7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần
3.2.2. Phương hướng phát triển
3.2.2.1. Phương hướng phát triển dân số đến năm 2020
-Duy trì tỷ lệ gia tăng tự nhiên <1% theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần IX. Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3+ từ 0,4→0,6%/năm, phấn đấu hàng năm mỗi huyện, TP có thêm một xã, phường, thị trấn không có người sinh con thứ 3+, duy trì TFR ≤2 để đảm bảo mức sinh thay thế, giảm tỷ suất sinh thô bình quân từ 0,2→0,3‰/năm. Kiên trì thực hiện mục tiêu quy mô gia đình nhỏ để nuôi dạy
con tốt.
-Nâng cao sức khoẻ, giảm bệnh tật và tử vong trẻ em. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 12%, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi từ 0,5→1,0‰/năm. Nâng cao sức khoẻ bà mẹ với khoảng 70% thai phụ được thực hiện chẩn đoán trước sinh và 70% trẻ sinh ra được thực hiện kỹ thuật sàng lọc sơ sinh. Giảm mạnh tốc độ chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh thấp nhất và không vượt 110/100 nữ, tập trung cụ thể vào từng huyện, xã có sự mất cân bằng giới tính khi sinh cao.
-Nâng cao kiến thức và thực hành về KHHGĐ, tăng khả năng tiếp cận tốt với các dịch vụ sinh sản và các biện pháp tránh thai hiện đại lên 70% so với biện pháp tránh thai truyền thống. Giảm tỷ lệ phá thai, cơ bản loại trừ phá thai không an toàn (giảm 20% số người chưa thành niên có thai ngoài ý muốn).
- Tận dụng những ưu điểm và khắc phục hạn chế của thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nâng cao tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo > 50%, giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của tỉnh <5%, giải quyết việc làm cho hơn 30.000 lao động của tỉnh hàng năm.
- Cải thiện sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên và thanh niên (nâng tỷ lệ nam nữ kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân lên 95%) và nhóm dân số đặc thù (di cư, khuyết tật, nhiễm HIV, vùng thảm hoạ, thiên tai), khống chế số người hiễm HIV/AIDS <0,3%, tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận với dịch vụ y tế lên 20%.
- Thúc đẩy phân bố dân cư phù hợp định hướng phát triển KTXH, thu hút dân cư vào các vùng kinh tế mới, xây dựng các vùng dân cư vượt lũ.
127
3.2.2.1. Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục đến 2020
a. Phát triển mạng lưới trường lớp
-Giáo dục phổ thông:
Hoàn thiện mạng lưới các trường công lập hiện có, tiếp tục xây dựng mới hệ thống trường học đảm bảo tương thích với sự gia tăng quy mô học sinh ở một số cấp học như mầm non, THCS và THPT. Ưu tiên thành lập trường mới ở các khu - cụm công nghiệp và khu đô thị mới vì có mật độ dân cư cao. Khuyến khích thành lập mới các trường mầm non, mẫu giáo, trung học phổ thông dân lập, tư thục ở thị xã, thị trấn và những nơi có điều kiện. Nghiên cứu sáp nhập các điểm lẻ để thành lập các trường tiểu học, trung học cơ sở theo cụm ấp, cụm xã ở những nơi có điều kiện và có ít học sinh, phù hợp với điều kiện địa lý và đặc điểm dân cư.
Với điều kiện địa lý và KTXH hiện nay, trong giai đoạn 2012 - 2020, mạng lưới trường học của tỉnh cần được mở rộng như sau:
Bảng 3.4. Phát triển mạng lưới trường học ở mầm non và phổ thông
Đơn vị: Trường
Cấp học 2012-2013 2015-2016 2020-2021
Công lập Ngoài CL Công lập Ngoài CL Công lập Ngoài CL
Mầm non 176 11 193 20 205 38
Tiểu học 250 1 262 1 267 1
THCS 132 0 151 0 175 0
THPT 41 5 43 5 46 5
Nguồn: Chiến lược phát triển giáo dục tỉnh Long An đến năm 2020
-Giáo dục khác:
Mở rộng và kiện toàn hệ thống mạng lưới các trung tâm GD thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ dạy văn hóa, dạy nghề và hướng nghiệp kỹ thuật tổng hợp cho học sinh và người lao động; thành lập thêm các trung tâm ngoại ngữ - tin học, trung tâm dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp và các lớp dạy nghề trong các cơ sở giáo dục khác.
- Khuyến khích các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài tỉnh thành lập thêm các trung tâm dạy nghề, các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học tư thục hoạt động trên cơ sở nguồn vốn xã hội hóa, đáp ứng chính xác và kịp thời nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế tại địa phương nói riêng
128
(với mô hình trường trong doanh nghiệp) và nhu cầu lao động cho phát triển các ngành kinh tế xã hội của tỉnh Long An và các vùng lân cận nói chung.
Mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học của tỉnh Long An đến năm 2020 được cụ thể hóa theo lộ trình sau:
- Giai đoạn từ 2012-2015: Long An thành lập mới 02 trường TCN; thành lập 6 trung tâm dạy nghề ở 6 huyện Tân Thạnh, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Trụ, Thủ Thừa, Tân Hưng; 01 trường TCCN ở thành phố Tân An; Chuyển trường CĐSP Long An thành Cao đẳng đa ngành Long An.
- Giai đoạn 2016-2020: dự kiến thành lập trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp Mười trên cơ sở nâng cấp từ Trường trung cấp nghề Đồng Tháp Mười; thành lập trung cấp nghề Vĩnh Hưng; thành lập trường đại học công lập trọng điểm, đa ngành của tỉnh Long An (trên cơ sở nâng cấp trường cao đẳng đa ngành Long An).
b. Phát triển quy mô học sinh
-Giáo dục phổ thông
Tiểu học:Tiếp tục củng cố vững chắc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Nâng tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày lên 70% (năm 2015) và 90% (năm 2020). Phấn đấu đạt tỷ lệ huy động trẻ khuyết tật ra lớp là 70% vào năm 2020.
Trung học cơ sở:Tiếp tục củng cố vững chắc phổ cập giáo dục THCS. Phấn đấu huy động trên 99% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học lớp 6. Khuyến khích dạy học 2 buổi/ngày ở những nơi có điều kiện với mục tiêu nâng tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày lên 50% vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2015, 100% học sinh THCS được học tin học.
Trung học phổ thông: Đến năm 2020 phấn đấu huy động 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10; đảm bảo 85% trở lên thanh niên trong độ tuổi đạt học vấn THPT hoặc tương đương. Duy trì tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT hàng năm trên 90%. Phấn đấu nâng số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học lên 40→50% vào năm 2015 và 65→70% vào năm 2020.
Tiếp tục củng cố và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả GDPT. Tăng tỷ lệ nhập học, giảm tỷ lệ lưu ban và kiềm chế mức thấp nhất tình trạng bỏ học, tiến tơi giảm số năm học bình quân/HS và tăng hệ số hiệu quả trong của GD.
-Giáo dục thường xuyên
Phát triển giáo dục thường xuyên với mục tiêu tăng cơ hội học tập và học tập suốt đời cho người dân, tiến tới hình thành xã hội học tập. Phấn đấu đạt tỷ lệ người biết chữ
129
trong độ tuổi từ 15 trở lên là 95% vào năm 2015 và 98% vào năm 2020, trong đó tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% trở lên vào
năm 2020.
Tiếp tục củng cố bền vững kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS. Các chương trình xóa mù chữ, sau xoá mù, bổ túc văn hoá trên tiểu học, các chương trình đáp ứng nhu cầu người học, các chương trình bồi dưỡng thường xuyên được xây dựng lại, cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng thiết thực để tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần. Phấn đấu trong giai đoạn 2012-2020, trung bình hàng năm thu hút khoảng 1.200 – 1.500 học viên tham gia vào các chương trình bổ túc văn hóa và phổ cập THCS; 1.500 – 2.000 học viên tham gia vào các chương trình bổ túc văn hóa và phổ cập THPT; Các trung tâm và cơ sở ngoại ngữ - tin học đào tạo, bồi dưỡng bình quân 10.000 – 12.000 lượt học viên mỗi năm. Các trung tâm học tập cộng đồng tổ chức các lớp học chuyên đề cho khoảng 120.000 – 140.000 lượt người tham gia/năm.
Tăng cường đầu từ CSVC, thiết bị dạy học và phát triển đội ngũ cán bộ, GV cho các cơ sở GD thường xuyên. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giáo dục thường xuyên để đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện giáo dục từ xa, nâng cao chất lượng của các chương trình GD thường xuyên.
Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
Điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp – đại học và cơ cấu ngành nghề - trình độ đào tạo phù hợp và đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển KTXH của địa phương và có thể cung cấp lao động cho các vùng lân cận. Đến năm 2015, cơ cấu lao động theo ngành nghề tương ứng với khu vực I – II – III sẽ là 30% - 39% - 31%; đến năm 2020 sẽ là 28% - 38% - 34%. Đối với cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo, phấn đấu nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học lên 60% vào năm 2015 và trên 70% vào năm 2020 (trong đó lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 30→35%; lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp và được đào tạo nghề chiếm 35→40%).
c. Nâng cao chất lượng dạy và học:
Nâng tỷ lệ trường học đạt chuẩn, dành quỹ đất cho xây dựng mới và nâng cấp trường đạt chuẩn với mục tiêu đến năm 2015, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh đạt trên 50% và đến năm 2020 đạt trên 70%, xoá bỏ các lớp học tạm, bán kiến cố và học 3ca/ngày. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để triển khai dạy 2 buổi/ngày, chất lượng dạy và học gắn
130
liền thực tiễn và tăng kỹ năng thực hành, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ ở phổ thông để 1 học sinh tốt nghiệp THPT có thể sử dụng thành thạo 1 ngoại ngữ và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công việc, phấn đấu đến năm 2020 có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp và nâng trình độ giáo viên trên chuẩn là 17%.
d. Đảm bảo các điều kiện phát triển giáo dục
-Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Đào tạo, bồi dưỡng và có kế hoạch tuyển dụng cán bộ quản lí giáo dục các cấp theo hướng đáp ứng đủ sự gia tăng quy mô GD, đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả.
