L ỜI CẢM ƠN
2.4.3 Ảnh hưởng phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
61
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, tỉnh đang tích cực trong việc chuyển đổi các phương thức sản xuất từ nhỏ, lẻ sang quy mô lớn, có sự
liên kết, chuyển từ sản xuất truyền thống lạc hậu sang hiện đại, áp dụng kỹ thuật cao. Trong thời gian qua, ở Vĩnh Long phát triển mạnh nhất là mô hình ”cánh đồng mẫu lớn” trong trồng lúa, tính đến cuối năm 2014 phát triển được gần 9.000ha, chiếm khoảng 13% diện tích sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh [29], tuy nhiên tính liên kết trong cánh đồng mẫu lớn chưa cao, chỉ liên kết về giống, kỹ thuật canh tác trong khi đó chưa
thật sự liên kết về cung cấp vật tưđầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Trong khi đó các mô hình liêt kết các lĩnh vực trồng trọt khác ngoài lúa, trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhất là các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chưa nhiều. Đây là một trong những khó khăn của ngành ngân hàng trong cho vay lĩnh vực NN-NT bởi khả năng tăng mức cho vay trên một đơn vị diện tích sẽ gặp khó, cho vay qua các hộ
gia đình dễ gặp nhiều rủi ro về dịch bệnh, thị trường tiêu thụ...
Qua số liệu phân tích tại bảng 2.20 cho thấy mức tăng dư nợ cho vay NN-NT hàng năm không cao, nhất là năm 2014, có tốc độ tăng giảm so với các năm trước trong giai đoạn 2010-2014.
Qua bảng 2.28 cho thấy nợ xấu cho vay NN-NT đang có xu hướng tăng lên, nhất là năm 2014 mức tăng nợ xấu cho vay NN-NT cao và cao hơn mức tăng nợ xấu chung của toàn tỉnh.
Do đó, với cùng một chính sách tín dụng nhưng phương thức sản xuất của người dân thay đổi theo hướng tích cực thì khả năng phát triển tín dụng thuận lợi và hiệu quả hơn. Vì thế, đối với Chính quyền địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, xây dựng các vùng, mô hình liên kết hiệu quả và định hướng cho người dân thực hiện và thay đổi phương thức sản xuất ....
2.4.4 Ảnh hưởng chính sách tín dụng đối với lĩnh vực NN-NT
Trong thời gian qua, Chính phủ ban hành nhiều chính sách tín dụng liên quan
đến phát triển NN-NT theo hướng tháo gỡ, giải quyết khó khăn và khuyến khích phát triển. Nhìn chung, chính sách phát triển hệ thống tín dụng nông thôn có hai mục tiêu
cơ bản. Một là hình thành cơ chế thích hợp để khích lệ các NHTM đẩy mạnh cho vay
62
nông hộ tiếp cận nguồn tín dụng chính thức để không còn bị lệ thuộc vào tín dụng phi
chính thức thông qua việc đơn giản hóa thủ tục, minh bạch hóa thông tin, giảm thiểu
chi phí giao dịch và bảo hiểm rủi ro cho người vay, nhất là các rủi ro bất khả kháng thường gặp trong sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, với việc ban hành nhiều chính sách hợp lý, kịp thời, luôn được cập nhật, sửa đổi bổ sung cho phù hợp đã thúc đẩy được sự phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT trong điều kiện TDNH trên địa bàn phát triển chậm. Cụ thể:
Năm 1999, Thủ tướng CP ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đã mở ra kênh tín dụng quan trọng
và kịp thời cho lĩnh vực NN-NT cả nước nói chung và cho tỉnh nông nghiệp như Vĩnh
Long nói riêng. Nguồn vốn tín dụng đã hỗ trợ cho sự chuyển dịch từ nền nông nghiệp
tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu của tỉnh.
Tiếp theo sự thành công của Quyết định 67, ngày 12/4/2010, Chính phủ ban
hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Nghị định 41 đã có sự kế thừa những kết quả tích cực của Quyết định 67 nhằm tiếp tục khơi thông dòng chảy của nguồn vốn tín dụng về lĩnh vực NN- NT, đồng thời có sự bổ sung, phát triển và khắc phục những tồn tại, hạn chế của khi thực hiện Quyết định 67: mở rộng ngân hàng thực hiện cho vay, quy định chi tiết hơn
đối tượng vay vốn, nâng mức cho vay không đảm bảo tài sản... Đặc biệt bổ sung thêm các quy định về trích lập dự phòng rủi ro, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, bảo hiểm trong nông nghiệp...
Ngoài ra, Chính phủ và NHNN Việt Nam ban hành nhiều chính sách hỗ nhằm
tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực NN-NT: Chính sách cho vay đối với gia cầm, thịt heo, cá tra và tôm; quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực NN- NT từ năm 2012 đến nay; các chính sách tháo gỡ khó khăn như cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay các khoản dư nợ có lãi suất cho vay cao.... Đặc biệt là năm 2014, NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 1050/QĐ-NHNN về cho vay thí điểm đối với các
mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, các mô
hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Tuy đây là chương trình cho vay thí điểm và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chưa phát sinh dự án
63
nhưng đây là chính sách tín dụng rất cần thiết để phát triển bền vững TDNH đối với lĩnh vực NN-NT trong thời gian tới.
