Phương thức sản xuất, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 34)

L ỜI CẢM ƠN

1.3.3 Phương thức sản xuất, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

xuất của người dân trên địa bàn nông thôn

Trong quan hệ tín dụng, người vay là trung tâm, là người quyết định đến nhiều

vấn đề có liên quan đến khoản vay: mức vay, thời hạn vay, lãi suất, biện pháp đảm bảo

tiền vay… Theo quan hệ tín dụng truyền thống trước đây, việc cho vay chủ yếu riêng lẻ với từng người vay để phục vụ cho việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của từng hộ…

nên khả năng mở rộng cho vay, nâng mức cho vay… gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh

21

Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp nếu thay đổi được phương thức từ sản xuất

nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất liên kết, sản xuất hàng hóa, tăng cường ứng dụng

khoa học kỹ thuật nâng cao giá trị sản xuất, tạo ra các sản phẩm có thương hiệu, giá trị

cao, sẽ là điều kiện quan trọng để các NHTM nâng cao được mức cho vay, giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động tín dụng.

1.3.4 Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Thị trường tín dụng nói chung và tín dụng đối với NN-NT nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách tín dụng do Chính phủ, NHNN Việt Nam ban hành, do chính sách này ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, lãi suất, rủi ro, chi phí giao

dịch của cả người cho vay lẫn người đi vay .... và đặc biệt hơn nữa là giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Tùy theo từng giai đoạn phát triển, chính sách tín

dụngđối với lĩnh vực NN-NT có tác động làm hạn chế tín dụng hoặc mở rộng tín dụng

theo mục tiêu của chính sách.

1.3.5 Mạng lưới hoạt động của các NHTM trên địa bàn nông thôn

Trong hoạt động tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn, mạng lưới rộng về

nông thôn đóng vai trò khá quan trọng sau chính sách tín dụng để phát triển tín dụng đối với lĩnh vực NN-NT. Trong giai đoạn hiện nay, các NHTM có mạng lưới rộng, từ

tỉnh, huyện đến các xã sẽ dễ dàng phát triển và quản lý hoạt động tín dụng của mình:

Đối với NHTM thì dễ dàng triển khai thực hiện các chính sách tín dụng, dễ dàng tiếp

cận được những nông hộ nhằm am hiểu để phục vụ cho công tác thẩm định cho vay,

giám sát, quản lý tiền vay, thu nợ sau khi kết thúc thời hạn vay, chăm sóc khách hàng vay … Đối với người vay, có điều kiện thuận tiện trong việc được hướng dẫn, thực

hiện các thủ tục vay, thuận tiện trong việc rút vốn và thụ hưởng các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền …

1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI MỘT SỐ NƯỚC, ĐỊA PHƯƠNG VÀ VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI MỘT SỐ NƯỚC, ĐỊA PHƯƠNG VÀ

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỈNH VĨNH LONG

22

Năm 1984, ngân hàng quốc doanh chuyên về phát triển nông nghiệp Bank

Rakyat Indonesia (BRI) thành lập hệ thống Unit Desa (UD), tức là ngân hàng làng xã. Tuy trực thuộc BRI, UD là đơn vị hạch toán độc lập có lãi, và toàn quyền quyết định

chủ trương hoạt động kinh doanh.

Hệ thống UD dựa vào mạng lưới chân rết các đại lý tại các làng xã, hiểu biết rõ về địa phương và nắm thông tin về các đối tượng đi vay. Các đại lý này theo dõi hành

động của người đi vay và thi hành các hợp đồng vay. Ngoài ra, người đi vay phải được

một nhân vật có uy tín tại địa phương (như cha đạo, thầy giáo, quan chức chính quyền)

giới thiệu. Phần lớn các khoản cho vay không cần thế chấp dựa trên giả định là uy tín tại địa phương đủ quan trọng để bảo đảm tránh vỡ nợ. Hơn nữa, có nhiều chương trình khuyến khích người đi vay trả nợ đúng hạn, ví dụ ai trả nợ sớm thì sẽ được hoàn trả

một phần lãi. Ngoài các chương trình cho vay hiệu quả, UD cũng có nhiều dịch vụ tài chính khác. Nổi bật nhất là dịch vụ tiết kiệm linh hoạt, với giờ hoạt động thuận tiện

cho khách, môi trường thân thiện, cho rút tiền linh hoạt và nhiều biện pháp khuyến

mãi như tiền thưởng và rút thăm.

