CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 87)

L ỜI CẢM ƠN

3.2CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚ

VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔNĐẾN NĂM 2020

3.2.1 Giải pháp tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của TDNH đối với lĩnh vực NN-NT

Từ những tồn tại, hạn chếđối với phát triển lĩnh vực NN-NT đã được phân tích tại điểm 2.1.6 của chương 2, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế trong sản xuất để phát triển NN-NT bền vững trong thời gian tới. Qua đó tạo lập nền tảng vững chắc, môi trường thuận lợi cho TDNH đối với lĩnh vực NN-NT phát triển hiệu quả và bền vững.

3.2.1.1 Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý thực hiện đúng quy

hoạch trong sản xuất nông nghiệp

Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phải được rà soát, điều

chỉnh thường xuyên cho phù hợp với thực tế, đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ

sản phẩm nông nghiệp đầu ra. Trong đó, người dân trực tiếp sản xuất phải được lấy ý kiến đóng góp quy hoạch trước khi quy hoạch được phê duyệt. Đồng thời, thực hiện tốt công tác công khai, thông tin, tuyên truyền bằng nhiều phương thức, phương tiện khác nhau đến với người dân và các cơ quan có liên quan biết về quy hoạch, trong đó

có ngành Ngân hàng trên địa bàn.

Vận động và quản lý người dân sản xuất, nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp

đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt, đây là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải có sự tham gia quản lý, giám sát, kiểm tra của các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý chuyên môn của ngành nông nghiệp.

Để thực hiện các vấn đề trên đạt hiệu quả cao, ngoài trách nhiệm của hệ thống chính quyền, rất cần sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể tại địa phương (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCSHCM, Hội Cựu chiến binh...) từ việc lấy ý kiến, tuyên truyền, vận động hội viên biết đến triển khai thực hiện và giám sát quá trình sản xuất đúng với các quy hoạch được phê duyệt.

74

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng hệ thống các HTX ở nông thôn

Đây là một “mắt xích” khá quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp nên cần phải quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống HTX để

góp phần giải quyết bài toán liên kết trong sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún hiện nay. Vì đây là tổ chức phù hợp để tạo mối quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay:

Thông qua HTX, xã viên sẽ được hưởng lợi từ việc mua các sản phẩm đầu vào với khối lượng lớn về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiếp thu chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiên cơ giới hóa sản xuất, bảo quản sau thu hoạch… Việc “mua chung” thông qua HTX sẽ được giá rẻ hơn, đảm bảo được chất

lượng... Qua đó, sẽ giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản

phẩm nông nghiệp.

Thông qua HTX, sẽ xây dựng được thương hiệu nông sảnđể bán ra thị trường,

với khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng đồng nhất... Qua đó, nâng cao năng lực trong

đàm phán gia nhập thị trường, hiệu quả hơn hẳn so với từng hộ riêng lẻ.

Để cơ cấu lại hệ thống HTX, cần chú ý giải quyết tốt các hạn chế vấp phải trong thời gian qua: Mục tiêu hoạt động của HTX, năng lực quản lý điều hành của HTX, vốn hoạt động cho HTX, chế độ hạch toán, kế toán.... Với điều kiện thực tế của tỉnh, cần

ưu tiên củng cố, phát triển các HTX ở các lĩnh vực có thế mạnh như HTX tại các làng nghề, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, lúa chất lượng cao, sản xuất rau sạch, sản xuất khoai lang, các loại cây ăn trái có giá trị cao như: cam sành, bưởi Năm Roi, sầu riêng...

3.2.1.3 Phát triển các phương thức sản xuất mới theo hướng liên kết và

tăng cường liên kết vùng trong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp

Với nền tảng các HTX, cánh đồng mẫu lớn đã hình thành và phát triển trong thời gian qua, bổ sung thêm những “mắt xích” khác để tạo thành một chuỗi liên kết:

Một là, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư nông nghiệp

để giải quyết “đầu vào” cho sản xuất nông nghiệp với giá hợp lý, ổn định và đạt chất lượng.

