7. Cấu trúc của luận văn: Gồm 3 phần
2.3.2. Các loại hình giáo dục khác
2.3.2.1. Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề
-Giáo dục thường xuyên
Đến nay hệ thống GDTX đã được kiện toàn, đáp ứng đủ nhu cầu học tập nâng cao trình độ của nhân dân. Toàn tỉnh có 14 trung tâm cấp huyện (huyện Đức Hoà 2 trung tâm) và 04 cơ sở có dạy chương trình GDTX (gồm TT GDTX tỉnh Long An, TT GDTX TP.Tân An, TT KTTH-HN tỉnh Long An, Trường TDTT Long An). Đến 2011-2012, tổng số học viên đang học các lớp bổ túc THCS và phổ cập THCS: 1202 học viên; tổng số học viên đang học các lớp bổ túc THPT và phổ cập THPT 3972. Số người học các lớp xóa mù chữ và sau xóa mù là 254.
Trung tâm GDTX tỉnh cơ bản đã xây dựng hoàn thiện, đưa vào sử dụng năm 2010, hiện có hơn 3600 học viên theo học các chương trình Đại học, Cao đẳng, TCCN các hệ vừa làm vừa học, từ xa, học bổ túc văn hóa, học ngoại ngữ, tin học.
Tất cả các xã, phường thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm này tổ chức các lớp chuyên đề về phổ biến kiến thức pháp luật, khoa học kĩ thuật, nông, lâm, ngư... cần thiết cho đông đảo nhân dân, trung bình có 140.000 lượt người tham gia học tập các lớp chuyên đề/năm. Ngoài ra các trung tâm này còn tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn cho những người có nhu cầu.
98
- Dạy nghề
Số lượng cơ sở dạy nghề tăng nhanh, năm 2000 có 7 cơ sở (trong đó có 1 trường dạy nghề, 5 cơ sở công lập có tham gia dạy nghề và 1 lớp dạy nghề tư thục) đến nay đã là 36 cơ sở (tăng 5,14 lần). Vào cuối năm 2012, tỉnh có 3 trường cao đẳng nghề; 5 trường trung cấp nghề; 06 trung tâm dạy nghề; 22 cơ sở khác bao gồm 16 cơ sở công lập và 6 doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường công lập 22/36 trường chiếm 61,1%; ngoài công lập 38,9%.
Các cơ sở dạy nghề phân bổ không đồng đều, tập trung chủ yếu ở những nơi có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kinh tế phát triển (TP.Tân An có 15 cơ sở dạy nghề, chiếm 41,67%). Trong khi đó 6 huyện vùng Đồng Tháp Mười mỗi huyện chỉ có 01 cơ sở dạy nghề.
Trong giai đoạn 2001-2010 các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho 134.567 lao động, trong đó: cao đẳng nghề 4.984 lao động, trung cấp nghề (dài hạn): 15.050 lao động, sơ cấp nghề (ngắn hạn): 112.553 lao động.
Năm 2011 có 02 trường ngoài công lập được thành lập: Trường trung cấp nghề Savina ở Thị trấn Bến Lức, huyện Bến lức và Trường trung cấp nghề Quốc tế Nam Sài Gòn ở xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh.
Nhìn chung các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo được một số lượng lớn lao động có tay nghề, góp phần vào quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; ngoài những nghề đào tạo truyền thống, các đơn vị còn tập trung đầu tư để mở thêm những nghề mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thông qua đó giúp người lao động có điều kiện tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau đào tạo. Hiện nay, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo trên 50 nghề với các cấp trình độ: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, thuộc cả 3 khu vực: Nông, lâm, thuỷ sản; Công nghiệp, Xây dựng; Thương mại, Dịch vụ.
