Chỉ số phát triển GD trong chỉ số phát triển con người (HDI)

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 34 - 37)

7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần

1.3.5. Chỉ số phát triển GD trong chỉ số phát triển con người (HDI)

Chỉ số giáo dục là một trong ba chỉ số cơ bản để xây dựng chỉ số phát triển con người. Chỉ số này được tính dựa trên 2 yếu tố: tỉ lệ biết chữ của người lớn (a)và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục: tiểu học, trung học và đại học, cao đẳng (b).

Tỉ lệ biết chữ của người lớn (a): Theo UNDP đó là tỉ lệ phần trăm số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc và biết viết và tính toán đơn giản so với tổng số dân. Độ tuổi tính tỉ lệ người lớn biết chữ độ tuổi 15–55 hoặc tuổi 15–35. Nhằm có dữ liệu phân tích tình trạng biết chữ của người lớn, người ta không chỉ xác định tỷ lệ trên theo từng địa phương (tỉnh thành, quận, huyện, thành thị, nông thôn) mà còn theo giới tính, theo dân tộc, theo từng độ tuổi, theo tôn giáo, theo nhóm nghề…Cơ sở dữ liệu tốt nhất để đưa vào phân tích là số liệu tổng điều tra dân số được tiến hành 10 năm một lần vào ngày 1/4 năm cuối cùng mỗi thập kỷ. Trong các năm còn lại, số liệu của điều tra mẫu suy rộng để đảm bảo độ chính xác cao hơn số liệu báo cáo về người mù chữ của các phường xã.

Cách tính tỷ lệ người lớn biết chữ: -Tính giá trị thực người lớn biết chữ:

Giá trị thực người lớn biết chữ = Số người trong độ tuổi từ 15-55 tuổi biết chữ / Tổng số người trong độ tuổi 15-55 tuổi.

-Tính tỷ lệ người lớn biết chữ

Tỷ lệ người lớn biết chữ (a) = (Giá trị thực người lớn biết chữ-Giá trị tối thiểu người lớn biết chữ) / (Giá trị tối đa người lớn biết chữ- giá trị tối thiểu người lớn biết chữ)

Trong đó: Giá trị tối thiểu người lớn biết chữ = 0% Giá trị tối đa người lớn biết chữ = 100%

Tỷ lệ người lớn biết chữ (a) = (Giá trị thực người lớn biết chữ - 0) / (100 – 0)

Tỷ lệ nhập học các cấp (b): Đo lường tỷ lệ nhập học trở nên phức tạp vì trẻ em trải qua các lớp học với tốc độ khác nhau. Một số em kết thúc học phổ thông trong vòng 12 năm nhưng cũng có nhiều em hơn một số năm do lưu ban hay bỏ học rồi đi học lại. Bên cạnh đó trẻ em bắt đầu đi học ở những độ tuổi khác nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giải quyết những phức tạp đó, có rất nhiều thước đo tiêu chuẩn khác để xác định tỷ lệ đi học theo mức độ dân cư. Đánh giá sự kết hợp giữa các tỷ lệ đó cho phép có được hình ảnh đầy đủ

33

hơn các bước tiến mà hệ thống giáo dục tạo ra cho người đi học. Những định nghĩa này sử dụng theo các định nghĩa đã được tổng cục thống kê dùng trong điều tra mức sống.

Tỷ lệ nhập học hay tỷ lệ huy động đi học có 2 khái niệm:

-Tỷ lệ đi học thô hay tỷ lệ đi học chung cấp học X (GER): là tỷ lệ % giữa số trẻ em đang học cấp học X so với tổng số trẻ em trong độ tuổi cấp học X. tỷ lệ này xác định tổng số học sinh, sinh viên ở một cấp lớp học sinh được xác định sẽ theo học ở cấp lớp đó theo đúng độ tuổi. Công thức tính như sau:

GER = TổngsốhọcsinhđihọcởcấplớpX

TổngsốhọcsinhđượcxemlàsẽđihọcởcấplớpX

Tổng tỷ lệ nhập học vượt quá 100% chỉ ra rằng có những học sinh, sinh viên nằm ngoài nhóm tuổi lý thuyết theo học ở cấp học đó. Như vậy cứ đi học thì đã tính là đã được huy động vào trường học, dù học trễ tuổi. Ví dụ người 13 tuổi còn học ở tiểu học, 17 tuổi còn học trung học cơ sở, 20 tuổi còn học trung học phổ thông vẫn cứ được tính.