Với việc thực hiện những chính sách trên, đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay lĩnh vực NN-NT đã tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010. Qua đó đã góp phần nâng cao
đời sống nhân dân và từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nông thôn, thực hiện công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh,
thực hiện hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Tạo sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tích cực và đa dạng, nhiều mô hình kinh tế tổng hợp, kinh tế trang trại, cánh đồng mẫu lớn hiệu quả ra đời...
Tóm lại, tuy bịảnh hưởng tiêu cực từ tình hình kinh tế vĩ mô của cả nước và thế
giới trong thời gian qua đã tác động trực tiếp vào các mặt hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh nhưng với những chính sách tín dụng được ban hành khá kịp thời, hợp lý nên kết quả thu đạt được rất khả quan, tốc độ tăng TDNH phục vụ cho lĩnh vực NN-NT (tăng bình quân 15,6%/năm) luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng TDNH chung của toàn tỉnh (tăng bình quân 3,8%/năm, bảng số liệu 2.17). Do đó, việc ban hành chính sách tín dụng phù hợp, đúng thời điểm và được sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với từng thời điểm, từng đối tượng.... là rất quan trọng mà các nhà quản lý ngân hàng cần lưu ý nhằm đưa chính sách tín dụng ngày càng hoàn thiện và thực sự thúc đẩy phát triển TDNH trong thời gian tới.
2.4.5 Ảnh hưởng mạng lưới hoạtđộng các NHTM trên địa bàn nông thôn
Do hoạt động ngân hàng là cần giao dịch trực tiếp và luôn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng trong suốt thời hạn vay, trong khi điều kiện đi lại của người dân nông thôn còn hạn chế nên các NHTM có điểm giao dịch gần và thuận tiện với khách hàng thì có ưu thế và dễ dàng giao dịch hơn.
Qua thực tế phân tích và số liệu tại bảng 2.6, mạng lưới các NHTM phân bổ
chưa đồng đều trên một số địa bàn huyện và ở nông thôn, một số NHTM chưa có mạng lưới vềđịa bàn nông thôn nhất là các NHTMCP. Qua số liệu phân tích tại bảng 2.17, bảng 2.24 ta thấy nhóm các NHTMNN và NHTMCP NN có hệ thống mạng lưới rộng về các địa bàn huyện và nông thôn nên khả năng phát triển TDNH dễ dàng và
64
tăng mạnh, chiếm tỷ trọng cao. Ngược lại, khối các NHTMCP do mạng lưới hạn chế
nên khả năng phát triển TDNH khó khăn và chiếm tỷ trọng dư nợ thấp.
Do đó, mạng lưới hoạt động NHTM tại địa bàn nông thôn có ảnh hưởng tỷ lệ
thuận đến khả năng phát triển của TDNH đối lĩnh vực NN-NT. Vì vậy, để phát triển TDNH đối vối lĩnh vực NN-NT, các nhà quản lý ngành ngân hàng, các NHTM cần xem xét mở rộng, phát triển mạng lưới hoạt động về địa bàn nông thôn. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới cần đi đôi với phát triển các dịch vụ ngân hàng như huy động vốn, thanh toán, ngoại hối... để làm cơ sởđảm bảo cho TDNH phát triển hiệu quả.
2.5 ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
2.5.1 Những thành tựu
Một là, TDNH cơ bản đáp ứng tương đối đủ và kịp thời nhu cầu vốn đối với
lĩnh vực NN-NT góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, thực hiện công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
của tỉnh.
Hai là, TDNH đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tích cực và đa dạng, ngành chăn nuôi từng bước có sự phát triển, trồng trọt có sự phát triển nhiều loại cây màu thay thế một phần diện tích trồng lúa (khoai lang, đậu nành, rau màu....). Qua đó, nhiều mô hình kinh tế tổng hợp, kinh tế trang trại, kinh tế
hợp tác có hiệu quả ra đời và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Góp phần tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực cho tỉnh như: gạo,
thủy sản… và tạo kim ngạch xuất khẩu chủ yếu cho tỉnh.
Ba là, TDNH là nguồn vốn quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần cùng vốn NSNN và vốn đầu tư trong dân cư
hoàn thành các tiêu chí khó như: tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao
động có việc làm, tiêu chí số 11 về hộ nghèo, tiêu chí số 9 về nhà ở...
Bốn là, TDNH đã tạo ra hiệu quả xã hội tích cực, góp phần thực hiện xóa đói,
giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện.
65
2.5.2 Những tồn tại, hạn chế
Tỷ trọng TDNH trung dài hạn đầu tư cho NN-NT tuy có tăng nhưng vẫn còn thấp (năm 2010 là 17,5%, cuối năm 2014 là 26,2%), qua đó cho thấy, các dự án đầu tư
phát triển NN-NT còn hạn chế, chưa kích thích được sự phát triển dài hạn, bền vững đối với lĩnh vực NN-NT.