75

Hai là, liên kết với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, trường đại học để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuyển giao khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất sản xuất để tạo ra thế cạnh tranh cao nhằm tạo ưu thế cho việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là xuất khẩu.

Ba là, liên kết với các nhà máy chế biến nông sản, để giải quyết “đầu ra” cho sản phẩm nông nghiệp, đây là “mắt xích” quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của chuỗi liên kết.

Khi thực hiện chuỗi liên kết cần phải chú trọng đến sự liên kết khu vực, vùng trong việc xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến nông sản. Căn cứ vào thế mạnh của từng địa phương sẽ có sự phối hợp để xây dựng những nhà máy chế biến phù hợp và tiêu thụ nông sản hàng hóa lẫn nhau và cho cả vùng.

Khi đó, NHTM với vai trò là đơn vị cung cấp vốn cho chuỗi sản xuất, có thể

tham gia đầu tư vào từng giai đoạn trong chuỗi hay toàn bộ chuỗi liên kết.

3.2.1.4 Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông

nghiệp, nông thôn

Vì doanh nghiệp là một mắt xích quan trọng để tham gia thực hiện chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, địa phương phải cụ thể hóa những chính sách hỗ trợ của Chính phủ [11,12,15] thành những chính sách đặc thù của tỉnh để làm căn cứ kêu gọi các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN- NT. Khi xây dựng chính sách, ngoài cơ chế hỗ trợ về tiền vốn, thì việc tạo thuận lợi

cho doanh nghiệp được tiếp cận thị trường, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân

lực, đất đai, thuế… là rất quan trọng và đồng bộ với hỗ trợ về vốn. Các chính sách hỗ

trợ phải rõ ràng, đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động.

Khi đó, nhiều nhà đầu tư sẽ tham gia đầu tư vốn cho khu vực NN-NT, tạo ra nhu cầu vốn và NHTM sẽ tham gia với tư cách là nhà tài trợ vốn cho các dự án đầu tư

của những doanh nghiệp này.

76

Việc xây dựng hệ thống phân phối, kinh doanh hàng hóa tốt sẽ giúp cho người mua “tận gốc” các sản phẩm đầu vào và bán “tận ngọn” cho hàng hóa nông sản. Khi xây dựng hệ thống phân phối, kinh doanh hàng hóa ở nông thôn theo hướng giảm đến mức

tối đa các khâu trung gian phân phối. Đối với sản phẩm đầu vào, nhất là các sản phẩm

vật tư nông nghiệp, sắp xếp hệ thống đại lý phân phối hợp lý. Đối với sản phẩm đầu ra,

xây dựng các chợ đầu mối nông sản theo từng vùng sản xuất để người dân giao dịch

mua bán dễ dàng.

3.2.1.6 Phát triển các làng nghề truyền thống

Cùng với sự phát triển nông nghiệp, rất cần phát triển công nghiệp nông thôn, nhất là tiểu thủ công nghiệp thông qua các làng nghề truyền thống, đây là một giải

pháp vừa nhằm phục vụ việc nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Thông qua các làng nghề, nhu cầu vốn tăng lên và NHTM sẽ tham gia đầu tư vốn cho các hộ sản xuất trong làng nghề và các HTX, doanh nghiệp tham gia phân phối và xuất khẩu sản phẩm của làng nghề.

3.2.1.7 Xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn

Hiện nay, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng NN-NT chủ yếu nguồn vốn NSNN, trong khi đó, NSNN có hạn nhưng nhu cầu đầu tư cần vốn lớn. Vì vậy, cần đẩy mạnh

xã hội hóa trong đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn bằng đầu tư theo hình thức đối tác

công tư (PPP) [12] là hình thức phù hợp, con đường ngắn nhất để hoàn thiện cơ sở hạ

tầng NN-NT trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế vào các công trình kết cấu hạ tầng NN-NT và dịch vụ phát triển liên kết sản

xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Do đó, chính quyền địa phương căn cứ vào quy hoạch được phê duyệt, cụ thể hóa thành các dự án để kêu gọi đầu tư

của các doanh nghiệp. Khi đó, NHTM sẽ tham gia cho vay vốn đối với các doanh nghiệp tham gia các dự án này.