-Tỷ lệ đi học ròng (Tỷ lệ huy động tinh) hay tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp học X (NER):là tỷ lệ % giữa số trẻ em trong độ tuổi cấp học X đang học cấp học X so với tổng số trẻ em trong độ tuổi cấp học X. Tỷ lệ này tập trung vào số học sinh được xác định là sẽ đi học ở cấp lớp xác định. Tính theo công thức:

NER = TổngsốngườitrongnhómtuổihọccấplớpX

TổngsốngườiđượcxácđịnhlàphảiđihọcởcấplớpX

Tỷ lệ này luôn ≤ 100%. Đây được xác định là một thước đo hiệu quả của hệ thống giáo dục và khả năng để duy trì học sinh tiếp tục học trong hệ thống giáo dục và học đúng cấp lớp theo độ tuổi mong muốn. Nghĩa là nếu điều tra thống kê diễn ra trong quý 4 của năm thì 6 tuổi phải vào lớp 1 và 10 tuổi phải đang học lớp 5, 11 tuổi học lớp 6 và 14 tuổi học lớp 9, 15 tuổi học lớp 10 và 17 tuổi học lớp 12. Còn nếu điều tra vào quý 1, 2, 3 trong năm thì có sự thay đổi độ tuổi đi học ở các lớp như trẻ 7 tuổi đang học lớp 1,…, trẻ 12 tuổi học lớp 6,… trẻ 18 tuổi theo học lớp 12 là đúng tuổi. Trường hợp đi học trễ tuổi phải được loại ra.

Cách tính theo tỷ lệ đi học ròng khiến cho tỷ lệ huy động vào từng cấp xuống thấp do nhiều học sinh đã bị ở lại lớp hoặc đi học trễ so với độ tuổi quy định cho mỗi cấp. Cần lưu ý là học sinh (nhất là sinh viên) khi chuyển vùng để học là tất yếu làm cho địa phương nào có học sinh chuyển đi sẽ kéo tỷ lệ huy động xuống thấp, ngược lại địa phương nhận được học sinh chuyển đến sẽ nâng tỷ lệ huy động cao giả tạo. Tình hình này có thể khắc phục nếu ngành giáo dục quản lý dữ liệu về học sinh và sinh viên trên mạng máy tính vì lúc đó có thể

34

thống kê chính xác số trẻ em được huy động đi học theo hộ khẩu thường trú sẽ không có tình trạng nâng lên và hạ xuống tỷ lệ huy động giả tạo của các địa phương. Hoặc có thể điều tra mẫu rồi suy rộng ra sẽ cho kết quả chính xác hơn là dựa vào báo cáo của từng phòng GD&ĐT vì cách tính trong các báo cáo thường thống kê hết tất cả số học sinh theo học mà không loại ra các học sinh nơi khác chuyển đến.

Thêm nữa là cách xác định dân số theo từng độ tuổi, trên phạm vi cả nước, 10 năm mới có 1 lần điều tra dân số, trong những năm khác việc xác định dân số là từ công thức tính dự báo dân số cho nên sai số có thể lớn khiến cho tỷ lệ huy động tính toán dễ bị sai lệch (thường được nâng cao lên).Từ đó khiến cho việc xác định chỉ số (b) kém tin cậy.