Kết quả là hệ thống UD đã tự lực được về tài chính, và bắt đầu có lãi lớn chỉ vài

năm sau khi ra đời. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997-1998, UD vẫn đứng vững, tăng số tiền gởi tiết kiệm trong khi tỉ lệ vỡ nợ hầu như không tăng. Đến năm 1999, UD có 2,5 triệu khách vay tiền, và khoảng 20 triệu tài khoản tiết kiệm.

Hiện nay, UD có mặt trên toàn quốc với khoảng 3.700 ngân hàng làng xã.

1.4.2 Hình thức tiết kiệm – tín dụng của Ngân hàng Grameen ở Bangladesh

Ngân hàng Grameen (GB) là định chế tài chính nổi tiếng nhất thế giới về tín

dụng nông thôn. GB có mạng lưới chi nhánh rộng khắp đến tận cấp cơ sở, mỗi chi

nhánh phục vụ từ 15 đến 22 làng. Đối tượng phục vụ là các gia đình có chưa đến 0,2 ha đất. Để vay được tín dụng, người trong những gia đình đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm

gồm năm người có hoàn cảnh kinh tế và xã hội gần giống nhau. Thông thường, mỗi gia đình chỉ được phép có một người tham gia một nhóm. Mỗi nhóm bầu một trưởng

nhóm và một thư ký để chủ trì cuộc họp hàng tuần. Sau khi nhóm được thành lập, một

nhân viên ngân hàng sẽ đến thăm gia đình và kiểm tra tư cách của mỗi thành viên để

23

Khoảng năm hoặc sáu nhóm sẽ lập nên một trung tâm trong cùng địa phương. Từ các trưởng nhóm sẽ bầu ra Trưởng trung tâm, là người chịu trách nhiệm giúp các

thành viên tìm hiểu về kỷ cương của ngân hàng, và chủ trì cuộc họp. Thông qua đó, các nhân viên GB sẽ tập huấn, giải thích quy định của Grameen, quyền và nghĩa vụ

của thành viên. Các thành viên không cần phải đến trụ sở ngân hàng để giao dịch. Nhân viên ngân hàng đến với họ tại những buổi họp hàng tuần để cấp tiền vay, thu tiền

trả nợ, và vào sổ sách ngay tại trung tâm…

Bằng các dịch vụ tiết kiệm - tín dụng linh hoạt, ngân hàng Grameen đã rất

thành công trong việc tiếp cận được các đối tượng nông dân ở các làng quê và hỗ trợ

vốn cho họ nhưng hiệu quả thu hồi vốn đạt tỉ lệ gần 100% và từng bước nâng cao đời sống cho người dân nông thôn.

1.4.3 Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Đồng Tháp nghiệp, nông thôn của tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh nông nghiệp có điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên khá tương đồng với tỉnh Vĩnh Long. Trong thời gian qua tỉnh Đồng Tháp rất quan tâm phát triển

lĩnh vực NN-NT và thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp theo chỉ đạo chung của Chính phủ, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, các NHTM trên địa bàn đã tạo ra

được sự thành công trong việc phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT của tỉnh

Đồng Tháp.

Tính chung giai đoạn 2010-2014, TDNH toàn tỉnh Đồng Tháp tăng trưởng bình

quân đạt 18,6%/năm, số dư TDNH cuối năm 2014 đạt 37.814 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2010. Trong đó, TDNH đối với lĩnh vực NN-NT tăng trưởng khá ấn tượng, dư nợ tăng bình quân đạt 21,6%/năm, đến cuối năm 2014, dư nợ TDNH đối với

lĩnh vực NN-NT đạt 20.077 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với cuối năm 2010, chiếm 53,1% dư nợ toàn tỉnh, tỷ trọng tăng 4,97% so với năm 2010.

