiệm của hệ thống chính quyền, rất cần sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể tại địa phương (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCSHCM, Hội Cựu chiến binh...) từ việc lấy ý kiến, tuyên truyền, vận động hội viên biết đến triển khai thực hiện và giám sát quá trình sản xuất đúng với các quy hoạch được phê duyệt.

74

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng hệ thống các HTX ở nông thôn

Đây là một “mắt xích” khá quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp nên cần phải quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống HTX để

góp phần giải quyết bài toán liên kết trong sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún hiện nay. Vì đây là tổ chức phù hợp để tạo mối quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay:

Thông qua HTX, xã viên sẽ được hưởng lợi từ việc mua các sản phẩm đầu vào với khối lượng lớn về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiếp thu chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiên cơ giới hóa sản xuất, bảo quản sau thu hoạch… Việc “mua chung” thông qua HTX sẽ được giá rẻ hơn, đảm bảo được chất

lượng... Qua đó, sẽ giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản

phẩm nông nghiệp.

Thông qua HTX, sẽ xây dựng được thương hiệu nông sảnđể bán ra thị trường,

với khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng đồng nhất... Qua đó, nâng cao năng lực trong

đàm phán gia nhập thị trường, hiệu quả hơn hẳn so với từng hộ riêng lẻ.

Để cơ cấu lại hệ thống HTX, cần chú ý giải quyết tốt các hạn chế vấp phải trong thời gian qua: Mục tiêu hoạt động của HTX, năng lực quản lý điều hành của HTX, vốn hoạt động cho HTX, chế độ hạch toán, kế toán.... Với điều kiện thực tế của tỉnh, cần

ưu tiên củng cố, phát triển các HTX ở các lĩnh vực có thế mạnh như HTX tại các làng nghề, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, lúa chất lượng cao, sản xuất rau sạch, sản xuất khoai lang, các loại cây ăn trái có giá trị cao như: cam sành, bưởi Năm Roi, sầu riêng...

3.2.1.3 Phát triển các phương thức sản xuất mới theo hướng liên kết và

tăng cường liên kết vùng trong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp

Với nền tảng các HTX, cánh đồng mẫu lớn đã hình thành và phát triển trong thời gian qua, bổ sung thêm những “mắt xích” khác để tạo thành một chuỗi liên kết:

Một là, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư nông nghiệp

để giải quyết “đầu vào” cho sản xuất nông nghiệp với giá hợp lý, ổn định và đạt chất lượng.

75

Hai là, liên kết với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, trường đại học để

chuyển giao khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất sản xuất để tạo ra thế cạnh tranh cao nhằm tạo ưu thế cho việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là xuất khẩu.

Ba là, liên kết với các nhà máy chế biến nông sản, để giải quyết “đầu ra” cho sản phẩm nông nghiệp, đây là “mắt xích” quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của chuỗi liên kết.

Khi thực hiện chuỗi liên kết cần phải chú trọng đến sự liên kết khu vực, vùng trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến nông sản. Căn cứ vào thế mạnh của từng địa phương sẽ có sự phối hợp để xây dựng những nhà máy chế biến phù hợp và tiêu thụ nông sản hàng hóa lẫn nhau và cho cả vùng.

Khi đó, NHTM với vai trò là đơn vị cung cấp vốn cho chuỗi sản xuất, có thể

tham gia đầu tư vào từng giai đoạn trong chuỗi hay toàn bộ chuỗi liên kết.

3.2.1.4 Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông

nghiệp, nông thôn

Vì doanh nghiệp là một mắt xích quan trọng để tham gia thực hiện chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, địa phương phải cụ thể hóa những chính sách hỗ trợ của Chính phủ [11,12,15] thành những chính sách đặc thù của tỉnh để làm căn cứ kêu gọi các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN- NT. Khi xây dựng chính sách, ngoài cơ chế hỗ trợ về tiền vốn, thì việc tạo thuận lợi

cho doanh nghiệp được tiếp cận thị trường, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân

lực, đất đai, thuế… là rất quan trọng và đồng bộ với hỗ trợ về vốn. Các chính sách hỗ

trợ phải rõ ràng, đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động.

Khi đó, nhiều nhà đầu tư sẽ tham gia đầu tư vốn cho khu vực NN-NT, tạo ra nhu cầu vốn và NHTM sẽ tham gia với tư cách là nhà tài trợ vốn cho các dự án đầu tư

của những doanh nghiệp này.

76

Việc xây dựng hệ thống phân phối, kinh doanh hàng hóa tốt sẽ giúp cho người mua “tận gốc” các sản phẩm đầu vào và bán “tận ngọn” cho hàng hóa nông sản. Khi xây dựng hệ thống phân phối, kinh doanh hàng hóa ở nông thôn theo hướng giảm đến mức

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)