Sử dụng bài tập hố học thực nghiệm trong tiết thực hành

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường trung học phổ thông (Trang 94 - 97)

Với đặc trưng là tiết học thực hành nên GV cĩ nhiều cơ hội hướng dẫn HS tiến hành giải các BTHH thực nghiệm bằng thực hành thí nghiệm. Thực ra các yêu cầu về một thí nghiệm cũng chính là một BTHH thực nghiệm. Tuy nhiên nội dung các thí nghiệm trong phần thực hành thường là chứng minh một tính chất lí hố nào đĩ hoặc là điều chế một chất, do đĩ cần xây dựng thêm các BTHH thực nghiệm cĩ tính chất tổng hợp và cĩ khả năng phát triển tư duy, rèn luyện KN thực hành hố học.

Ví dụ: Bài thực hành: Tính chất hố học của khí clo và hợp chất của clo

GV cho HS chuẩn bị trước nội dung thực hành và bài tập theo mẫu (phụ lục 4, tr.12) Dưới đây là bài thực hành với bài tập cần chuẩn bị cĩ nội dung thực nghiệm.

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 : TÍNH CHẤT HỐ HỌC CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO

Họ và tên: …. Lớp: ….

Nhận xét của giáo viên Điểm

1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của clo ẩm a) Cách tiến hành:

- Cho vào ống nghiệm khơ vài tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch HCl đặc. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su cĩ đính 1 băng giấy màu ẩm.

- Quan sát hiện tượng xảy ra.

- Giải thích và viết phương trình hố học của phản ứng.

b) Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Nêu các thao tác chính của thí nghiệm này. Hiện tượng quan sát và giải thích.

Trả lời:

* Thao tác chính:

- Nhỏ dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm khơ chứa tinh thể KMnO4. - Đậy nhanh ống nghiệm bằng nút cao su cĩ đính một băng giấy màu ẩm. * Hiện tượng quan sát được: Cĩ khí màu vàng lục thốt lên làm mất màu băng giấy trên miệng ống nghiệm.

* Giải thích: HCl đặc tác dụng với KMnO4 sinh ra khí clo màu vàng lục. Khí clo khi tiếp xúc với nước (trong băng giấy màu ẩm) sinh ra axit HClO cĩ tính tẩy màu nên làm mất màu băng giấy.

KMnO4 + HCl → MnCl2 + KCl + Cl2 + H2O Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO

Câu hỏi 2: Nếu khơng dùng tinh thể KMnO4 thì cĩ thể thay thế bằng hố chất nào trong các hố chất sau đây: KClO3, MnO2, K2SO4, KCl? Viết PTHH minh hoạ. Trả lời: - Cĩ thể thay thế bằng KClO3, MnO2 (phải đun nĩng)

- PTHH: KClO3 + 6HCl → 5KCl + 3Cl2 + 3H2O MnO2 + 4HCl →toC

MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Câu hỏi 3: Sau thí nghiệm, làm cách nào để xử lí khí clo mà khơng gây ơ nhiễm phịng thí nghiệm?

Trả lời: - Xử lí khí clo bằng cách hấp thụ khí clo vào dung dịch xút lỗng.

2. Thí nghiệm 2: Điều chế axit clohiđric a) Cách tiến hành:

- Cho vào ống nghiệm (1) một ít muối ăn rồi rĩt dung dịch H2SO4 đậm đặc vào đủ để thấm ướt lớp muối ăn

- Rĩt vào khoảng 8ml nước cất vào ống nghiệm (2) và lắp dụng cụ như hình vẽ sau:

- Đun cẩn thận ống nghiệm (1). Nếu thấy sủi bọt mạnh thì ngừng đun. - Quan sát hiện tượng. Viết phương trình điều chế axit HCl

- Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống (2). Quan sát hiện tượng xảy ra.

b) Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 4: Nêu các thao tác chính của thí nghiệm này. Hiện tượng quan sát được và giải thích.

Trả lời:

Thao tác chính:

- Lắp dụng cụ thí nghiệm đúng như hình vẽ.

- Đun cẩn thận, tránh hiện tượng phun trào hố chất ra ngồi. Hiện tượng quan sát được: Mẩu quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Giải thích: H2SO4 đặc tác dụng với NaCl (rắn) sinh ra khí hiđro clorua khơng màu. Khí hiđro clorua tan trong nước tạo ra dung dịch axit clohidric làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

NaCl + H2SO4 →toC

NaHSO4 + HCl

3. Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch

Mỗi nhĩm nhận 3 ống nghiệm được đánh số 1, 2, 3 (GV đã pha sẵn, mỗi nhĩm cĩ một thứ tự khác nhau) chứa 3 dung dịch riêng biệt HCl, NaCl, HNO3. Các nhĩm thảo luận để tìm ra hĩa chất để nhận biết. (Giả sử thứ tự hố chất trong các ống đúng là: HCl, HNO3, NaCl)

a) Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 5: Thuốc thử để nhận biết 3 dung dịch HCl, NaCl, HNO3 đựng trong 3 lọ khơng ghi nhãn lần lượt là:

A. dung dịch NaOH, quỳ tím. B. Quỳ tím, dung dịch BaCl2.

C. Quỳ tím, dung dịch AgNO3. D. dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH.

Trả lời: Đáp án C

b) Cách tiến hành:

- Nhúng vào mỗi mẫu thử hố chất một mẩu giấy quỳ tím.

+ Ống nghiệm số (1), (2) làm quì tím hố đỏ ⇒ống nghiệm (1), (2) chứa dung dịch axit HCl, HNO3

+ Ống nghiệm số (3) khơng làm quỳ tím đổi màu ⇒ống nghiệm (3) chứa dung dịch NaCl

- Nhỏ vào mẫu thử (1) và (2) hai giọt dung dịch AgNO3.

+ Ống nghiệm số (1) xuất hiện kết tủa trắng ⇒ống nghiệm (1) chứa dung dịch HCl

+ Ống nghiệm số (2) khơng cĩ hiện tượng ⇒ống nghiệm (3) chứa dung dịch HNO3

- Kết luận: Ống nghiệm (1): dung dịch HCl, ống nghiệm (2): dung dịch HNO3, ống nghiệm (3): dung dịch NaCl.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường trung học phổ thông (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)