Giải pháp về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NN-NT

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 90)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.2.1Giải pháp về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NN-NT

77

Do chính sách tín dụng có tác động trực tiếp đến sự phát triển TDNH nói chung và đối với lĩnh vực NN-NT nói riêng. Thông thường, một chính sách khó phát huy hiệu quả cho tất cả các đối tượng, cho các vùng, miền khác nhau và cho các thời điểm khác nhau mà chính sách đó quy định. Vì vậy, các nhà quản lý cần theo dõi, nắm bắt, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và các kiến nghị trong quá trình thực hiện chính sách để có những biện pháp xử lý phù hợp.

Thứ nhất, đối với các chính sách tín dụng đang thực hiện, thường xuyên rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách về cho vay phục vụ phát triển NN-NT và các chính sách tín dụng có liên quan để hỗ trợ cho TDNH.

Thứ hai, căn cứ theo nhu cầu phát triển các lĩnh vực cụ thể, Chính phủ xem xét ban hành các chính sách tín dụng cụ thể mới để hỗ trợ, giải quyết khó khăn và phát triển cho các lĩnh vực trọng tâm, nhất là các lĩnh vực hay sản phẩm chiến lược: thủy

sản, lương thực.... Trên cơ sở chính sách tín dụng chung của Chính phủ, UBND tỉnh nghiên cứu cụ thể hóa chính sách tín dụng tại địa phương cho phù hợp.

Thứ ba, phải quan tâm đến tính đồng bộ của các chính sách tín dụng so với các chính sách có liên quan, tính khả thi khi triển khai thực hiện chính sách đó: các cơ chế, quy định quyết toán các khoản hỗ trợ có liên quan đến NSNN, hướng dẫn vềđiều kiện, tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan đến các bộ, ngành khác...

Ngoài ra, trong quá trình ban hành thực hiện chính sách tín dụng cần quan tâm

đến sự phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia nhằm tránh việc “được xem trợ giá” từ Nhà nước làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu.

3.2.2.2 Giải pháp về mạng lưới hoạtđông của NHTM ở nông thôn

Với đặc thù của Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp, nên tín dụng đối với lĩnh vực

NN-NT là phân khúc thị trường tiềm năng mà các NHTM cần khai thác. Với định hướng đó, ngoài chính sách của mỗi ngân hàng về lãi suất, cơ chế đảm bảo tiền vay, thủ tục cho vay... thì mạng lưới hoạt động đóng vai trò quan trọng cần phải tính đến.

Mặt khác, do hoạt động ngân hàng là hoạt động dịch vụ tài chính và là thị trường mở có tính cạnh tranh ngày càng cao. Vì vậy, các NHTM muốn phát triển tín

78

dụng đối với lĩnh vực NN-NT thì cần thiết phải chủ động tìm đến các khách hàng sản

xuất nông nghiệp và ở nông thôn.

Vì vậy, việc mở chi nhánh, phòng giao dịch để hoạt động tại nông thôn là nhằm

thu hẹp khoảng cách địa lý, tạo sự thuận lợi cho khách hàng giao dịch và là sự đảm

bảo chắc chắn cho sự cam kết phục vụ lâu dài đối với khách hàng, tạo được lòng tin cho khách hàng giao dịch với ngân hàng.

Khi mở điểm giao dịch, các NHTM cần chú ý đến khoảng cách địa lý giữa các

điểm giao dịch đã có, tránh sự tập trung quá nhiều NHTM tạo ra sự cạnh tranh với nhau, bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ, thật sự am hiểu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chủđộng trong mọi giao dịch với khách hàng ...

3.2.2.3 Giải pháp về nguồn vốn cho vay

Việc tạo lập được nguồn vốn là vấn đề quan trọng của các NHTM và quyết định đến hiệu quả đầu tư cho vay của các NHTM nói chung và cho vay đối với lĩnh vực

NN-NT nói riêng. Vì vậy, vấn đề đặt ra, phải tìm nguồn vốn ổn định với chi phí thấp

để cung cấp nguồn vốn cho phát triển TDNH trên địa bàn.

