Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 79 - 80)

L ỜI CẢM ƠN

2.5.2Những tồn tại, hạn chế

Tỷ trọng TDNH trung dài hạn đầu tư cho NN-NT tuy có tăng nhưng vẫn còn thấp (năm 2010 là 17,5%, cuối năm 2014 là 26,2%), qua đó cho thấy, các dự án đầu tư

phát triển NN-NT còn hạn chế, chưa kích thích được sự phát triển dài hạn, bền vững đối với lĩnh vực NN-NT.

TDNH đáp ứng chưa đồng đều đối với các mục đích vay, một số lĩnh vực khá quan trọng nhưng tỷ trọng dư nợ còn thấp như: Tỷ trọng dư nợ cho vay đầu tư cơ sở hạ

tầng nông thôn rất thấp, chiếm 1,7%, trong khi đây là cơ sở quan trọng cho phát triển NN-NT và nhu cầu vốn lớn để đầu tư; tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển ngành nghề

nông thôn chiếm 2%, tỷ trọng dư nợ cho vay kinh doanh các sản phẩm phục vụ nông nghiệp (7,7%), cho vay tiêu dùng nông thôn (8%) là chưa cân xứng với tiềm năng phát triển nên chưa hỗ trợ cho sự phát triển NN-NT một cách toàn diện.

Một sốđối tượng vay vốn tiếp cận TDNH còn hạn chế như các HTX, trang trại.

Đặc biệt là các tổ hợp tác hoàn toàn không tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Trong khi các đối tượng này là mắt xích quan trọng để tập trung sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn.

Sự phát triển TDNH chưa đồng đều đối với các NHTM tham gia cho vay, chủ

yếu tập trung ở các NHTMNN và NHTMCP NN, trong khi các NHTMCP khả năng phát triển chậm.

Một số chính sách TDNH phục vụ NN-NT chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn cho sản xuất nông nghiệp tại khu vực thành phố, thị xã, thị trấn: Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 chỉ cho vay các tổ chức, cá nhân cư trú và có cơ sở, dự án sản xuất kinh doanh tại nông thôn (địa bàn xã).

Nợ xấu lĩnh vực NN-NT tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ phát sinh tăng đột biến do tác

động nhiều rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh và rủi ro về thị trường đầu ra sản phẩm nông nghiệp trong khi chưa có một cơ chế bảo hiểm để hạn chế rủi ro một cách hiệu quả.

Việc phát triển mạng lưới của các NHTM về nông thôn chủ yếu tập trung tại các thị xã, trung tâm huyện phát triển mạnh về kinh tế, trong khi các địa phương có thế

66

Bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển, chỉ mới được triển khai thí điểm, NSNN còn phải hỗ trợ phí bảo hiểm, chưa được nhiều cá nhân và hộ gia đình tham gia nên

chưa thực sự là công cụ phòng ngừa rủi ro cho khách hàng và các NHTM trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 79 - 80)