Những biện pháp mà Coach đã áp dụng để kiểm soát rủi ro từ khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại công ty trách nhiệm hữu hạn Diamond Việt Nam (Trang 36 - 37)

khách hàng

Coach. Inc được thành lập năm 1941 bởi người thợ da Miles Cahn trên một căn gác xép ở quận SoHo, New York. Là người đam mê cách làm cho những chiếc găng tay chơi bóng chày trở nên mềm hơn, êm hơn và bóng theo thời gian sử dụng, Cahn đã thiết kế ra những chiếc túi xách tay hiệu Coach có độ mềm, độ bền và phong cách trang trí cổ điển giống như những chiếc găng tay cũ đó, ngoài ra ông còn làm ra những chiếc ví da trang nhã màu nâu đen dành cho quý bà, ví được tôn vẻ đẹp bởi những chiếc khóa bằng đồng thau và các đường nét trang trí tỉ mỉ. Sản phẩm của Coach lúc bấy giờ rất đắt tiền, rất tốt và được xem là có giá trị tuyệt vời, khẳng định đẳng cấp của những người phụ nữ mang nó. Nhưng rồi những chuẩn mực xã hội thay đổi, vai trò và thị hiếu của người phụ nữ cũng thay đổi, vào thập niên 1990 những sản phẩm cổ điển của Coach trở nên không cần nữa. Dưới sự dẫn dắt của Lew Frankfort và nhà thiết kế trẻ Reed Krakoff, Coach đã lột xác và tiếp tục phát triển , tiếp tục khẳng định mình là một hãng thời trang có tiếng trên thế giới. Giờ đây, hãng có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc và Cộng hòa Dominic để giảm chi phí sản xuất, nhờ thế, Coach có tỉ lệ lợi nhuận cao hơn với các đối thủ cạnh tranh. Thị trường chính của hãng là Mỹ và Canada. Tại Mỹ hãng có 25 cửa hàng bán đầy đủ các sản phẩm trong bộ sưu tập của Coach (GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, 2013).

Những biện pháp quản trị rủi ro từ khách hàng của Coach:

- Hãy tạo ra thông tin liên tục từ khách hàng.

- Hãy sử dụng vô số điểm nhạy cảm khách hàng để nâng cao việc dự đoán nhu cầu.

- Hãy giám sát những dấu hiệu cảnh báo sớm về thay đổi của khách hàng thông qua những dữ liệu doanh thu chi tiết.

- Hãy cắt giảm chi phí cố định (từ tỉ lệ 75% hàng hóa được sản xuất bằng nguồn lực công ty vào thời điểm 1990 đến tỉ lệ 100% sản phẩm được gia công bên ngoài vào năm 2002).

- Hãy rút ngắn chu kỳ phát triển một sản phẩm mới (từ hai lần một năm tăng lên thành bốn đến năm tuần một lần).

- Hãy học hỏi từ sự đa dạng hóa các sản phẩm mới (mỗi lần giới thiệu sản phẩm mới không chỉ hai đến ba mẫu mà giờ đây từ mười hai đến hai mươi tám mẫu).

- Hãy rút ngắn thời gian “từ ý tưởng đến kệ trưng bày hàng” (chỉ còn mười một tháng so với mười lăm tháng trước kia).

Bài học kinh nghiệm cho công ty TNHH Diamond Việt Nam

- Tạo dựng hệ thống thông tin – truyền thông bên ngoài liên tục. - Xây dựng hệ thống giám sát thường xuyên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại công ty trách nhiệm hữu hạn Diamond Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)