Qua thực tế giai đoạn khủng hoảng về thanh khoản của hệ thống ngân hàng những năm 2008-2011, ta thấy việc ổn định nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng rất quan trọng. Đối với Vĩnh Long, chủ yếu là các chi nhánh NHTM hoạt động nên tính phụ thuộc về nguồn vốn càng rõ ràng hơn. Các NHTM khi tính đến phát triển tín dụng thì cần phải tính toán đến phương án đảm bảo được nguồn vốn thật ổn định để

phục vụ cho tăng trưởng tín dụng. Đối với phát triển TDNH cho lĩnh vực NN-NT thì sựđảm bảo ổn định nguồn vốn càng cao hơn để phục vụ mang tính lâu dài hơn.

Trên tinh thần đó, tác giảđưa ra giải pháp về nguồn vốn như sau:

Thứ nhất, tăng cường huy động vốn tại chỗ để đảm bảo nguồn vốn đầu tư tín dụng và luôn quán triệt thực hiện tốt phương châm “mở rộng đến đâu, huy động được

đến đó”. Đây là nguồn vốn ổn định nhất, dễ tính toán các giới hạn khi thực hiện cho vay. Vì vậy, NHTM cần đa dạng hóa sản phẩm, kỳ hạn, loại tiền huy động, mở rộng các loại dịch vụ ngân hàng khác, tăng cường các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.

79

Thứ hai, tranh thủ các nguồn vốn ủy thác của các chương trình tài trợ quốc tế, vốn ODA để cho vay trên địa bàn. Đây là nguồn vốn “giá rẻ” nhưng khó tiếp cận vì phải đảm bảo các điều kiện quy định của các tổ chức ủy thác.

Thứ ba, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn điều hòa từ hội sở, vì nguồn vốn này thường có “giá cao” nên cho vay từ nguồn này hiệu quả mang lại không cao.

3.2.2.4 Tăng cường cung cấp thông tin cho khách hàng NN-NT

Do điều kiện khách quan, việc tiếp nhận thông tin về tài chính ngân hàng của

khách hàng ở nông thôn vẫn còn hạn chế. Khi chưa tìm hiểu rõ thông tin về sản phẩm

dịch vụ, khách hàng không thấy hết được các tiện ích, khi đó sẽ không sử dụng hay sử

dụng ở mức độ hạn chế. Do vậy, các NHTM cần tăng cường cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy có liên quan đến hoạt động ngân hàng cho khách hàng qua một số kênh sau: Thứ nhất, thông qua công tác quản lý nhà nước, NHNN đóng vai trò chính và sẽ

thông tin đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các cơ quan truyền thông...

để truyền tải các thông tin mới về cơ chế, chính sách tín dụng của ngành ngân hàng

đến với người dân.

Thứ hai, cán bộ ngân hàng trực tiếp tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng chưa quan hệ tín dụng, giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, kích thích nhu cầu của khách hàng. Đa phần khách hàng ở khu vực nông thôn do họ mua bán, sản xuất kinh

doanh theo kiểu truyền thống nên ít sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, nhân viên ngân hàng cần phải nhiệt tình, phân tích rõ ràng những tiện ích khi sử dụng sản phẩm

của ngân hàng cũng như cách sử dụng sản phẩm, khơi dậy khả năng sử dụng dịch vụ

cho khách hàng.

Thứ ba, thông qua các hội nghị, hội thảo về các sản phẩm nông nghiệp, kỹ thuật

nuôi trồng. Đây là cơ hội để cán bộ ngân hàng tiếp xúc được sốlượng khách hàng lớn

mà không cần phải mất nhiều thời gian tìm kiếm. Qua cuộc hội thảo, hội nghị này, đề

nghị với ban tổ chức sắp xếp cho ngân hàng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của mình, lắng nghe những thắc mắc và giải đáp tận tình để khách hàng tiếp cận được sản phẩm

80

Thứ tư, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các NHTM tăng cường giới thiệu quảng bá thật ngắn gọn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bằng các hình thức quảng cáo, thông báo, tự giới thiệu ...

