Ảnh hưởng của dân số đến giáo dục

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 40 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần

1.4.1. Ảnh hưởng của dân số đến giáo dục

Dân số tác động đến giáo dục theo hai hướng: hoặc là đẩy mạnh sự phát triển giáo dục hoặc là kìm hãm sự phát triển của giáo dục. Cụ thể trên các khía cạnh sau:

1.4.1.1. Quy mô và tốc độ tăng dân số ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quy mô giáo dục [10, tr.56]

Tác động trực tiếp thể hiện: quy mô dân số lớn là điều kiện thúc đẩy mở rộng quy

mô của giáo dục. Nếu tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân (kí hiệu là e) tương đối ổn định hoặc giảm rất chậm thì quy mô của nhu cầu giáo dục phổ thông (E) phụ thuộc vào quy mô dân số (P).

Phương trình: E = P × e (1)

Do đó việc tăng hay giảm quy mô dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm quy mô nhu cầu giáo dục [33].

39

Tốc độ tăng dân số hàng năm nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ gia tăng tự nhiên trong khi mức chết ổn định hơn do tiến bộ trong ngành y tế thì tăng dân số sẽ phụ thuộc nhiều vào mức sinh. Nếu mức sinh ổn định tức là tốc độ tăng dân số ổn định, số lượng trẻ em đến trường tương đối ổn định thì việc mở rộng quy mô giáo dục sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết trẻ em được đến trường, lúc đó tỷ lệ người đi học sẽ cao. Nhưng với tốc độ tăng dân số khá nhanh, đòi hỏi phải mở rộng quy mô giáo dục với một tốc độ tăng tương ứng mới có thể giữ được tỷ lệ người đi học như trước song về mặt tuyệt đối số người có tăng hơn là một mâu thuẫn xã hội, đó là một khó khăn rất lớn của ngành giáo dục do phải chạy theo số lượng hơn là chất lượng.

Mức sinh tăng nhanh góp phần làm tăng số trẻ em đến tuổi đi học, làm tăng số học sinh phổ thông và cũng làm tăng nhu cầu học nghề và học đại học.

Tác động gián tiếp của quy mô và tốc độ tăng dân số thể hiện thông qua ảnh hưởng

của sự tăng nhanh dân số đến chất lượng cuộc sống, mức thu nhập, từ đó ảnh hưởng đến đầu tư cho giáo dục cho con cái nói chung và cho con trai, con gái nói riêng, ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng giáo dục và sự bình đẳng trong giáo dục [36]. Như vậy quy mô và tốc độ tăng dân số ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình giáo dục thông qua chất lượng dân số. Thể hiện rõ nhất ở sự khác biệt trong tiếp cận và đáp ứng các dịch vụ giáo dục, cũng như đầu tư cho giáo dục giữa các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau. Sự gia tăng dân số dẫn đến sự phân hoá trong các nhóm hộ gia đình có thu nhập khác nhau đối với giáo dục, nhóm các hộ gia đình có thu nhập cao thì đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, các nhóm khác thì đầu tư ít hơn cho

giáo dục.

Hiện nay đầu tư cho giáo dục có sự cách biệt lớn giữa nhóm hộ giàu nhất và nghèo nhất. Nhóm hộ nghèo nhất đầu tư cho giáo dục cấp tiểu học là 130.700 đồng/năm, chiếm 1,9% chi tiêu của hộ; nhóm giàu nhất là 756.700 đồng/năm chiếm 2,4% chi tiêu của hộ. Cấp THCS, đầu tư cho giáo dục của hộ nghèo nhất là 225.700 đồng/năm (2,9% chi tiêu của hộ), nhóm hộ giàu nhất là 1.076.000 đồng/năm (3,1%) tổng chi của hộ [Nguồn báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004, Nghèo, Hà Nội, tr.64]. Như vậy hiển nhiên là trong trường hợp tốc độ tăng dân số cao mà tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn tốc độ tăng dân số thì mức thu nhập bình quân đầu người thấp thì khả năng đầu tư cho giáo dục thấp, do đó làm cho quy mô và chất lượng giáo dục bị hạn chế, kìm hãm sự phát triển về trình độ học vấn của người dân.

40

1.4.1.2. Cơ cấu DS theo tuổi ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu ngành GD

Hầu hết các nước đang phát triển, do mức sinh cao nên cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi dân số có đáy mở rộng. Do đó, cơ cấu của nền giáo dục thông thường sẽ là: số học sinh tiểu học> số học sinh THCS> số học sinh THPT. Ngược lại, những nước có cơ cấu dân số già, cấu trúc của nền giáo dục có thể xảy ra quan hệ sau: Số học sinh tiểu học< Số học sinh THCS< Số học sinh THPT.

1.4.1.3. Phân bố địa lý dân số cũng ảnh hưởng quy mô, cơ cấu, chất lượng ngành giáo dục

Sự phân bố dân số không đồng đều giữa các vùng, khu vực trên cùng một lãnh thổ cũng tạo ra sự khác biệt trong quá trình giáo dục, đặc biệt là đối với tiếp cận và thoả mãn các nhu cầu về giáo dục. Ở khu vực thành thị và các vùng đông dân, kinh tế phát triển, hệ thống giáo dục cũng được đầu tư và phát triển hoàn thiện hơn nên trẻ em có điều kiện thuận lợi hơn đến trường và có nhiều cơ hội tiếp cận với giáo dục nhanh hơn. Ngược lại đối với vùng nông thôn và miền núi, cơ hội để người dân tiếp cận với dịch vụ giáo dục khó khăn hơn rất nhiều. Ở nhiều vùng nông thôn và dân tộc ít người trước 1980 hoàn toàn không có lớp mẫu giáo, trẻ em dân tộc ít người chiếm 50% số trẻ không đến trường ở bậc tiểu học, trong khi các dân tộc này chiếm 14% dân số. Hiện nay tỷ lệ đến trường của con em vùng dân tộc ít người đã tăng lên, song số trẻ em đang theo học trong mỗi nhóm tuổi của các dân tộc ít người thấp hơn dân tộc Kinh [10, tr.58], [21].

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 40 - 42)