Để có được kết quả như trên, hệ thống ngân hàng tỉnh Đồng Tháp rất tích cực trong việc vận dụng các chính sách tín dụng hiện hành, tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của UBND tỉnh và NHNN Việt Nam trong việc tháo gỡ khó khăn cho sự TDNH trên địa bàn nói chung và đối với lĩnh vực NN-NT nói riêng. Từ đó đã tìm những hướng đi

24

mang tính quyết định nhằm đẩy mạnh sự phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT

trên địa bàn ngày càng mạnh, bền vững. Cụ thể như sau:

- Phối hợp với các ngành Công thương, ngành Nông nghiệp để tổ chức sản xuất

lĩnh vực thuỷ sản ngày càng hiệu quả trong điều kiện sản xuất thuỷ sản trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Theo đó đã xây dựng các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi từ

cung cấp vật tư đầu vào đến quá trình sản xuất và bao tiêu sản phẩm đầu ra, liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản suất và phân chia lợi nhuận theo tỷ

lệ thoả thuận. Qua đó các NHTM sẽ cho vay qua đầu mối là các doanh nghiệp tham gia liên kết, đơn cử như nhóm Công ty TNHH Hùng Cá được NHTM Công Thương

duyệt hạn mức tín dụng mô hình liên kết là 1.407 tỷ đồng và đây là một trong những dự án cho vay liên kết đầu tiên theo Quyết định 1050/QĐ-NHNN ngày 25/5/2014 của NHNNVN.

- Cho vay thông các HTX nông nghiệp, các HTX này thực hiện toàn bộ các khâu dịch vụ nông nghiệp cho các xã viên là các hộ nông dân, qua đó các NHTM tập trung thẩm định cho vay thông qua các HTX thay vì cho vay trực tiếp qua các hộ nông

dân như trước đây.

- Đẩy mạnh cho vay qua các làng nghề ở nông thôn như các làng trồng hoa kiểng, bánh phồng tôm, tàu hũ…

1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Long

Từ các kinh nghiệm, những cách làm hay của một số nước, của các tỉnh, tác giả

rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để áp dụng vào thực tiển trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Long như sau:

Một là, khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc hỗ trợ, định

hướng phát triển TDNH phục vụ NN-NT, tạo lập nền tản vững chắc cho TDNH phát

triển bền vững:

- Xây dựng khung pháp lý cho mọi hoạt động về phát triển NN-NT; công tác quy hoạch về sản xuất nông nghiệp; xây dựng các cơ sở hạ tầng cho NN-NT; xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, khuyến nông, khuyến ngư; thực hiện công tác dự báo, định hướng cho người dân trong việc sản xuất và tiêu thụ sả phẩm …

25

- Phát triển mạnh các HTX, củng cố và xây dựng một số doanh nghiệp lớn, hiện đại, thực sự có năng lực tài chính, có uy tín trong các lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh như lương thực, thực phẩm, thủy sản... nhằm liên kết các hộ sản xuất nhỏ lẻ thành một tập

thể có thể thực hiện đàm phán, cung cấp nông sản với số lượng lớn, chất lượng cao và

đồng nhất theo yêu cầu của người mua.

Hai là, có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp lớn, nhất là những doanh nghiệp

kinh doanh những sản phẩm cung ứng đầu vào cho ngành nông nghiệp, chế biến nông

sản, những mô hình sản xuất theo công nghệ cao... về đầu tư liên kết với nông dân trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Ba là, duy trì một số ngân hàng với 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước hoặc nhà

nước nắm giữ tỷ lệ chi phối nhằm thực hiện các chính sách tín dụng theo mục tiêu của Nhà nước đề ra nhằm định hướng cho toàn hệ thống các NHTM thực hiện.

Bốn là, thông thường các chính sách tín dụng quy định chung cho các đối tượng

thụ hưởng và do mỗi địa phương sẽ có đặc thù riêng nên khi vận dụng sẽ gặp những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Vì vậy khi triển khai thực hiện cần phải có sự chủ động, sự phối hợp chặt chẽ và sự quyết tâm cao của ngành ngân hàng và chính quyền địa phương thì chính sách đó mới phát huy hết hiệu quả.

