L ỜI CẢM ƠN
3.2.2.6 Các giải pháp hỗ trợ cho vay
Trong hoạt động cho vay, có nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm tăng tính hiệu quả,
an toàn trong hoạt động cho vay. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giải đề xuất
một số biện pháp hỗ trợ cho vay nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của TDNH đối
với lĩnh vực NN-NT trong thời gian tới như sau:
Một là, tăng cường công tác thông tin tín dụng
Một mặt, các NHTM tiến hành phân loại khách hàng, đánh giá, chấm điểm,
84
nhật thông tin một cách kịp thời của khách hàng. Thường xuyên tiếp cận khách hàng, nắm bắt các thông tin khách hàng từ khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách
hàng phục vụ công tác điều tra, thẩm định dự án vay vốn, nắm bắt các thông tin trong
quá trình sử dụng vốn vay, tiêu thụ sản phẩm, nguồn tài trợ...
Mặt khác, tăng cường sử dụng các thông tin tín dụng từ các đơn vị chuyên nghiệp như Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), Công ty CP thông tin tín dụng Việt Nam (PCB). Tuy nhiên, việc sử dụng thông tin này, NHTM sẽ phải tốn chi phí, do vậy bước đầu NHTM xem xét sử dụng đối với những hộ vay từ 100 triệu đồng trở lên. Sau đó, tùy theo điều kiện có thể mở rộng những hộ có mức vay thấp hơn.
Hai là, đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm nông nghiệp
Tham gia bảo hiểm nông nghiệp là một trong những phương thức giảm thiểu rủi ro tín dụng hiệu quả. Tuy nhiên, bảo hiểm nông nghiệp trong thời gian qua khó phát triển do người dân không muốn tham gia bảo hiểm khi rủi ro ít và ngược lại, rủi ro nhiều thì doanh nghiệp không dám bán bảo hiểm. Do đó, để bảo hiểm nông nghiệp
phát triển phải đảm bảo một trong những nguyên tắc cơ bản là “Nguyên tắc số đông”,
vì vậy bước đầu cần có sự tham gia của Nhà nước, có chính sách hỗ trợ để chia sẻ
trách nhiệm, rủi ro giữa doanh nghiệp bảo hiểm-người dân-Nhà nước nhằm tạo nền tảng, cơ sở tạo lập cho thị trường bảo hiểm. Trong đó vai trò của Nhà nước rất quan trọng và tác giảđề xuất giải pháp như sau:
Sớm sơ kết thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 theo Quyết
định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đánh giá lại mức
độ rủi ro, khả năng đáp ứng rủi ro trên cơ sở tỷ lệ người tham gia bảo hiểm... Từđó, có sựđiều chỉnh chính sách bảo hiểm nông nghiệp cho phù hợp trong thời gian tới.
Nhà nước cần tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp nhưđầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi, hoàn chỉnh hệ thống cống, đập, kiểm soát sâu, bệnh, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, các chương trình giảm nhẹ thiên tai...
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh có liên quan đến công tác giám định tổn thất, xử lý các vi phạm có liên quan đến bảo hiểm.
85
Hỗ trợ trong việc tạo lập thị trường bảo hiểm: về cầu bảo hiểm thì Chính phủ
nên xem xét thực hiện bảo hiểm nông nghiệp bắt buộc theo lộ trình, trước tiên đối với loại cây trồng, vật nuôi ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai dịch bệnh, sau đó từng bước mở
rộng ra các loại khác. Về cung sản phẩm bảo hiểm, bước đầu Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm một phần về phí bồi thường khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, ưu đãi về thuế...
Ngoài ra, Chính phủ cần hỗ trợ về cơ sở số liệu thống kê đáng tin cậy về tình hình sản xuất, năng suất, thiệt hại... các sản phẩm nông nghiệp để giúp doanh nghiệp
bảo hiểm xây dựng các sản phẩm bảo hiểm theo độ rủi ro khác nhau....
Ba là, thành lập các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các HTX
Về điều kiện xem xét được vay vốn, ngoài phương án, dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khả thi thì các điều kiện về uy tín của khách hàng, tài sản đảm bảo vay vốn, vốn tự có quyết định đến việc cho vay của NHTM. Thực tế rất nhiều doanh nghiệp, HTX đang gặp khó khăn về các điều kiện này. Vì vậy, sự ra đời của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa và các HTX sẽ giải quyết đáng kể những khó khăn nêu trên.
Các quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ thực hiện bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp, HTX mới thành lập chưa tạo lập được uy tín trên thị trường nhưng có những dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi. Bảo lãnh những doanh nghiệp, HTX có những dự án, phương án sản xuất kinh doanh mới hiệu quả, khả thi nhưng không còn tài sản đảm bảo tiền vay...