Môi trƣờng quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại công ty trách nhiệm hữu hạn Diamond Việt Nam (Trang 47 - 52)

- Phòng sinh quản kho thành phẩm: thực hiện chức năng lưu kho thành phẩm, đóng gói, lên kiện giao cho khách hàng.

2.3.1.Môi trƣờng quản lý

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về “Môi trường quản lý”

Câu hỏi

Trả lời Không Không

biết

1. Công ty TNHH Diamond VN có xây dựng, ban hành các văn bản quy định nội quy, chính sách, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và phổ biến rộng rãi đến nhân viên không?

100% (50)

2. Công ty TNHH Diamond VN có quy định những

tiêu chuẩn đánh giá khen thưởng và xử phạt nhân viên rõ ràng không?

100% (50)

3. Nhân sự được bố trí ở các vị trí trong Công ty TNHH Diamond VN làm việc theo đúng chuyên môn đã được đào tạo, đảm bảo đúng người đúng việc không?

82% (41)

18% (9)

4. Công ty TNHH Diamond VN có văn bản phân chia quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng

96% (48)

4% (2)

ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau không?

5. Công ty TNHH Diamond VN thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo hay cử nhân viên tham gia các khóa đào để nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên không?.

32% (16)

68% (34)

6. Ban lãnh đạo Công ty TNHH Diamond VN có đánh giá cao vai trò của Ban Kiểm soát không?

100% (50) 7. Nhà quản lý Công ty TNHH Diamond VN có thường xuyên nghiên cứu cẩn thận các rủi ro trong kinh doanh không?

94% (47)

6% (3)

8. Nhà quản lý Công ty TNHH Diamond VN có thường xuyên tiếp xúc trao đổi với nhân viên cấp dưới không?

46% (23)

54% (27)

9. Định kỳ Công ty TNHH Diamond VN có rà soát

đánh giá lại cơ cấu tổ chức để kịp thời điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh doanh không?

28% (14)

72% (36)

(Nguồn:Dữ liệu nghiên cứu của tác giả năm 2015- phụ lục 3 )

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.2, tác giả nhận thấy:

- Công ty rất chú trọng đến việc xây dựng các quy tắc đạo đức ứng xử. Các quy tắc đạo đức ứng xử được công ty phổ biến rộng rãi trong nội bộ đơn vị.

- Lãnh đạo công ty đánh giá cao vai trò của kiểm soát rủi ro; chú trọng quản lý, giám sát hoạt động của công ty nhằm ứng phó kịp thời với các rủi ro khi xảy ra. Tuy nhiên ban lãnh đạo công ty rất ít khi trao đổi trực tiếp với nhân viên cấp dưới cũng như tiếp thu ý kiến đóng góp từ bộ phận lao động trực tiếp.

- Cơ cấu tổ chức của công ty tương đối rõ ràng; quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận đảm bảo công việc không bị chồng chéo; nhân sự được tuyển dụng có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, đáp ứng công việc được giao mặc dù còn một số vị trí chưa phù hợp với trình độ. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức còn cứng nhắc, các vị trí công việc thường không thay đổi; lãnh đạo công ty vẫn chưa chú trọng nâng cao

trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên công ty, rất ít khi cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo để cập nhật kiến thức liên quan đến công việc.

2.3.2. Thiết lập mục tiêu

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về “Thiết lập mục tiêu”

Câu hỏi

Trả lời Không Không

biết

10.Công ty TNHH Diamond VN có thiết lập các mục tiêu chiến lược cho toàn DN trong năm không?

100% (50) 11.Công ty TNHH Diamond VN có thiết lập các mục tiêu cụ thể với từng khoản mục cho toàn DN (lợi nhuận, nguồn lực, cách thức hoạt động,...) không?

60% (30)

40% (20)

12.Công ty TNHH Diamond VN có thiết lập các mục tiêu chi tiết cho từng bộ phận trong DN hay không?

60% (30)

40% (20) 13.Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty

TNHH Diamond VN có được thông báo rộng rãi cho toàn thể nhân viên không?

100% (50)

14.Công ty TNHH Diamond VN có thiết lập các mục tiêu về việc tuân thủ các qui định của nhà nước không?

46% (23)

54% (27) 15.Công ty TNHH Diamond VN có thiết lập các mục

tiêu về việc tuân thủ các qui định của DN không?

72% (36)

28% (14)

(Nguồn:Dữ liệu nghiên cứu của tác giả năm 2015 – phụ lục 3 )

Qua kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy:

- Công ty đã thiết lập được các mục tiêu chiến lược kinh doanh cũng như các mục tiêu đảm bảo tuân thủ các quy định của công ty, nhưng các mục tiêu tuân thủ các qui định pháp luật của Nhà nước vẫn chưa được chú trọng xây dựng, và các mục tiêu này chưa được công bố rộng rãi nên một bộ phận nhân viên trong công ty chưa nắm được.

