Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp 1 Kiến nghị về phía Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại công ty trách nhiệm hữu hạn Diamond Việt Nam (Trang 76 - 78)

- Phòng sinh quản kho thành phẩm: thực hiện chức năng lưu kho thành phẩm, đóng gói, lên kiện giao cho khách hàng.

DIAMOND VI TNAM

3.3. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp 1 Kiến nghị về phía Nhà nƣớc

3.3.1. Kiến nghị về phía Nhà nƣớc

Nhiều loại rủi ro công ty thường nảy sinh từ các yếu tố như: lạm phát, môi trường đầu tư kinh doanh thiếu minh bạch, chính sách kinh tế vĩ mô bất ổn... Tất cả những điều này gây nên khó khăn cho doanh nghiệp. Để giảm bớt các rủi ro thuộc loại này đồng thời tạo điều kiện để công ty nâng cao năng lực phòng ngừa rủi ro, có một số kiến nghị với Nhà nước như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện cho công ty nói riêng và tất cả doanh nghiệp nói chung.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, thuận lợi cho công ty. Văn bản pháp luật thể hiện đầy đủ tư duy đổi mới, sát hợp với thực tế và có tính khả thi cao.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm hạn chế từng bước khắc phục những rủi ro có nguyên nhân từ công tác cải cách hành chính.

- Tiến hành đàm phán thương mại song phương, đa phương và thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã cam kết để tạo uy tín hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp trên trên thị trường quốc tế.

- Các ngành, các cấp, hiệp hội ngành hàng làm tốt công tác thông tin, tư vấn pháp luật và hướng dẫn thị trường cho doanh nghiệp. Các hiệp hội có chức năng chủ yếu xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, hỗ trợ thông tin, tư vấn rủi ro, tìm kiếm thị trường tiêu thụ... Tăng cường năng lực quản lý và điều hành của các cơ quan chuyên trách, các cơ quan xúc tiến thương mại, các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.

- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hàng hóa dịch vụ xuất khẩu phù hợp với cam kết quốc tế.

- Hỗ trợ phát triển tổ chức bảo hiểm tín dụng để tài trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các ngân hàng tham gia tín dụng xuất nhập khẩu từ đó giúp doanh nghiệp tự tin hơn khi khai thác thị trường mới.

- Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có đủ năng lực kinh doanh quốc tế trong điều kiện Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xây dựng các chương trình đào tạo phải thiết thực tập trung vào các vị trí quan trọng như phát triển sản phẩm, công nghệ, điều hành chuỗi cung ứng, điều hành sản xuất và thành lập một trung tâm đào tạo tại phía Nam.

- Ban hành các hướng dẫn và chuẩn mực về rủi ro và KSRR. Chính phủ hoặc các tổ chức nghề nghiệp có thể dựa vào những hướng dẫn và chuẩn mực về rủi ro và KSRR đã được nhiều tổ chức uy tín trên thế giới ban hành và được nhiều công ty trên toàn thế giới áp dụng để xây dựng hệ thống hướng dẫn và chuẩn mực về KSRR cho Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải sửa đổi và cập nhật cho phù hợp với tình hình Việt Nam vì hệ thống lý luận về KSRR chủ yếu dựa trên thực tiễn các nước có nền kinh tế phát triển hơn rất nhiều so với điều kiện nước ta hiện nay.

- Đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm. Nhà nước ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể cho các loại hình bảo hiểm mới, các loại hình bảo hiểm đã có ở nước ngoài. Điều này tạo sự an tâm cho các công ty bảo hiểm về mặt chủ trương của Nhà nước, tạo hành làng pháp lý để công ty có thể an tâm tham gia. Các công ty bảo hiểm nghiên cứu, phát triển các dịch vụ bảo hiểm mới. Một mặt tạo thói quen sử dụng dịch vụ bảo hiểm để ứng phó với rủi ro của các công ty Việt Nam, mặt khác cũng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: hệ thống kết cấu hạ tầng lạc hậu, yếu kém cũng là tác nhân của nhiều loại rủi ro cho công ty. Giao thông khó khăn, ùn tắc có thể làm cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm không kịp thời dẫn đến dễ bị hư hỏng hoặc gián đoạn kế hoạch sản xuất, có thể bị phạt hợp đồng do chậm trễ về mặt thời gian…; tình trạng cúp điện không thông báo có thể làm hư hỏng sản phẩm, tiêu tốn nguyên liệu; thông tin liên lạc không kịp thời, bị gián đoạn có thể làm lỡ kế hoạch kinh doanh của công ty…

- Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ - phụ trợ cho ngành da giày Việt Nam chính là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp trong ngành nắm bắt và tận dụng được cơ hội do TPP, FTA... mang lại.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại công ty trách nhiệm hữu hạn Diamond Việt Nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)