Năm là, phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT cần phải đi đôi với việc mở

rộng mạng lưới hoạt động về nông thôn, nhằm để gần nông dân, hướng dẫn, tư vấn nông dân các quy định về lĩnh vực NN-NT, quy định về lĩnh vực ngân hàng và các vấn

26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày tóm tắt những cơ sở lý luận chung về

TDNH, các lĩnh vực cho vay chủ yếu của TDNH đối với lĩnh vực NN-NT, đặc điểm, vai trò của TDNH đối với lĩnh vực NN-NT. Đã đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá

sự phát triển TDNH, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN- NT. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TDNH của một số nước, địa phương để thấy

được những điểm tiến bộ trong phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT.

Các vấn đề đã trình bày nêu trên sẽ là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các nội dung trình bày ở chương 2 cũng nhưđề xuất các giải pháp và kiến nghị ở chương 3.

27

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH PHÁT TRIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN

2010-2014

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NN-NT TỈNH VĨNH LONG GIAI

ĐOẠN 2010-2014

2.1.1 Sản xuất nông nghiệp

Giá trị ngành nông nghiệp đến cuối năm 2014 đạt 16.994 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 1,65 lần so với năm 2010. Sản xuất nông nghiệp Vĩnh Long được cấu thành bởi 3 ngành chủ yếu: Ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi, trồng trọt.

- Ngành trồng trọt: là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh với nhiều loại cây trồng được canh tác bằng các hình thức chuyên canh, thâm canh đan xen. Giá trị ngành trồng trọt đến cuối năm 2014 đạt 11.937 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 70,2% giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Trong đó, các sản phẩm chính sau:

+ Cây lúa: là cây trồng chủ yếu, chiếm diện tích lớn nhất trong các loại cây trồng của tỉnh, đa số được sản xuất 3 vụ/năm. Trong giai đoạn 2010 – 2014, diện tích trồng lúa tăng bình quân 1,5%/năm, năng suất tăng bình quân 2,5%/năm và sản lượng tăng bình quân 4%/năm (số liệu bảng 2.1).

Bảng 2.1: Sản lượng và diện tích cây lúa trên địa bàn

Năm Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng bình quân (%/năm) Diện tích ha 169.979 181.593 185.831 181.951 180.207 1,5

Năng suất bình quân tấn/ha 5,47 5,69 5,81 5,85 6,03 2,5

Sản lượng tấn 928.972 1.032.272 1.079.563 1.063.748 1.087.138 4

28

+ Cây màu và cây hàng năm: Tiếp tục phát triển khá trên cả diện tích chuyên canh và luân canh do duy trì được phong trào đưa cây màu xuống ruộng, đồng thời phát triển mạnh mô hình trồng màu xen trong vườn cây lâu năm. Trong đó phát triển được các vùng chuyên canh như khoai lang, rau đậu ở Bình Tân, đậu nành ở Long Hồ... Trong giai đoạn 2010-2014, diện tích tăng bình quân 10,3%/năm, trong khi đó sản lượng tăng bình quân là 11,2%/năm, cho thấy năng suất trồng ngày càng tăng lên (số liệu bảng 2.2).

Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng cây màu, cây hàng năm trên địa bàn

Năm Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng bình quân (%/năm) Diện tích ha 32.312 36.547 39.727 42.023 47.799 10,3 Sản lượng tấn 610.248 714.316 843.608 877.261 934.608 11,2

(Nguồn: Niên giám TK tỉnh Vĩnh Long 2013 và BC năm 2014 của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long)

+ Cây lâu năm: Vĩnh Long là tỉnh có thế mạnh về cây lâu năm, trong đó tập trung nhiều các loại cây có giá trị kinh tế cao: Nhãn, cam sành, bưởi, xoài, sầu riêng, chôm chôm, quít, dừa... Trên địa bàn đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung như cây cam sành ở Tam Bình, Trà Ôn; cây bưởi ở TX Bình Minh, Tam Bình; cây nhãn, chôm chôm ở Long Hồ; sầu riêng, xoài ở Vũng Liêm... Trong giai

đoạn 2010-2014, diện tích trồng tăng bình quân 1,8%/năm trong khi sản lượng tăng chậm hơn, bình quân chỉ đạt 0,3%/năm. Nguyên nhân, do tình hình dịch bệnh tăng, nhất là bệnh vàng lá gân xanh ở cây cam, bệnh sâu đụt trái ở cây bưởi, bệnh chỗi rồng

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)