- Bên cạnh đó, qua phỏng vấn trực tiếp, tác giả ghi nhận công ty chỉ thiết lập mục tiêu cho một số khoản mục quan trọng như: doanh thu, lợi nhuận; còn khoản mục như: cách thức hoạt động... thì chưa được chú trọng.

2.3.3. Nhận dạng sự kiện tiềm tàng

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về “Nhận dạng sự kiện tiềm tàng”

Câu hỏi

Trả lời Không Không

biết

16.Định kỳ, công ty TNHH Diamond VN có xem xét

các sự kiện/các yếu tố có khả năng xảy ra liên quan đến môi trường kinh doanh (sự biến động giá cả, biến động về chi phí, tình hình của đối thủ cạnh tranh hay xu hướng của người tiêu dùng, ....) tác động đến mục tiêu của công ty không?

46% (23)

54% (27)

17.Định kỳ, công ty TNHH Diamond VN có xem xét

các sự kiện/các yếu tố có khả năng xảy ra liên quan đến môi trường tự nhiên (lũ lụt, động đất, hỏa hoạn...) tác động đến mục tiêu của công ty không?

8% (4)

92% (46)

18.Định kỳ, công ty TNHH Diamond VN có xem xét

các sự kiện/các yếu tố có khả năng xảy ra liên quan đến môi trường chính trị (sự thay đổi các vị trí chủ chốt của chính phủ, các chính sách vĩ mô của Nhà Nước... sắp ban hành, các sự kiện liên quan kinh tế thế giới….) tác động đến mục tiêu của DN không?

20% (10)

80% (40)

19.Định kỳ, công ty TNHH Diamond VN có kế hoạch tìm hiểu, hay khảo sát về nhân khẩu, phong tục – tập quán, trình độ, cấu trúc gia đình, … tại các thị trường mà DN đang hoạt động hay không?

100% (50)

20.Công ty TNHH Diamond VN có thường xuyên xem xét các nhân viên đã hoặc sắp hết hạn hợp đồng hay không?

100% (50)

21.Công ty TNHH Diamond VN có xem xét, đánh giá và điều chỉnh lại qui trình kinh doanh cho phù hợp với thực tế hay không?

76% (38)

24% (12)

Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy:

Công tác nhận diện các sự kiện tiềm tàng diễn ra tại công ty TNHH Diamond VN chưa thực sự tốt. Công ty chưa quan tâm đến các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến các mục tiêu của công ty như môi trường kinh doanh, môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, phong tục tập quán, trình độ. Bên cạnh đó, việc thay đổi, điều chỉnh quy trình kinh doanh vẫn chưa được cập nhật kịp thời cho nhân viên công ty nên một số nhân viên chưa biết được. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm nổi bật cần được phát huy như công ty đang tập trung chú trọng các yếu tố bên trong có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động kinh doanh của công ty như: quan tâm đến các hợp đồng lao động đến và chuẩn bị hết hạn, định kỳ thực hiện điều chỉnh lại các qui trình cho phù hợp với tình hình thực tế.

2.3.4. Đánh giá rủi ro

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về “Đánh giá rủi ro”

Câu hỏi Trả lời

Không Không biết

22.Công ty TNHH Diamond VN có bộ phận dự báo

rủi ro riêng biệt không?

100% (50) 23.Công ty TNHH Diamond VN có thường xuyên

nhận diện và phân tích rủi ro trong các hoạt động của công ty không?

92% (46)

8% (4)

24.Công ty TNHH Diamond VN có thường xuyên xem xét và đánh giá tác động của các rủi ro đến việc hoàn thành các mục tiêu của công ty hay không?

92% (46)

8% (4)

25.Nhà quản lý công ty TNHH Diamond VN có đưa

ra các biện pháp phòng ngừa hay không?

54% (27)

46% (23) 26.Khi tiến hành xem xét, đánh giá các tác động của

rủi ro, công ty TNHH Diamond VN có sử dụng phương pháp đánh giá định lượng hay không?

18% (9)

82% (41)

27.Khi xem xét, đánh giá rủi ro, công ty có thực hiện chia nhỏ từng rủi ro không?

18% (9)

82% (41)

Kết quả khảo sát cho thấy công ty thường xuyên nhận diện và phân tích rủi ro cũng như xem xét, đánh giá tác động của rủi ro đến việc hoàn thành các mục tiêu của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng đã đưa ra được các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro.

Tuy nhiên, công ty chưa có bộ phận dự báo rủi ro riêng biệt nên công tác nhận diện và việc dùng phương pháp định tính để đánh giá rủi ro làm cho độ chính xác không cao, mặc khác khi đánh giá rủi ro, công ty chưa thực hiện phân loại chia nhỏ rủi ro nhằm đưa ra phương án đối phó hợp lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại công ty trách nhiệm hữu hạn Diamond Việt Nam (Trang 47 - 52)