Hình thức đào tạo ngày càng đa dạng. Bên cạnh việc đào tạo chính quy tại cơ sở dạy nghề, việc đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề, đào tạo lưu động tại doanh nghiệp, đồng ruộng, chuồng trại chăn nuôi… được các cơ sở dạy nghề tổ chức rộng rãi, bước đầu đáp ứng được nhu cầu học nghề của thanh niên và của nông dân, từng bước gắn với tạo việc làm, chuyển đổi nghề, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng và nhu cầu của thị trường lao động, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm,
99
giảm nghèo [Qui hoạch phát triển nhân lực tỉnh Long An đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020].
- Trung cấp chuyên nghiệp
Hiện nay Tỉnh có 2 trường trung cấp công lập đó là:
Trường trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Long An đào tạo trình độ trung cấp một số ngành: kế toán, tin học, điện công nghiệp, điện tử, sửa chữa ô tô… đang đào tạo 356 HS, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập và bổ sung nhân lực địa phương. Tuy nhiên, các ngành như: lái xe, cơ khí, gia công vật liệu có nhu cầu học tập cao nhưng điều kiện cơ sở vật chất thiếu và quy mô được phép đào tạo có hạn nên cũng làm hạn chế phát triển.
Trường Trung cấp y tế Long An hiện nay có số lượng là 1.096 học sinh, đào tạo các ngành: điều dưỡng, y sĩ đa khoa, dược sĩ, hộ sinh. Trường Chính trị đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp và các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lí nhà nước cho cán bộ công chức của các cơ quan của tỉnh.
Ngoài ra Trường Trung cấp Việt Nhật thành là trường ngoài công lập (đào tạo ngành CNTT, kế toán, xây dựng dân dụng và công nghiệp, ngân hàng).
2.3.2.2. Giáo dục cao đẳng, đại học
Trường Cao đẳng Sư phạm Long An (công lập) chủ yếu đào tạo đội ngũ GV ngành sư phạm đáp ứng nhu cầu về số lượng GV THCS và GV tiểu học, GV mầm non cho các trường phổ thông và các trường mầm non, qui mô tuyển sinh hàng năm khoảng 700 sinh viên/năm. Qui mô đào tạo năm 2011-2012 là 1711 sinh viên. Ngoài ra trường còn đào tạo thêm hai ngành công nghệ thông tin và ngoại ngữ với qui mô tuyển sinh khoảng 120 sinh viên/năm.
Hiện nay Long An có 2 trường đại học đều là đại học tư. Trường Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An được thành lập vào năm 2007, qui mô tuyển sinh hàng năm trên 2.000 sinh viên, ngành nghề đào tạo tập trung chủ yếu vào các ngành: Kinh tế, Luật, Ngoại ngữ nên chưa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển của tỉnh Long An trong thời gian tới. Trường Đại học Tân Tạo được thành lập năm 2010, trường đào tạo 4 ngành: Kĩ thuật và Khoa học máy tính; Kinh tế và quản trị kinh doanh; Nhân văn và ngôn ngữ học; Y.
Ở đại học, số HS tuyển mới hệ chính qui từ năm 2007-2008 đến 2010-2011 ngày càng giảm; năm học 2011-2012 có tăng thêm. Trong 5 năm gần đây qui mô ngày càng tăng. Hệ không chính qui, từ năm học 2007-2008 đến 2009-2010 không có tuyển mới, năm 2010- 2011 tuyển mới 200 sinh viên; năm 2011-2012 chỉ tuyển mới 99 sinh viên.
100
Ở cao đẳng, trong 5 năm trở lại đây số lượng tuyển mới và qui mô ở hệ chính qui ngày càng tăng; tuy nhiên số tuyển mới khu vực không chính qui thì giảm hẳn, trong 2 năm gần đây nhất không hề có tuyển mới.
Trung cấp chuyên nghiệp, hệ chính qui số lượng tuyển mới và qui mô ngày càng tăng; hệ không chính qui số lượng ít và không ổn định [Phụ lục 2].
2.3.3. Tác động của nhân tố kinh tế xã hội đến sự phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Long An