TDNH đáp ứng chưa đồng đều đối với các mục đích vay, một số lĩnh vực khá quan trọng nhưng tỷ trọng dư nợ còn thấp như: Tỷ trọng dư nợ cho vay đầu tư cơ sở hạ
tầng nông thôn rất thấp, chiếm 1,7%, trong khi đây là cơ sở quan trọng cho phát triển NN-NT và nhu cầu vốn lớn để đầu tư; tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển ngành nghề
nông thôn chiếm 2%, tỷ trọng dư nợ cho vay kinh doanh các sản phẩm phục vụ nông nghiệp (7,7%), cho vay tiêu dùng nông thôn (8%) là chưa cân xứng với tiềm năng phát triển nên chưa hỗ trợ cho sự phát triển NN-NT một cách toàn diện.
Một sốđối tượng vay vốn tiếp cận TDNH còn hạn chế như các HTX, trang trại.
Đặc biệt là các tổ hợp tác hoàn toàn không tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Trong khi các đối tượng này là mắt xích quan trọng để tập trung sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn.
Sự phát triển TDNH chưa đồng đều đối với các NHTM tham gia cho vay, chủ
yếu tập trung ở các NHTMNN và NHTMCP NN, trong khi các NHTMCP khả năng phát triển chậm.
Một số chính sách TDNH phục vụ NN-NT chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn cho sản xuất nông nghiệp tại khu vực thành phố, thị xã, thị trấn: Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 chỉ cho vay các tổ chức, cá nhân cư trú và có cơ sở, dự án sản xuất kinh doanh tại nông thôn (địa bàn xã).
Nợ xấu lĩnh vực NN-NT tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ phát sinh tăng đột biến do tác
động nhiều rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh và rủi ro về thị trường đầu ra sản phẩm nông nghiệp trong khi chưa có một cơ chế bảo hiểm để hạn chế rủi ro một cách hiệu quả.
Việc phát triển mạng lưới của các NHTM về nông thôn chủ yếu tập trung tại các thị xã, trung tâm huyện phát triển mạnh về kinh tế, trong khi các địa phương có thế
66
Bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển, chỉ mới được triển khai thí điểm, NSNN còn phải hỗ trợ phí bảo hiểm, chưa được nhiều cá nhân và hộ gia đình tham gia nên
chưa thực sự là công cụ phòng ngừa rủi ro cho khách hàng và các NHTM trong hoạt động tín dụng.
2.5.3 Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế
Vốn TDNH trung dài hạn khó phát triển do: nhu cầu cải tạo vườn tạp đã thực hiện nhiều năm trước đây, trong giai đoạn hiện nay nhu cầu không lớn, trong khi đó có ít các dự án đầu tư mang tính chất dài hạn của các doanh nghiệp, trang trại; các nhu cầu vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn khó thực hiện do chủ yếu sử dụng nguồn vốn đầu tư từ NSNN trong khi công tác xã hội hóa đầu tư lĩnh vực này chưa cao nên các NHTM khó có thể tham gia đầu tư cho vay lĩnh vực này; các nhu cầu tiêu dùng ở nông thôn về xây dựng, sửa chữa nhà ở tuy có nhu cầu cao nhưng khả năng cho vay khó do nguồn thu nhập của nông dân còn bấp bênh, không ổn định do sự biến
động của giá bán nông sản ....
Cơ chế khuyến khích tín dụng phục vụ NN-NT theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP còn cào bằng trong các lĩnh vực cho vay, chưa có chính sách khuyến khích cao hơn để
thúc đẩy các NHTM cho vay các phương án, dự án hiệu quả nhằm làm nền tảng cho NN-NT phát triển như: xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn, cơ cấu nội ngành nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất...
Tỉnh Vĩnh Long chưa có nhiều chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực NN-NT để doanh nghiệp đầu tư về nông thôn. Các chính sách khuyến khích hiện có mang tính chất chung cả nước, ít phù hợp với địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nên khi triển khai thực hiện chậm, mặt khác NSNN tỉnh còn hạn chế nên gặp khó trong việc hỗ trợ cho các chính sách của Chính phủđề ra.
Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế nên không có những đột phá về sản xuất tạo ra các sản phẩm chất lượng, giá cạnh tranh.
Chủ yếu cho vay chi phí sản xuất nông nghiệp, thủy sản nhưng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích tăng chậm nên độ hấp thụ vốn còn hạn chế; các lĩnh vực công
67
Hiệu quả sản xuất của nhiều hộ dân chưa ổn định do tác động bởi giá cả vật tư đầu vào tăng, giá cảđầu ra sản phẩm còn bấp bênh, không ổn định, một số do thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh, trong khi đó người dân ngoài chi trả cho chi phí sản xuất trực tiếp còn phải chi cho các chi phí tiêu dùng thường xuyên (đa số không đưa vào tính toán trong phương án vay nhưng thực tế có chi tiêu) thu nhập không đạt theo yêu cầu và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của người dân.
Sự phối hợp giữa các ngành quản lý chưa đồng bộ trong việc thực hiện chính