Ngoài ra, với sự phát triển bùng nổ điện thoại di động, mạng internet, các NHTM có thể giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua các tin nhắn SMS, facebook... Bên cạnh đó, cần thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn để

giúp đỡ người nghèo và đồng thời quảng báo hình ảnh ngân hàng một cách hiệu quả.

3.2.2.5 Giải pháp về cho vay

Đây là vấn đề trung tâm và quan trọng nhất trong các giải pháp phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT, cho vay như thế nào, cho ai vay, cho vay đối tượng nào, thủ tục như thế nào, cơ chếđảm bảo tiền vay ra sao, các biện pháp an toàn và đảm bảo thu hồi vốn vay... quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM. Hiện nay, với chủ trương nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng đối với lĩnh vực NN-NT, các NHTM tham gia cho vay cần phải đa dạng hóa các phương thức cho vay, thay đổi cách thức truyền tải vốn từ từng khâu riêng lẻ sang chuỗi sản xuất nhằm giảm

được rủi ro, tiết kiệm chi phí liên quan đến cho vay và kiểm soát chặt chẽ được dòng tiền cho vay hiệu quả hơn.

Một là, đa dạng hóa phương thức cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn

Thực tế hiện nay, đa số các NHTM thực hiện cho vay từng lần đối với khách hàng vay, giải quyết cho các hộ sản xuất nông nghiệp vay lưu vụ và thời hạn vay thông thường là 12 tháng (trung bình từ 2-3 vụ lúa, màu...). Phương thức cho vay hạn mức ít

được áp dụng, chủ yếu áp dụng đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính minh bạch, quan hệ tín dụng tốt, kinh doanh đa ngành nghề...

Từ thực tế nêu trên, để TDNH phát triển mạnh hơn, các NHTM cần đa dạng hóa các phương thức cho vay đối với các khách hàng nhằm giảm các thủ tục hồ sơ, giảm thời gian cho các bên trong quan hệ vay vốn, giảm chi phí liên quan đến quá trình vay vốn của khách hàng và giải ngân của ngân hàng:

Mở rộng phương thức cho vay hạn mức đối với các trang trại, HTX và các hộ

81

cứ vào nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, NHTM xem xét cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định. Trong quá trình sản xuất, căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn tại từng thời điểm, NHTM giải ngân cho khách hàng. Ngược lại, khi khách hàng có nguồn thu, thì tiến hành trả nợ ngân hàng. Đây là phương thức sử dụng vốn hiệu quả

nhất cho cả hai bên.

Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện của từng khách hàng, các NHTM cần linh hoạt

hơn trong việc áp dụng các phương thức cho vay khác đối với khách hàng như cho vay tái tục, cho vay quay vòng, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay trả góp...

Hai là, đổi mới cách thức đầu tư tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn

Sau khi xây dựng được các nền tảng vững chắc trong sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa các phương thức cho vay đối với lĩnh vực NN-NT, thì cần xem xét lại cách thức truyền tải vốn từ ngân hàng đến khách để mang lại hiệu quả cao nhất cho các bên tham gia. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả xin đề xuất một số giải pháp truyền tải vốn mà bản thân nhận thấy qua thực tế quan sát có hiệu quả.

Thứ nhất: Nghiên cứu mô hình cho vay thông qua các tổ, hội, đoàn thể cùng sản xuất 01 loại sản phẩm: Qua quá trình thực hiện phương thức truyền tải vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội, các NHTM có thể nghiên cứu thực hiện cách thức cho vay này. Đối với khách hàng, thông qua tổ, hội, đoàn thể sẽ nâng cao ý thức trách

nhiệm giám sát, giúp đỡ lẫn nhau, chấn chỉnh các thành viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Dễ dàng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ

thuật, các kinh nghiệm trong quá trình sản xuất và tham khảo được các mô hình sản xuất điển hình. Đối với NHTM là cách thức giúp giảm tải trong việc đôn đốc, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay, thu lãi và gốc, giảm chi phí cho vay...

