Đánh giá thành tựu, hạn chế, cơ hội và thách thức trong phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 103 - 109)

7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần

2.3.4. Đánh giá thành tựu, hạn chế, cơ hội và thách thức trong phát triển giáo dục

2.3.4.1. Tổng kết những thành tựu đạt được trong phát triển giáo dục

Trong giai đoạn 1999-2012 sự thành công trong lĩnh vực KTXH của tỉnh đã tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển GD&ĐT, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển KTXH của tỉnh cũng như đóng góp vào sự phát triển KTXH của cả nước.

Có thể khái quát sự phát triển GD&ĐT của Long An như sau:

Mạng lưới trường lớp được được qui hoạch, phát triển từng bước, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân.

Các Trung tâm học tập cộng đồng ngày càng phát triển, đến nay có 190/190 xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng, thường xuyên mở các lớp chuyên đề về

102

tìm hiểu pháp luật, khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư với 140.000 người tham dự/năm và mở lớp dạy nghề ngắn hạn cho học viên có nhu cầu.

Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học-Chống mù chữ. Tiếp tục duy trì kết quả xóa mù chữ, số người không biết chữ trong độ tuổi 15-35 là 8.685 người, so với dân số trong độ tuổi chiếm tỉ lệ 1,75%. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở với; phổ cập GD trung học đang tiếp tục triển khai, đến nay có 06 xã, phường, thị trấn thuộc TP. Tân An và huyện Cần Đước được công nhận đạt chuẩn phổ cập GD trung học.

Công tác thanh tra, kiểm tra trong GD&ĐT được thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu của ngành. Các cơ quan, đơn vị, trường học tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí và dạy học. Việc sử dụng hệ thống thư điện tử trong công tác thông tin, báo cáo ngày càng phổ biến. Các phần mềm kế toán, quản trị nhân sự, quản lí học sinh, quản lí điểm… được triển khai và hoạt động có hiệu quả. 100% trường được kết nối Internet giúp phục vụ cho công tác quản lí. Ngày càng có nhiều GV thực hiện soạn giáo án điện tử để dạy học và sử dụng các phần mềm để dạy học.

Chất lượng giáo dục ở các cấp học và các loại hình giáo dục tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng bền vững. Khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng sâu, vùng xa và vùng thuận lợi ngày càng được rút ngắn

Đội ngũ cán bộ, GV đã và đang được chuẩn hóa nghiệp vụ, đến nay tỉ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn tương đối cao: mầm non: 99,4%; Tiểu học: 99,5%; THCS: 99,7%; THPT: 98,8%. Toàn ngành có 52 thạc sĩ, 3 tiến sĩ. Số lượng GV tiểu học và THCS cơ bản đáp ứng nhu cầu. GV, cán bộ quản lí được tham gia bồi dưỡng năng lực quản lí, năng lực dạy học, phương pháp dạy học mới bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực.

Công tác xã hội hoá giáo dục đã có bước phát triển mới, đã có một số trường tư thục được thành lập, cùng với hệ thống các trường công lập góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng cao.

Công tác xây dựng CSVC, kiên cố hoá trường, lớp học được ngành quan tâm, cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học ngày càng được tăng cường đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học, nhất là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa.

2.3.4.2. Đánh giá những hạn chế trong phát triển GD và nguyên nhân

- Mạng lưới trường học trong những năm gần đây có phát triển tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập ngày càng cao của người dân, đặc biệt ở các khu công

103

nghiệp mới, vùng sâu, vùng xa còn thiếu trường, lớp cho trẻ em, nhất là ở cấp mầm non và tiểu học. Việc phân bố trường học chưa đồng đều ở các phường, xã, thị trấn, còn 2 xã, phường chưa có trường tiểu học (xã Long Thành - Thủ Thừa và Phường 7 TP.Tân An). Đến nay vẫn còn 25 xã/phường không có trường mầm non độc lập mà phải chung với trường tiểu học. Do điều kiện địa hình phức tạp, ở các huyện thuộc Đồng Tháp Mười chỉ có 1-2 trường mầm non ở thị trấn, các xã còn lại phải học chung với trường tiểu học. Cũng ở các huyện này 1 trường tiểu học thường có vài điểm trường, gây khó khăn trong công tác quản lí (huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng) trung bình có từ 4-5 điểm/trường.