3.2.2 Các giải pháp phát triển TDNH đối với lĩnh vực NN-NT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

77

Do chính sách tín dụng có tác động trực tiếp đến sự phát triển TDNH nói chung và đối với lĩnh vực NN-NT nói riêng. Thông thường, một chính sách khó phát huy hiệu quả cho tất cả các đối tượng, cho các vùng, miền khác nhau và cho các thời điểm khác nhau mà chính sách đó quy định. Vì vậy, các nhà quản lý cần theo dõi, nắm bắt, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và các kiến nghị trong quá trình thực hiện chính sách để có những biện pháp xử lý phù hợp.

Thứ nhất, đối với các chính sách tín dụng đang thực hiện, thường xuyên rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách về cho vay phục vụ phát triển NN-NT và các chính sách tín dụng có liên quan để hỗ trợ cho TDNH.

Thứ hai, căn cứ theo nhu cầu phát triển các lĩnh vực cụ thể, Chính phủ xem xét ban hành các chính sách tín dụng cụ thể mới để hỗ trợ, giải quyết khó khăn và phát triển cho các lĩnh vực trọng tâm, nhất là các lĩnh vực hay sản phẩm chiến lược: thủy

sản, lương thực.... Trên cơ sở chính sách tín dụng chung của Chính phủ, UBND tỉnh nghiên cứu cụ thể hóa chính sách tín dụng tại địa phương cho phù hợp.

Thứ ba, phải quan tâm đến tính đồng bộ của các chính sách tín dụng so với các chính sách có liên quan, tính khả thi khi triển khai thực hiện chính sách đó: các cơ chế, quy định quyết toán các khoản hỗ trợ có liên quan đến NSNN, hướng dẫn vềđiều kiện, tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan đến các bộ, ngành khác...

Ngoài ra, trong quá trình ban hành thực hiện chính sách tín dụng cần quan tâm

đến sự phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia nhằm tránh việc “được xem trợ giá” từ Nhà nước làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu.

3.2.2.2 Giải pháp về mạng lưới hoạtđông của NHTM ở nông thôn

Với đặc thù của Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp, nên tín dụng đối với lĩnh vực

NN-NT là phân khúc thị trường tiềm năng mà các NHTM cần khai thác. Với định hướng đó, ngoài chính sách của mỗi ngân hàng về lãi suất, cơ chế đảm bảo tiền vay, thủ tục cho vay... thì mạng lưới hoạt động đóng vai trò quan trọng cần phải tính đến.

Mặt khác, do hoạt động ngân hàng là hoạt động dịch vụ tài chính và là thị trường mở có tính cạnh tranh ngày càng cao. Vì vậy, các NHTM muốn phát triển tín

78

dụng đối với lĩnh vực NN-NT thì cần thiết phải chủ động tìm đến các khách hàng sản

xuất nông nghiệp và ở nông thôn.

Vì vậy, việc mở chi nhánh, phòng giao dịch để hoạt động tại nông thôn là nhằm

thu hẹp khoảng cách địa lý, tạo sự thuận lợi cho khách hàng giao dịch và là sự đảm

bảo chắc chắn cho sự cam kết phục vụ lâu dài đối với khách hàng, tạo được lòng tin cho khách hàng giao dịch với ngân hàng.

Khi mở điểm giao dịch, các NHTM cần chú ý đến khoảng cách địa lý giữa các

điểm giao dịch đã có, tránh sự tập trung quá nhiều NHTM tạo ra sự cạnh tranh với nhau, bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ, thật sự am hiểu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chủđộng trong mọi giao dịch với khách hàng ...