Hình thức này có thể áp dụng cho vay đối với các hộ sản xuất với nhu cầu vốn thấp (dưới 100 triệu đồng), chưa tham gia liên kết và đối với các NHTM có mạng lưới hoạt động còn hạn chế.

Thứ hai là tăng cường cho vay qua các HTX: Thực hiện mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, ngoài doanh nghiệp tham gia, HTX là pháp nhân quan trọng, chủ yếu đại diện cho các hộ sản xuất để thực hiện chuỗi liên kết trong tương lai. Do

82

dụng cho HTX như hiện nay, đoánđầu xu hướng phát triển, qua đó giảm được đáng kể

các đầu mối nhỏ lẻ, giảm chi phí cho vay.... Vì vậy, ngành ngân hàng chủ động phối hợp với các ngành quản lý nhà nước về kinh tế tập thể (ngành Kế hoạch và đầu tư), Liên minh HTX, các ngành quản lý hoạt động HTX theo chuyên ngành (ngành Nông nghiệp, Xây dựng, Công thương....), các HTX để tìm giải pháp tăng năng lực hoạt động và khả năng tiếp cận vốn TDNH cho các HTX, thông qua việc tổ chức cho vay thí điểm các mô hình HTX kiểu mới, các hội thảo khoa học liên ngành tìm giải pháp...

Thứ ba: Cho vay qua chuỗi liên kết sản xuất kép kín, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: Trong bối cảnh hội nhập, kinh

tế hộ gia đình với quy mô nhỏ, manh mún, thiếu liên kết đang dần suy yếu, thiếu sức

cạnh tranh. Việc xây dựng thành công mô hình liên kết là một trong những giải pháp

quan trọng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Và việc hướng dòng TDNH vào các mô hình liên kết này đang trở thành một trong những công việc được các ngân hàng đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ đã hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với

tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; NHNN đã ban hành đã ban hành Quyết định 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát

triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ, các bộ

ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện.

Hiện tỉnh Vĩnh Long đang triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và bước đầu đã hình thành các cánh đồng mẫu lớn để làm cơ sở phát triển thành cánh đồng lớn, đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có tổng diện tích tham gia cánh

đồng mẫu lớn đạt 8.889ha. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 25.000ha, sẽ sản xuất theo hướng thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng, sử dụng 1-2 giống lúa chất lượng cao, sản

xuất theo tiêu chuẩn VietGAP/GlobalGAP, liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá

trị, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Vì vậy, trước khi tổng kết giai đoạn thí điểm và triển khai rộng rãi cho vay mô hình liên kết theo Quyết định 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của NHNN Việt Nam vào năm 2016, các NHTM cần vận dụng các chính sách về liên kết nêu trên để chủ

83

động phối hợp với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào, các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu để xem xét cho vay

đầu mối thực hiện mô hình liên kết, tại các cánh đồng mẫu lớn, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn.

Ba là, đơn giản hóa các thủ tục cho vay phù hợp với nông dân

Hiện nay, nhằm để đảm bảo tính chặt chẽ trong cho vay theo hướng dẫn của hệ

thống, các NHTM thông thường quy định hồ sơ vay vốn rất phức tạp, với điều kiện trình độ chung nông hộ thấp, trung bình số tiền vay thấp hơn so với các lĩnh vực khác, số hộ phát sinh vay nhiều... nên việc đơn giản hóa thủ tục vay vốn là cần thiết, nhằm tạo điểu kiện thuận lợi hơn và cơ hội đẩy nhanh việc cho vay vốn của NHTM.

Đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho

khu vực NN-NT, nhất là trong cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với hộ nông

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 90)