Vậy để tính tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học, THCS, THPT ta làm như sau:

Bước 1:Tính tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học (x)

+Tính giá trị nhập học thực cấp tiểu học:

Giá trị nhập học thực cấp tiểu học = Số người trong độ tuổi 6-10 tuổi đang học tiểu học/ tổng số người trong độ tuổi từ 6-10 tuổi

+Tính tỷ lệ nhập học cấp tiểu học

Tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học = (Giá trị thực nhập học cấp tiểu học – Giá trị tối thiểu tỷ lệ nhập học các cấp GD) / (Giá trị tối đa tỷ lệ nhập học các cấp GD – Giá trị tối thiểu tỷ lệ nhập học các cấp GD)

Cho biết: Giá trị tối thiểu tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục = 0% Giá trị tối đa tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục = 100%

Tỷ lệ nhập học cấp tiểu học = (𝐆𝐢á𝐭𝐫ị𝐭𝐡ự𝐜𝐧𝐡ậ𝐩𝐡ọ𝐜𝐜ấ𝐩𝐭𝐢ể𝐮𝐡ọ𝐜 – 𝟎)

(𝟏𝟎𝟎 – 𝟎)

Bước 2: Tính tỷ lệ nhập học cấp trung học cơ sở (y)

+Tính giá trị thực nhập học cấp THCS

Giá trị thực nhập học cấp THCS = Số người trong độ tuổi từ 11-14 tuổi đang học THCS/ tổng số người trong độ tuổi 11-14 tuổi

+Tính tỷ lệ nhập học cấp THCS

Tỷ lệ nhập học cấp THCS = (Giá trị thực nhập học cấp THCS – Giá trị tối thiểu tỷ lệ nhập học các cấp GD) / (Giá trị tối đa tỷ lệ nhập học các cấp GD – Giá trị tối thiểu tỷ lệ nhập học các cấp GD)

Tỷ lệ nhập học cấp THCS = (𝐆𝐢á𝐭𝐫ị𝐭𝐡ự𝐜𝐧𝐡ậ𝐩(𝟏𝟎𝟎 – 𝐡ọ𝐜𝟎) 𝐜ấ𝐩𝐓𝐇𝐂𝐒 – 𝟎)

35

+Tính giá trị thực nhập học cấp THPT

Giá trị thực nhập học cấp THPT = Số người trong độ tuổi từ 15-17 tuổi đang học THCS / tổng số người trong độ tuổi 15-17 tuổi

+Tính tỷ lệ nhập học cấp THPT

Tỷ lệ nhập học cấp THPT = (Giá trị thực nhập học cấp THPT – Giá trị tối thiểu tỷ lệ nhập học các cấp GD) / (Giá trị tối đa tỷ lệ nhập học các cấp GD – Giá trị tối thiểu tỷ lệ nhập học các cấp GD)

Tỷ lệ nhập học cấp THPT = (𝐆𝐢á𝐭𝐫ị𝐭𝐡ự𝐜𝐧𝐡ậ𝐩𝐡ọ𝐜𝐜ấ𝐩𝐓𝐇𝐏𝐓 – 𝟎)

(𝟏𝟎𝟎 – 𝟎)

Bước 4: Tính tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục (b)

Tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục (b) = (x+y+z)/3

Bước 5: Chỉ số giáo dục được tính như sau

Chỉ số giáo dục = 𝟐𝒂+𝒃𝟑

Trong đó: a là tỷ lệ người lớn biết chữ

b là tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục

Tỷ lệ người lớn biết chữ được tính nhân hệ số 2 cho thấy nó giữ vai trò quyết định giá trị của chỉ số giáo dục. Chỉ số giáo dục lớn nhất là bằng 1 và nhỏ nhất là bằng 0, chỉ số giáo dục càng gần giá trị 1 chứng tỏ địa phương đó phát triển tốt giáo dục và ngược lại.

Tỉ lệ đi học tổng hợp các cấp: trong thực tế ở Việt Nam, do những khó khăn trong vấn đề điều tra trong phạm vi từng địa phương nên tỷ lệ nhập học của các cấp chỉ tính tỷ lệ % đi học của 3 cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong dân cư từ 6 đến 17 tuổi, không tính tỷ lệ học đại học. Do cách tính này nên tỷ lệ nhập học của các cấp ở Việt Nam được tính khá cao [21, tr.21-25].

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 34 - 37)