3.2.2.3 Giải pháp về nguồn vốn cho vay

Việc tạo lập được nguồn vốn là vấn đề quan trọng của các NHTM và quyết định đến hiệu quả đầu tư cho vay của các NHTM nói chung và cho vay đối với lĩnh vực

NN-NT nói riêng. Vì vậy, vấn đề đặt ra, phải tìm nguồn vốn ổn định với chi phí thấp

để cung cấp nguồn vốn cho phát triển TDNH trên địa bàn.

Qua thực tế giai đoạn khủng hoảng về thanh khoản của hệ thống ngân hàng những năm 2008-2011, ta thấy việc ổn định nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng rất quan trọng. Đối với Vĩnh Long, chủ yếu là các chi nhánh NHTM hoạt động nên tính phụ thuộc về nguồn vốn càng rõ ràng hơn. Các NHTM khi tính đến phát triển tín dụng thì cần phải tính toán đến phương án đảm bảo được nguồn vốn thật ổn định để

phục vụ cho tăng trưởng tín dụng. Đối với phát triển TDNH cho lĩnh vực NN-NT thì sựđảm bảo ổn định nguồn vốn càng cao hơn để phục vụ mang tính lâu dài hơn.

Trên tinh thần đó, tác giảđưa ra giải pháp về nguồn vốn như sau:

Thứ nhất, tăng cường huy động vốn tại chỗ để đảm bảo nguồn vốn đầu tư tín dụng và luôn quán triệt thực hiện tốt phương châm “mở rộng đến đâu, huy động được

đến đó”. Đây là nguồn vốn ổn định nhất, dễ tính toán các giới hạn khi thực hiện cho vay. Vì vậy, NHTM cần đa dạng hóa sản phẩm, kỳ hạn, loại tiền huy động, mở rộng các loại dịch vụ ngân hàng khác, tăng cường các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.

79 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, tranh thủ các nguồn vốn ủy thác của các chương trình tài trợ quốc tế, vốn ODA để cho vay trên địa bàn. Đây là nguồn vốn “giá rẻ” nhưng khó tiếp cận vì phải đảm bảo các điều kiện quy định của các tổ chức ủy thác.

Thứ ba, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn điều hòa từ hội sở, vì nguồn vốn này thường có “giá cao” nên cho vay từ nguồn này hiệu quả mang lại không cao.

3.2.2.4 Tăng cường cung cấp thông tin cho khách hàng NN-NT

Do điều kiện khách quan, việc tiếp nhận thông tin về tài chính ngân hàng của

khách hàng ở nông thôn vẫn còn hạn chế. Khi chưa tìm hiểu rõ thông tin về sản phẩm

dịch vụ, khách hàng không thấy hết được các tiện ích, khi đó sẽ không sử dụng hay sử

dụng ở mức độ hạn chế. Do vậy, các NHTM cần tăng cường cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy có liên quan đến hoạt động ngân hàng cho khách hàng qua một số kênh sau: Thứ nhất, thông qua công tác quản lý nhà nước, NHNN đóng vai trò chính và sẽ

thông tin đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các cơ quan truyền thông...

để truyền tải các thông tin mới về cơ chế, chính sách tín dụng của ngành ngân hàng

đến với người dân.

Thứ hai, cán bộ ngân hàng trực tiếp tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng chưa quan hệ tín dụng, giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, kích thích nhu cầu của khách hàng. Đa phần khách hàng ở khu vực nông thôn do họ mua bán, sản xuất kinh

doanh theo kiểu truyền thống nên ít sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, nhân viên ngân hàng cần phải nhiệt tình, phân tích rõ ràng những tiện ích khi sử dụng sản phẩm

của ngân hàng cũng như cách sử dụng sản phẩm, khơi dậy khả năng sử dụng dịch vụ

cho khách hàng.

Thứ ba, thông qua các hội nghị, hội thảo về các sản phẩm nông nghiệp, kỹ thuật

nuôi trồng. Đây là cơ hội để cán bộ ngân hàng tiếp xúc được sốlượng khách hàng lớn

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vĩnh long đến năm 2020 luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 87)