Nâng cao chất lượng hệ thống các HTX ở nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 88)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng hệ thống các HTX ở nông thôn

Đây là một “mắt xích” khá quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp nên cần phải quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống HTX để

góp phần giải quyết bài toán liên kết trong sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún hiện nay. Vì đây là tổ chức phù hợp để tạo mối quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay:

Thông qua HTX, xã viên sẽ được hưởng lợi từ việc mua các sản phẩm đầu vào với khối lượng lớn về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiếp thu chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiên cơ giới hóa sản xuất, bảo quản sau thu hoạch… Việc “mua chung” thông qua HTX sẽ được giá rẻ hơn, đảm bảo được chất

lượng... Qua đó, sẽ giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản

phẩm nông nghiệp.

Thông qua HTX, sẽ xây dựng được thương hiệu nông sảnđể bán ra thị trường,

với khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng đồng nhất... Qua đó, nâng cao năng lực trong

đàm phán gia nhập thị trường, hiệu quả hơn hẳn so với từng hộ riêng lẻ.

Để cơ cấu lại hệ thống HTX, cần chú ý giải quyết tốt các hạn chế vấp phải trong thời gian qua: Mục tiêu hoạt động của HTX, năng lực quản lý điều hành của HTX, vốn hoạt động cho HTX, chế độ hạch toán, kế toán.... Với điều kiện thực tế của tỉnh, cần

ưu tiên củng cố, phát triển các HTX ở các lĩnh vực có thế mạnh như HTX tại các làng nghề, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, lúa chất lượng cao, sản xuất rau sạch, sản xuất khoai lang, các loại cây ăn trái có giá trị cao như: cam sành, bưởi Năm Roi, sầu riêng...

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)