Với xu hướng phát triển của giáo dục như hiện nay, nhu cầu về cán bộ quản lí và viên chức khác ở các cấp giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2020 đạt trung bình/trường cấp tiểu học từ 5,1 lên 7,6 người; cấp THCS từ 6,7 lên 8,2 người; THPT từ 8,9 lên 9,6 người.
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV phổ thông để đảm bảo đủ GV cho thực hiện các mục tiêu duy trì và củng cố kết quả phổ cập tiểu học, THCS và mục tiêu giáo dục toàn diện. Đến 2015 đảm bảo tất cả GV phổ thông các cấp đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, 100% GV tiểu học, 80% GV THCS và 17% GV THPT đạt trình độ đào tạo trên chuẩn.
Đội ngũ GV và giảng viên đến năm 2015 đạt 100% GV và giảng viên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học đều đạt chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp. Đến năm 2020, có 40% GV trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% GV trung cấp chuyên nghiệp và giảng viên cao đẳng, đại học sử dụng thành thạo máy vi tính và khai thác thông tin trên mạng Internet; 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ; 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sỹ.
-Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng
Xây mới phòng học ở các trường để đáp ứng sự tăng quy mô hoc sinh, dạy 2 buổi/ngày, thay thế phòng học tạm, phòng xuống cấp với mục tiêu đến 2015, đảm bảo tỷ lệ phòng học/lớp là 1/1 ở các cấp học mầm non, tiểu học, THCS và 0,8 phòng/lớp ở THPT. Phấn đấu đến 2020, 100% phòng học được xây dựng kiên cố, xóa bỏ hoàn toàn phòng học tạm, bán kiên cố và học 3 ca.
Xây dựng đồng bộ thư viện, phòng chức năng như: phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng học bộ môn, phòng nghệ thuật, phòng y tế, phòng đoàn đội, phòng nghe nhìn, phòng đồ dùng dạy học; đầu tư trang thiết bị cho nhà trường đúng quy cách, trang bị máy
131
tính có kết nối Internet để phục vụ cho công tác quản lí và khai thác thông tin của thầy và trò, trang bị máy chiếu đa năng.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy cho các Trung tâm GD thường xuyên và Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị giảng dạy cho các cơ sở GD nhà nước và GD đại học. Ưu tiên dành quỹ đất cho xây dựng các trường mới và nâng cấp trường cũ. Từng bước hiện đại hoá và đầu tư chiều sâu cho các trường trọng điểm.
-Tài chính và đầu tư kinh phí
Để thực hiện được những mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2012-2020 về quy mô, mạng lưới và chất lượng giáo dục đào tạo theo phương án trên, kinh phí ước tính cần thiết là 3.640 tỷ đồng năm 2015; 5.141 tỷ đồng năm 2020 trong đó chi cho đầu tư phát triển 2015 chiếm 25,5% còn 21,4% năm 2020. Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất 71,9% năm 2025 và tăng 75,7% năm 2020, còn lại là chi cho chương trình mục tiêu và khoản khác.
Như vậy, để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu phát triển GD&ĐT, Long An cần duy trì tốc độ tăng kinh phí cho GD&ĐT bình quân hàng năm vào khoảng 9% trong giai đoạn 2012-2020.
-Xã hội hoá giáo dục
Phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn dân, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tranh thủ vốn viện trợ, vốn vay và mở rộng quan hệ quốc tế trong việc xây dựng cơ sở GD, đào tạo nguồn nhân lực.
-Quỹ đất cho giáo dục
Căn cứ chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, áp dụng theo định mức dưới đây cho tất cả các trường mầm non và phổ thông: 20m2/HS. Tổng diện tích đất cho phát triển GD năm 2008 là 614,6 ha, đến năm 2010 là 764,5 ha [5, tr.54]. Từ 2011-2015 cần bổ sung thêm 122,7 ha, từ 2016-2020 nhu cầu cần thêm 144,7 ha.
Theo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2012-2020 tổng cộng cần bổ sung thêm đến 842,9 ha, trong đó đất do xã hội hoá chiếm 51,5% do tính thêm phần quỹ đất rất lớn cho xây dựng cơ sở của các loại hình GD khác nhất là ĐH-CĐ-TCCN sẽ chiếm 54,5% (Xem Phụ lục 3)