- Chất lượng giáo dục phổ thông trong một vài năm gần đây đã có sự tiến bộ nhưng vẫn còn thấp, tỉ lệ học sinh đạt học lực giỏi, khá ở các cấp còn khiêm tốn. Tỉ lệ nhập học thô tuy tăng nhưng vẫn còn thấp. Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở các cấp học tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao. Hiệu quả giáo dục, tỉ lệ huy động trẻ, cơ sở vật chất còn chênh lệch giữa các địa bàn huyện và thành phố.

- Giáo dục chuyên nghiệp còn thiếu những ngành nghề mà địa phương cần. Các trường thuộc hệ thống giáo dục chuyên nghiệp thực hiện chưa thực tốt công tác đào tạo gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và chưa thực hiện hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp để đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Nhìn chung, nguồn nhân lực của tỉnh chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng tốt những năng lực của người lao động trong thời kì CNH-HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu phát triển KTXH của địa phương.

- Đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học chưa đạt mục tiêu mong muốn. Dù việc bồi dưỡng GV thực hiện thường xuyên nhưng vẫn còn có một bộ phận GV chưa thay đổi được tư duy dạy học cũ và trên thực tế việc áp dụng những kĩ thuật dạy học tiên tiến, hiện đại chưa phải là nhiều.

- Phổ cập giáo dục trung học còn có khó khăn và đòi hỏi kinh phí lớn. - Giáo dục phổ thông ngoài công lập nhỏ bé và xu hướng phát triển chậm.

- Đội ngũ GV còn thiếu về số lượng và chưa thực sự đảm bảo về chất lượng. GV thừa thiếu cục bộ ở giữa các vùng và chưa cân đối giữa các bộ môn, nếu dạy học 2 buổi ngày thì số GV còn thiếu hơn nhiều.

- Công tác quản lí giáo dục vẫn còn những yếu kém trong bối cảnh hiện nay. Năng lực điều hành và tổ chức hoạt động, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán

104

bộ quản lí và GV chưa mang tính chuyên nghiệp. Phân cấp quản lí chưa triệt để nên gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả quản lí.

- Cơ sở vật chất trường học vẫn còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, trong đó còn có những trường, lớp, trang thiết bị … chưa đạt chuẩn; qui mô mặt bằng trường lớp vẫn còn nhiều nơi còn chật hẹp phần lớn chưa đủ tiêu chuẩn cho hiện tại và phát triển lâu dài. Nếu dạy 2 buổi/ ngày thì nhu cầu cần thêm rất nhiều phòng học.

*Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là:

Về khách quan

- Các khu công nghiệp mới phát triển nhanh nên việc xây dựng trường mới chưa theo kịp tốc độ phát triển.

- Địa hình tự nhiên của Long An chủ yếu là đất nông nghiệp, vùng đất trũng, bị chia cắt bởi nhiều sông, rạch, đi lại không thuận tiện nên có khó khăn trong việc phát triển mạng lưới trường học, duy trì số lượng học sinh… Việc huy động các em trong độ tuổi phổ cập THPT ra lớp cũng gặp nhiều trở ngại nhất là ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười, vùng sâu, vùng xa.

- Môi trường xã hội chung còn có những tiêu cực có ảnh hưởng không tốt đến công tác giáo dục, dạy học trong các nhà trường.

- Chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, GV còn có những bất cập; đời sống của đại bộ phận GV còn có khó khăn.

- Đời sống kinh tế của một bộ phận không nhỏ nhân dân còn khó khăn.

- Kinh phí chi tiêu cho giáo dục của tỉnh tuy đã tăng hơn trước nhưng vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của qui mô giáo dục. Các nguồn lực huy động từ xã hội cũng chưa nhiều do đó nguồn kinh phí cho các hoạt động GD chưa được đáp ứng một cách đầy đủ.

- Trang thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin trong các loại hình trường còn chưa thiếu cho công tác quản lí và nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy.

Về chủ quan

- Các nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục còn chưa đáp ứng theo nhu cầu phát triển, đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho chi thường xuyên chỉ chủ yếu chi cho con người, phần chi khác cho chương trình mục tiêu chỉ còn lại ít nên không thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho giảng dạy-học tập.

- Kinh phí mua sắm thiết bị và phương tiện giảng dạy, học tập chưa đáp ứng để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả dạy học.

105

- Vẫn còn một bộ phận GV và cán bộ quản lý GD còn thiếu kiến thức chuyên môn và chưa đủ năng lực để đổi mới phương pháp dạy học.

- Sự gắn kết giữa hệ thống giáo dục chuyên nghiệp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có khó khăn do các doanh nghiệp chưa nhìn thấy lợi ích của việc hợp tác đào tạo với các cơ sở giáo dục.

