Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 48 - 49)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.2 Tình hình huy động vốn

Với mục tiêu là tăng cường huy động vốn tại chỗđể từng bước chủđộng nguồn vốn đáp ứng đủ cho việc đầu tư tín dụng trên địa bàn, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều hòa từ hội sở các NHTM.

Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua tăng trưởng khá cao, thể hiện qua số liệu ở bảng 2.7 như sau:

Chỉ tiêu

35

Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn

Đvt: tỷ đồng 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trưởng bình quân (%/năm) Tổng số dư huy động vốn 9.414 11.224 14.017 16.228 18.721 18,8 Theo loại tiền 9.414 11.224 14.017 16.228 18.721 18,8

- VND 8.504 10.251 13.484 15.689 18.181 20,9

- Ngoại tệ, vàng quy đổi VND 910 973 533 539 540 -12,2

Theo đối tượng gửi 9.414 11.224 14.017 16.228 18.721 18,8

- Tổ chức kinh tế 2.568 3.043 3.135 5.019 6.033 23,8

- Kho bạc Nhà nước 182 84 190 189 126 -8,8

- Dân cư 6.664 8.097 10.692 11.020 12.562 17,2

Tỷ trọng vốn huy động/Dư nợ cho vay (%) 72,6 83,7 103,3 109,9 124,5

(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Long)

Với mục tiêu trên, các NHTM đa dạng hình thức, kỳ hạn, loại tiền huy động nhằm hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nên số dư huy động vốn của các NHTM trên địa bàn luôn có sự tăng trưởng khá cao. Đến cuối năm 2014, số dư

huy động vốn đạt 18.721 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2010 và tăng bình quân

trong giai đoạn 2010-2014 đạt 18,8%/năm. Nếu tính tổng thể toàn tỉnh, đến cuối năm

2014, qua huy động vốn đã chủ động được nguồn vốn để cho vay trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 48 - 49)