- Chính sách cho GV và cán bộ quản lý GD chưa theo kịp với sự thay đổi của đòi hỏi của cuộc sống nên có ảnh hưởng tiêu cực đến sự năng động và tâm huyết nghề nghiệp của đội ngũ GV và cán bộ quản lý GD.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí các hoạt động ở các cơ sở giáo dục đã được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao.

- Tư duy quản lí mới chưa được thực hiện triệt để, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu tính chuyên nghiệp.

2.3.4.3 Phân tích các cơ hội đối với phát triển GD & ÐT của tỉnh

- Được sự quan tâm sâu sắc và có hiệu quả của Đảng bộ, UBND và các ban ngành cũng như các tầng lớp nhân dân với sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh.

- Long An thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm gần đây tỉnh đã và đang đầu tư để phát triển nhiều khu công nghiệp, dịch vụ, do đó kéo theo sự phát triển KTXH, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển GD.

- Với vị trí ngay cạnh TP.HCM (nơi KTXH phát triển năng động nhất đất nước) Long An có cơ hội liên kết với TP.HCM để trở thành trung tâm giáo dục phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

- Trong những năm gần đây Long An đã đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp phát triển KTXH, tình hình an ninh và trật tự xã hội ổn định; mức sống của nhân dân ngày càng cao, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về giáo dục ngày càng đúng đắn do đó họ sẵn sàng và có điều kiện đầu tư vào việc học của con em nhiều hơn. Các cơ quan doanh nghiệp, cộng đồng, nhân dân nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và sẵn sàng hỗ trợ cho giáo dục phát triển.

- Nước ta gia nhập WTO và hội nhập kinh tế thế giới, đó là điều kiện để Long An có những cơ hội tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới qua đó có thể học hỏi những kinh nghiệm tốt cho phát triển GD&ĐT của tỉnh.

106

- Nghị quyết của Đảng về “đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT” và những chính sách, chủ trương mới trong những năm gần đây như: đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá GD, tăng cường kiểm định chất lượng GD, xã hội hóa GD, xây dựng xã hội học tập, ứng dụng công nghệ thông tin, phân cấp quản lí GD, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, đổi mới tài chính GD, phát triển các dịch vụ giáo dục ... sẽ vừa là điều kiện vừa là yêu cầu để GD&ĐT Long An phát triển.

2.3.4.4 Sự phát triển GD&ĐT của tỉnh đối mặt với nhiều thách thức

- Thách thức trong việc đào tạo những con người Việt Nam có chất lượng tầm quốc tế nhưng giữ được bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Thách thức lâu dài về chất lượng giáo dục. Phải nâng cao chất lượng giáo dục trong điều kiện cơ sở vật chất, tài chính còn chưa đầy đủ theo nhu cầu, đội ngũ GV và cán bộ quản lý GD còn có những hạn chế về năng lực GD và dạy học.

- Thách thức về phát triển mạng lưới trường học rộng khắp và phủ đều đến tất cả các địa bàn, đặc biệt là khu công nghiệp, vùng ngập nước, vùng xa, vùng biên giới trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn hạn hẹp. Bên cạnh đó sự phát triển KTXH của tỉnh theo hướng công nghiệp, một mặt đòi hỏi GD&ĐT phải đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, mặt khác cũng yêu cầu mạng lưới và qui mô giáo dục ở các khu công nghiệp phải phát triển theo kịp sự phát triển dân cư ở những vùng này với đặc điểm về qui mô dân số không ổn định và có nhiều yếu tố xã hội phức tạp.

- Thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực để phát triển KTXH theo hướng CNH-HĐH với mục tiêu đến 2020 trở thành tỉnh công nghiệp trong khi hệ thống giáo dục nghề, cao đẳng, đại học phát triển chưa toàn diện, chưa đủ khả năng để có thể đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho các ngành, nghề cần thiết.

- Sự biến động và thay đổi về dân số trong đó có trẻ em trong độ tuổi đi học, việc di dân do xuất hiện các khu công nghiệp và tốc độ đô thị hóa là những yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển GD&ĐT của tỉnh, những biến động đó khá bất thường, khó kiểm soát.

- Các hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường, môi trường xã hội còn nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đến đội ngũ nhà giáo và CBQL GD, ảnh hưởng đến môi trường rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh.

107

- Thách thức về công bằng trong giáo dục (công bằng về điều kiện và cơ hội học tập cho tất cả con em các tầng lớp nhân dân, trẻ em gái, trẻ em ở các khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới).

2.4. Mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh Long An

Một phần của tài liệu phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh long an (Trang 103 - 109)